Ở phương Tây công nhận chiến thắng của Nga về năng lượng

© Flickr / jerryclelfordSản xuất dầu
Sản xuất dầu - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.08.2022
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Sản lượng và giá dầu của Nga trên thị trường cho thấy Moskva đang chiến thắng trong cuộc đối đầu trên thị trường dầu mỏ, nhà báo chuyên mục Javier Blas của Bloomberg nhận xét.

Ba chỉ số thành công của Nga

Như tác giả lưu ý, điều đó có thể nhận thấy "dù xét theo bất cứ chỉ số nào". Chỉ số đầu tiên là tình hình sản lượng dầu của Nga. Tháng trước, con số này gần như đã quay trở lại mức đầu năm, đạt trung bình gần 10,8 triệu thùng/ngày, tức là chỉ thấp hơn một chút so với mức 11 triệu thùng trong tháng 1.
“Đây không phải là một sự đột biến: tháng Bảy là tháng thứ ba liên tiếp sản lượng dầu được phục hồi”, - nhà báo Blas chỉ rõ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.08.2022
Ở Đức nói về cái lợi mà phương Tây dành cho Putin
Chỉ số thứ hai là giá dầu của Nga. Ban đầu, Nga buộc phải bán dầu với mức chiết khấu cao, nhưng trong những tuần gần đây Moskva đã lấy lại cơ hội về giá nhờ tận dụng được tình hình khan hiếm nguồn cung trên thị trường.
"Ít nhất là bây giờ các lệnh trừng phạt về năng lượng không phát huy tác dụng", - nhà quan sát nhấn mạnh.
Theo ông, thước đo thành công thứ ba của Nga mang tính chính trị chứ không phải thị trường. Cụ thể, hồi mùa xuân các chính trị gia phương Tây lạc quan kỳ vọng rằng liên minh OPEC, dẫn đầu là Ả Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất sẽ từ bỏ liên minh với Nga, nhưng lại xảy ra điều ngược lại. Blas chỉ ra rằng ngay sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Riyadh, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cũng đã bay tới đó, và vài ngày sau OPEC+ thông báo chỉ tăng nhẹ sản lượng khai thác dầu.
Tàu chở dầu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.08.2022
Phương Tây lo sợ khủng hoảng do lệnh trừng phạt nhằm vào dầu mỏ của Nga

“Khi lệnh trừng phạt của châu Âu đối với dầu xuất khẩu của Nga có hiệu lực vào tháng 11, chính phủ các nước trong khu vực sẽ phải đối mặt với sự lựa chọn khó khăn do cuộc khủng hoảng năng lượng bắt đầu ảnh hưởng đến doanh nghiệp và người tiêu dùng”, - tác giả cảnh báo.

Sự kết hợp các yếu tố thời tiết lạnh giá, nhu cầu điện tăng vọt và lạm phát vào cuối năm nay có thể làm suy yếu sự ủng hộ của phương Tây đối với Ukraina, người phụ trách chuyên mục lưu ý.
"Về mặt công khai các chính phủ châu Âu vẫn kiên quyết từ bỏ nguồn năng lượng của Nga. Về mặt cá nhân, họ phải thừa nhận có thể phải đối mặt với những rắc rối mà lập trường này có nguy cơ gây ra cho nền kinh tế của họ", - tác giả kết luận.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала