Cứ Trung Quốc bị trừng phạt là Việt Nam “dính nguy cơ”

© AP Photo / Alan DiazCông nhân với tấm ván ép
Công nhân với tấm ván ép - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.08.2022
Đăng ký
Mỹ sẽ thẳng tay đánh thuế gỗ dán Việt nếu nhập nguyên liệu nhập từ Trung Quốc. Theo các chuyên gia, cứ mỗi khi Trung Quốc bị áp thuế với đồ gỗ thì Việt Nam lại đứng trước nguy cơ bị Hoa Kỳ điều tra, kiện phòng vệ thương mại.
Nếu Mỹ phát hiện gỗ dán Việt Nam dùng nguyên liệu nhập từ Trung Quốc, Bộ Thương mại Hoa Kỳ sẽ ngay lập tức áp thuế chống bán phá giá (CBPG) và chống trợ cấp (CTC) như áp đặt với gỗ dán nhập khẩu từ Trung Quốc.
Bộ Công Thương Việt Nam đã có thông tin liên quan việc gỗ dán Việt Nam bị Hoa Kỳ nghi ngờ nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc.

Mỹ kết luận gì về gỗ dán Việt Nam?

Chiều 9/8, thông tin từ Văn phòng Bộ Công Thương cho biết, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố kết luận sơ bộ vụ việc điều tra lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với gỗ dán sử dụng nguyên liệu gỗ cứng nhập khẩu từ Việt Nam.
Được biết, Bộ Thương mại Mỹ đã công bố kết luận sơ bộ điều tra gỗ dán của Việt Nam từ 25 tháng 7.
Theo kết luận sơ bộ của phía Mỹ, DOC nghi ngờ gỗ dán Việt Nam nhập nguyên liệu từ Trung Quốc.
Theo đó, gỗ dán sử dụng nguyên liệu gỗ cứng là sản phẩm được làm từ các lớp gỗ ván bóc gắn với nhau bằng keo, sau đó được phủ 1 hoặc 2 lớp ván gỗ cứng ở bề mặt.
Hoa Kỳ đang áp dụng thuế chống bán phá giá (CBPG) và thuế chống trợ cấp (CTC) với sản phẩm này của Trung Quốc với mức thuế CBPG là 183,36% và thuế CTC từ 22,98% đến 194,90%.
Sơ đồ các thành phần trong chip điện thoại thông minh được công nhân xử lý tại nhà máy Oppo ở Đông Quan, Trung Quốc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.07.2022
Mỹ đang phá hủy thị trường chip toàn cầu với sự trợ giúp của các lệnh trừng phạt nhằm vào Trung Quốc
Tuy nhiên theo thống kê của Hải quan Mỹ, kim ngạch xuất khẩu gỗ dán sử dụng nguyên liệu gỗ cứng của Việt Nam sang Hoa Kỳ liên tục tăng từ 112,3 triệu USD năm 2018 lên gấp đôi – mức 226,4 triệu USD năm 2019, tiếp tục tăng lên 248,5 triệu USD năm 2020 và 356,7 triệu USD năm 2021.
Đồng thời, so với năm trước khi khởi xướng điều tra (năm 2019), kim ngạch xuất khẩu gỗ dán sử dụng nguyên liệu gỗ cứng của Việt Nam sang Hoa Kỳ năm 2021 đã tăng 57,6%.
Vậy nên, kết luận sơ bộ của Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho rằng gỗ dán từ Việt Nam nếu có lõi sử dụng nguyên liệu là ván bóc nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ bị áp dụng thuế CBPG và CTC như đang áp dụng với gỗ dán nhập khẩu từ Trung Quốc.
“Gỗ dán từ Việt Nam nếu có lõi sử dụng nguyên liệu là ván bóc sản xuất tại Việt Nam hoặc tại các nước khác không bị áp dụng thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp”, DOC nhấn mạnh.

Gia hạn thời gian điều tra

Văn phòng Bộ Công Thương cho biết, căn cứ kết luận sơ bộ này, Bộ Thương mại Hoa Kỳ sẽ đề nghị Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Hoa Kỳ (CBP) tiếp tục dừng thanh khoản.
Phía Mỹ cũng yêu cầu nhà nhập khẩu nộp tiền đặt cọc bằng mức thuế chống lẩn tránh tạm tính đối với các lô hàng nhập khẩu từ Việt Nam vào Hoa Kỳ kể từ ngày 17/6/2020 (ngày thông báo khởi xướng điều tra) đối với các trường hợp là đối tượng bị áp dụng biện pháp.
Đồng thời, Bộ Thương mại Hoa Kỳ cũng cho phép các nhà xuất khẩu Việt Nam cũng như các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ tham gia cơ chế tự xác nhận để được loại trừ khỏi biện pháp lẩn tránh.
Theo Bộ Công Thương, cơ chế tự xác nhận này sẽ không áp dụng đối với các doanh nghiệp mà Bộ Thương mại Hoa Kỳ đánh giá là không cung cấp thông tin hoặc hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ, chính xác theo yêu cầu của Bộ Thương mại Hoa Kỳ trong quá trình điều tra.
Ngoài ra, theo tính toán, số lượng các doanh nghiệp được tham gia tự chứng nhận chiếm khoảng 80% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn điều tra.
Đặc biệt, cc bên liên quan có quyền nộp bình luận bằng văn bản đối với kết luận sơ bộ của DOC (thời hạn sẽ được thông báo sau) và văn bản đề nghị tổ chức phiên điều trần đối với các nội dung bình luận phải được nộp lên DOC trong vòng 30 ngày kể từ ngày thông báo kết luận sơ bộ.
Bộ Thương mại Mỹ cũng dự kiến tiến hành thẩm tra để xác minh thông tin trước khi ban hành kết luận cuối cùng.
Cũng theo thông báo mới nhất của DOC, Bộ Thương mại Hoa Kỳ gia hạn thời gian ban hành kết luận cuối cùng trong vụ việc này đến ngày 17/10/2022.

Vì sao gỗ Việt đối mặt với các biện pháp phòng vệ thương mại?

Phát biểu tại cuộc tọa đàm “Ngành gỗ sẵn sàng trước xu thế bảo hộ” do báo Công Thương tổ chức chiều 4/8, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam Ngô Sỹ Hoài nhận định, ngành gỗ đang đối diện ngày càng nhiều hơn với những vụ việc liên quan đến biện pháp phòng vệ thương mại mà các đối tác thương mại lớn của Việt Nam thường áp dụng cả về tần suất xuất hiện cũng gia tăng cao và những thiệt hại mà doanh nghiệp Việt Nam phải chịu thiệt hại ngày càng lớn hơn.
Theo ông Hoài, điều này xuất phát từ 2 nguyên nhân chính. Đầu tiên là những năm gần đây, Việt Nam có mức tăng trưởng bứt phá, đã trở thành nước xuất khẩu gỗ đứng thứ 5 thế giới, riêng đồ mộc tức là nhóm như bàn, ghế, giường, tủ là nhóm có giá trị gia tăng cao thứ 2 thế giới sau Trung Quốc. Do đó, ngành gỗ phải đối diện nhiều hơn các biện pháp phòng vệ thương mại.
Tiếp đó, theo ông Hoài, cùng với xu hướng tự do hóa thương mại cùng với rất nhiều Hiệp định thương mại rự do (FTA) mà Việt Nam đã ký, động thái này khiến các nước đều tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại, đôi khi còn là chủ nghĩa bảo hộ thương mại.
Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, trước đây, Việt Nam cũng đã phải đối diện một số vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp.
Cụ thể Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ đã kiện và áp thuế mặt hàng gỗ dán và gỗ dán cứng của Việt Nam. Sau đó, Hàn Quốc kiện và áp thuế gỗ dán xuất khẩu sang Hàn Quốc với mức thuế trên dưới 10%. Năm ngoái, Canada cũng điều tra và áp thuế mặt hàng salon đệm mút của Việt Nam xuất khẩu và áp mức thuế khá nặng, trên dưới 10%.
Vài năm gần đây, Việt Nam lại đối diện thêm nhiều rủi ro về phòng vệ thương mại. Chẳng hạn như, ngoài áp thuế chống bán phá giá thuế trợ cấp, ngành gỗ phải đối diện với các biện pháp tự vệ như điều tra 301 của Chính phủ Mỹ về khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp của Việt Nam. Hay mới đây, Mỹ cũng tiến hành điều tra sản phẩm bàn trang điểm mà Việt Nam xuất khẩu nhiều sang thị trường Hoa Kỳ.
Người đàn ông theo dõi giá cổ phiếu tại một công ty môi giới ở Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.07.2022
Các biện pháp trừng phạt của Mỹ góp phần thúc đẩy Trung Quốc phát triển sản xuất của riêng mình

Trung Quốc bị trừng phạt là Việt Nam “dính nguy cơ”

Chia sẻ một quan điểm rất đáng chú ý tại cuộc tọa đàm, liên quan đến thị trường Hoa Kỳ, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho hay, mỗi khi Trung Quốc bị áp thuế với đồ gỗ thì Việt Nam lại đứng trước nguy cơ bị Mỹ kiện (kiện quét, kiện chống lẩn tránh và kiện phạm vi sản phẩm).
Bà Trang dẫn chứng, tháng 1/2018, Mỹ áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp với gỗ dán Trung Quốc, đến tháng 6/2020, Mỹ điều tra phạm vi sản phẩm và chống lẩn tránh với gỗ dán Việt Nam. Đến tháng 4/2020, Mỹ áp thuế chống bán phá giá đối với tủ gỗ Trung Quốc và đến tháng 5/2022, Mỹ điều tra phạm vi sản phẩm. Ngay sau đó, tháng 6/2022, Mỹ điều tra chống lẩn tránh với tủ gỗ Việt Nam.
“Điều này cho thấy, ở thị trường Mỹ, nguy cơ phòng vệ thương mại luôn hiện hữu. Đối với những mặt hàng xuất khẩu Việt Nam có kim ngạch càng cao, năng lực tốt thì càng khiến cho ngành sản xuất nội địa của Mỹ thấy có nguy cơ”, bà Trang lưu ý.
Do vậy, theo các chuyên gia, ngành gỗ Việt Nam luôn đứng trước những thách thức khi ngành sản xuất gỗ của Mỹ thực hiện kiện phòng vệ thương mại.
Trước đó, theo báo cáo của Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ, Cơ quan Hải quan và Biên giới Mỹ đang điều tra một công ty bị cáo buộc trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp mà Hoa Kỳ đang áp dụng với sản phẩm của Trung Quốc thông qua việc chuyển tải sản phẩm này qua Việt Nam.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала