Nguyên nhân gây ra 3/4 số ca tử vong tại Việt Nam

© AFP 2023 / Nhac NguyenNgười đàn ông tập thể dục trong công viên công cộng ở Hà Nội
Người đàn ông tập thể dục trong công viên công cộng ở Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.08.2022
Đăng ký
Có đến gần 3/4 số ca tử vong hàng năm ở Việt Nam có nguyên nhân là do các bệnh không lây nhiễm. Những nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh này là do lối sống không khoa học, chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý và ít vận động.

Gánh nặng do các bệnh không lây nhiễm

Sáng 11/8, tại trụ sở Bộ Y tế đã diễn ra cuộc họp báo phát động cuộc thi "Tôi khỏe đẹp hơn".
Cuộc thi do báo Sức Khỏe Và Đời Sống tổ chức, do Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn làm trưởng ban chỉ đạo.

“Theo thống kê, hằng năm tỉ lệ tử vong do các bệnh không lây nhiễm chiếm tới 74% số ca tử vong ở Việt Nam. 3 nguyên nhân chính dẫn đến gia tăng các bệnh này là do lối sống không khoa học, chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý và ít vận động”, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn thông tin tại cuộc họp.

Trầm cảm - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.07.2022
Trầm cảm: nguyên nhân gây ra 40.000 cái chết mỗi năm tại Việt Nam
Dẫn số liệu thống kê của Viện Dinh dưỡng quốc gia, ông Thuấn cho biết, tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có 12,5 triệu người bị tăng huyết áp; 3,5 triệu người bị đái tháo đường; 2 triệu người mắc bệnh tim; gần 165.000 ca mắc ung thư mới…
Tỷ lệ tử vong do các bệnh không lây nhiễm chiếm tới 74% số ca tử vong ở Việt Nam mỗi năm.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 3 nguyên nhân chính làm gia tăng các bệnh không lây nhiễm bao gồm lối sống không khoa học, chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý và ít hoạt động thể lực.
Vừa qua, ngày 5/1/2022, Chính phủ đã quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045.
Chiến lược đặt mục tiêu thực hiện dinh dưỡng hợp lý để cải thiện tình trạng dinh dưỡng theo từng đối tượng, địa phương, vùng, miền, dân tộc, góp phần giảm thiểu gánh nặng bệnh tật, nâng cao tầm vóc, thể lực và trí tuệ của người Việt Nam.
“Tôi mong rằng người dân sẽ cùng nhau thực hiện lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng phù hợp và tập thể dục thể thao góp phần hình thành thói quen, nâng cao thể chất, tinh thần”, Thứ trưởng Bộ Y tế chia sẻ.
Nguyên viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia Nguyễn Thị Lâm cho biết, tỉ lệ béo phì tại Việt Nam có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây.
"Nếu trước những năm 1990, hầu hết nguyên nhân tử vong là do các dịch bệnh truyền nhiễm thì hiện nay chủ yếu lại là do thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh", bà Lâm nói.
Nhiều người cho rằng họ không có thời gian tập thể dục do quá bận rộn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc vận động không nhất thiết phải là tập luyện bài bản, chơi thể thao, mà có thể tập luyện ngay chính trong cuộc sống hằng ngày, từ đi bộ cầu thang, dọn dẹp nhà cửa cho đến vận động đi lại trong phòng.
Dù vậy, nếu có điều kiện, tốt nhất vẫn nên dành thời gian 30 phút/ngày để tập luyện và duy trì thói quen này.

Số năm sống khoẻ ở Việt Nam trung bình chỉ khoảng 64

Việt Nam hiện nằm trong số 10 quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Tuổi thọ trung bình của người Việt ở mức cao, trên 73 tuổi, nhưng số năm sống khỏe mạnh của người cao tuổi Việt Nam chỉ đạt khoảng 64 tuổi.
Trong khi tuổi thọ bình quân của người Việt Nam tăng, số năm sống khỏe mạnh lại thấp so với nhiều nước. Số năm phụ nữ sống có bệnh tật trung bình vào khoảng 11 năm, còn nam giới là khoảng 8 năm.
Người cao tuổi thường chịu gánh nặng “bệnh tật kép” và thường mắc các bệnh mạn tính như mạch vành, tăng huyết áp, tiểu đường, thoái hóa khớp, ung thư... Họ còn có các hội chứng đặc trưng ở người già như suy giảm nhận thức, lú lẫn, trầm cảm, suy giảm trí nhớ...
Thuốc lá - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.05.2021
“Cam kết bỏ thuốc lá” – câu chuyện cũ, thử thách mới với giới trẻ Việt Nam
Bình quân mỗi người cao tuổi có 3 bệnh, có nguy cơ tàn phế do quá trình lão hóa, chi phí điều trị lớn.
Theo bác sĩ Mai Xuân Phương, Phó Vụ Trưởng Vụ Truyền thông Giáo dục, Tổng cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình, xu hướng đặc sắc của thế giới trong thế kỷ 21 là sự “bùng nổ” dân số cao tuổi, tức là tăng nhanh số người từ 60 tuổi trở lên. Đây cũng là xu hiện hiện thời tại Việt Nam.
Năm 2011, người cao tuổi chiếm 10% tổng số dân Việt Nam. Điều đó cho thấy quá trình già hóa dân số đã bắt đầu. Đến năm 2038, tỷ lệ này sẽ dự kiến đạt 20% và khi đó, Việt Nam sẽ được gọi là có dân số “già”.
Trong khi đó, để tăng gấp đôi tỷ lệ người cao tuổi như trên, ở Mỹ phải mất đến 69 năm, Úc mất 73 năm, Thụy Điển mất 85 năm, Pháp mất 115 năm.
“Điều này cho thấy, già hóa dân số ở Việt Nam diễn ra nhanh hơn nhiều và so với các nước phát triển và nước ta có rất ít thời gian để chuẩn bị cho một xã hội dân số già”, ông Phương nhấn mạnh.
Theo báo cáo về Tình hình thực hiện công tác dân số trong nước trong 6 tháng đầu năm 2022 của Tổng cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế, có đến gần 70% người cao tuổi Việt Nam có tình trạng sức khỏe yếu và rất yếu.

“Tình trạng này không chỉ làm suy yếu khả năng lao động, giảm thu nhập mà còn làm tăng chi tiêu y tế. Chi phí điều trị mỗi năm dành cho cho người cao tuổi thường cao gấp 8-10 lần người trẻ. Chăm sóc sức khỏe vừa là nhu cầu, vừa là thách thức lớn đối với người cao tuổi”, ông Phương cho biết.

Người cao tuổi gia tăng sẽ là gánh nặng phụ thuộc đối với người lao động. Hiện Việt Nam đang thiếu hụt bác sĩ lão khoa, điều dưỡng có kinh nghiệm, trong khi hệ thống viện dưỡng lão có hoặc không có chăm sóc y tế còn ít. Việc chăm sóc người già chủ yếu dựa vào người nhà và ngày càng ít đi.
Đại biểu Việt Nam tham gia Festival Thanh niên và Sinh viên thế giới lần thứ XIX tại Sochi. - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.10.2021
"Chưa giàu đã già”: "Dấu chấm hết" cho "dân số vàng” Việt Nam?
Để chăm sóc toàn diện cho người già và đáp ứng nhu cầu khi tỉ lệ người cao tuổi tăng lên, các bệnh viện đều cần thành lập khoa lão để tiếp nhận điều trị cho người cao tuổi.
Đồng thời, cần thành lập thêm hệ thống viện dưỡng lão có chăm sóc y tế, trung tâm chăm sóc ban ngày cung cấp dịch vụ cho người cao tuổi, xây dựng các khu nhà ở, chung cư có hệ thống chăm sóc, tiện ích dành riêng cho người già...
Các dịch vụ cho người già như dọn nhà, giặt giũ, đi chợ, trợ giúp bữa ăn, dịch vụ vui chơi giải trí cho người già... cũng là vấn đề cần giải quyết.
Theo các nhà khoa học, người già sẽ khỏe hơn nếu được sống ở giữa một cộng đồng với môi trường sống trong lành, lý tưởng. Khi có những người bạn đồng niên, người cao tuổi sẽ cảm thấy vui vẻ hơn rất nhiều, qua đó giúp nâng cao cả thể chất lẫn tinh thần.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала