‘Ăn sáng Hà Nội ăn trưa Sài Gòn’, Việt Nam cân nhắc dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

CC BY-SA 2.0 / Rod Waddington / Train Street, HanoiDu khách ở khu cafe du lịch trên đường tàu Hà Nội
Du khách ở khu cafe du lịch trên đường tàu Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.08.2022
Đăng ký
Việt Nam, trung tâm sản xuất mới của khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang nỗ tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông nhằm hỗ trợ nền kinh tế phát triển nhanh chóng thần kỳ này.
Giấc mơ “ăn sáng Hà Nội, ăn trưa Sài Gòn” của rất đông người Việt, nhất là nhiều thế hệ lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải quốc gia Đông Nam Á này đang dần trở thành sự thật và được hiện thực hóa nhờ vào siêu dự án đường sắt tốc độ cao đầu tiên của Việt Nam.
Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam cho biết, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam dự kiến sẽ được trình Bộ Chính trị xem xét, cho ý kiến, chủ trương đầu tư tới đây với mức vốn vào khoảng gần 59 tỷ USD như Sputnik đề cập trước đó.

Việt Nam nhắm đến siêu dự án đường sắt tốc độ cao hơn 58 tỷ đô

Trong bài viết trích dẫn thông báo của Chính phủ với nội dung đề cập đến việc Việt Nam đang xem xét cân nhắc tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam chạy dọc đất nước, Reuters cho rằng, Hà Nội đang đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng giao thông với hệ thống đường sắt tốc độ cao vốn được coi là “xương sống” của nền kinh tế.
“Việt Nam - trung tâm sản xuất trong khu vực hiện đang tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông để hỗ trợ nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng của mình”, Reuters lưu ý.
Đây là tuyến đường sắt tốc độ cao đầu tiên chạy dọc chiều dài đất nước của Việt Nam, những năm qua, “siêu dự án” này thường được các thế hệ lãnh đạo Bộ GTVT cũng như chuyên gia trong ngành kỳ vọng sẽ được hiện thực hóa càng sớm càng tốt để giấc mơ của phần đông người Việt về một đất nước có cơ sở hạ tầng giao thông phát triển hơn – hay chuyện “ăn sáng Hà Nội, ăn trưa Sài Gòn” sẽ sớm thành sự thật.
Như Sputnik cũng đưa tin trước đó rằng, trong nước, Bộ Giao thông Vận tải khẳng định sắp trình Bộ Chính trị xem xét dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam với tổng mức đầu tư lên đến khoảng 58,71 tỷ USD.

“Tháng tới đây (tức tháng 9/2022), Bộ Giao thông vận tải của quốc gia Đông Nam Á này sẽ trình đề xuất xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam dài 1.545 km (xấp xỉ 960 dặm) lên Bộ Chính trị - cơ quan quyền lực đóng vai trò quyết định những vấn đề về chủ trương, chính sách quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam”, Reuters nhấn mạnh.

Tại Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải vừa có báo cáo gửi Ban Chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, trong đó đề cập việc căn cứ Chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2022, dự kiến tháng 9 tới Bộ GTVT “sẽ trình Bộ Chính trị xem xét, có ý kiến về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam”.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đi qua 20 tỉnh, thành phố từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh.
Đường sắt đi qua trung tâm Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.08.2022
Việt Nam sẽ có hệ thống đường sắt tốc độ cao đi qua 20 tỉnh thành
Theo các nhà làm chính sách Việt Nam, tuyến đường sắt tốc độ cao này sẽ đi qua 20 tỉnh thành phố dọc chiều dài Tổ quốc từ thủ đô Hà Nội (ga Hà Nội) đến TP.HCM (ga Sài Gòn), gồm các địa phương: điểm đầu Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tp. Hồ Chí Minh. Điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Hà Nội) và điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP.HCM).
Ngoài ra, theo Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 10/2021, định hướng mục tiêu đến năm 2030 hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư, thu xếp nguồn lực để khởi công một số tuyến đường sắt mới, trong đó, ưu tiên tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Giai đoạn này triển khai đầu tư hai đoạn ưu tiên là Hà Nội - Vinh, Nha Trang – TP.HCM và giai đoạn đến 2050 sẽ hoàn thành toàn tuyến.

“Đã lấy ý kiến”

Cập nhật về tình hình triển khai dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam, Bộ Giao thông Vận tải cho biết từ năm 2005 đến nay, Bộ GTVT đã triển khai nhiều nghiên cứu về tuyến đường sắt tốc độ cao này.
Theo đó, năm 2009, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án (BCNCTKT) đã được Hội đồng thẩm định nhà nước thông qua, Bộ Chính trị tán thành về chủ trương đầu tư, tuy nhiên chưa được Quốc hội thông qua vào kỳ họp tháng 5/2010.
Bộ nhấn mạnh, thời gian qua, thực hiện Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã rà soát, cập nhật bổ sung hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án.
“Quá trình nghiên cứu, Bộ GTVT đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo lấy ý kiến của các cơ quan, các chuyên gia, nhà khoa học, đã thống nhất bằng văn bản với 20 địa phương có dự án đi qua”, báo cáo của Bộ GTVT khẳng định.
Bộ cũng đã tổ chức lấy ý kiến các bộ, ban, ngành liên quan. Chính phủ, Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường Quốc hội Khóa XIV, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã tổ chức nhiều cuộc họp, hội thảo liên quan.
Tuy nhiên, do dự án đang được Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bí thư Ban Cán sự đảng Chính phủ, Ban Cán sự đảng Bộ GTVT đã có văn bản số 113-CV/BCSĐ ngày 6/10/2021 gửi Văn phòng Trung ương Đảng đề nghị báo cáo Bộ Chính trị cho phép lùi thời hạn báo cáo về chủ trương đầu tư Dự án đến khi có kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định.
Đồng thời, tiếp thu tất cả các ý kiến, Bộ GTVT đã hoàn chỉnh Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 2/2019. Với quy mô Dự án thuộc tiêu chí dự án quan trọng quốc gia, ngày 11/7/2019, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 859/QĐ-TTg thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước để thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án.
Theo Chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2021 và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã xây dựng Đề án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và lấy ý kiến Ban Kinh tế Trung ương, các Ủy ban của Quốc hội.
Trên cơ sở các ý kiến góp ý, Bộ GTVT đã tiếp thu, hoàn thiện và trình Bí thư Ban Cán sự đảng Chính phủ - Thủ tướng Chính phủ tại Tờ trình số 09/TTr-BCSĐ ngày 20/9/2021.

Ưu tiên khởi công trước hai đoạn gần 25 tỷ USD

Nêu rõ trong báo cáo trình Ban Chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, Bộ GTVT cho hay, tổng mức đầu tư dự kiến toàn bộ dự án khoảng 58,71 tỷ USD.
“Trong đó, chi phí giải phóng mặt bằng 1,98 tỷ USD, chi phí xây dựng 31,58 tỷ USD, chi phí thiết bị 15 tỷ USD, chi phí quản lý dự án, tư vấn, khác 5,82 tỷ USD và chi phí dự phòng 4,07 tỷ USD”, Bộ GTVT báo cáo cụ thể.
Đồng thời, trong nghiên cứu của mình Bộ này cũng đã trình các cấp có thẩm quyền, dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam có quy mô đầu tư là đường đôi, khổ 1.435mm, điện khí hóa, chiều dài 1.545km, tốc độ khai thác tối đa khoảng 320km/h. Đặc biệt, đối với “siêu dự án” này, đoàn tàu sử dụng công nghệ động lực phân tán.
Bộ GTVT cũng cho biết, để bảo đảm hiệu quả đầu tư và phù hợp với khả năng cân đối nguồn lực, nhu cầu vận tải, nghiên cứu đề xuất phương án phân kỳ đầu tư theo 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1 sẽ đầu tư đoạn Hà Nội - Vinh và đoạn Nha Trang - Thành phố Hồ Chí Minh chiều dài 665km, tổng mức đầu tư dự kiến 24,72 tỷ USD. Trong đó, chuẩn bị đầu tư cho toàn tuyến giai đoạn 2020 - 2026, thi công giai đoạn 2027 - 2031 và đưa vào khai thác khoảng năm 2032. Trước mắt, sẽ ưu tiên khởi công trước.
Giai đoạn 2 đầu tư đoạn Vinh - Nha Trang để nối thông toàn tuyến, chiều dài 894km, tổng mức đầu tư dự kiến 33,99 tỷ USD. Trong đó, khoảng năm 2040 đưa vào khai thác đoạn Vinh - Đà Nẵng; khoảng năm 2045 - 2050 khai thác đoạn Đà Nẵng - Nha Trang.

Có thể phải thẩm định kéo dài

Về dự án đường sắt tốc độ cao này, theo phương án được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất Chính phủ, thì tổng vốn đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam khoảng 26 tỷ, USD, giảm hơn 32 tỉ USD so với phương án làm đường sắt cao tốc trên trục Bắc – Nam (như Bộ GTVT đề xuất).
Liên quan đến tiến độ công tác thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án, trước đó Bộ Kế hoạch và Đầu tư có công văn gửi Bộ GTVT nêu rõ, kết quả thẩm tra của Liên danh tư vấn thẩm tra quốc tế cho thấy Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi còn nhiều vấn đề cần được đánh giá, cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo tính khả thi.
Chuyến tàu hoài cổ Ruskeala Express ở Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.08.2022
Multimedia
Du lịch bằng tàu hỏa xuyên Việt và các tuyến đường sắt thế giới
Theo Bộ KH&ĐT, các vấn đề này bao gồm lựa chọn cấp tốc độ thiết kế và khai thác, hướng tuyến và kết nối với các mạng lưới giao thông trong và ngoài nước, tổng mức đầu tư và phương án huy động vốn.
“Đây là dự án có quy mô, tổng mức đầu tư rất lớn, công nghệ phức tạp, có ảnh hưởng rất lớn, lâu dài đến sư phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nên cần được đánh giá kỹ lưỡng các vấn đề liên quan”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá và cho hay, do đó, tiến độ thẩm định có thể kéo dài.
Trước đó, phát biểu về “giấc mơ đường sắt”, theo các chuyên gia, với điều kiện tự nhiên và điều kiện chính trị ở Việt Nam, thì phát triển đường sắt cao tốc là hết sức cần thiết, tuy nhiên, cần có sự đánh giá kỹ lưỡng, chắc chắn và sự chuẩn bị trước từ công tác đào tạo nguồn nhân lực, lựa chọn công nghệ, huy động vốn, kết nối mạng lưới giao thông, tổng mức đầu tư cho đến cả nguyên vật liệu, không để “từ cái lớn đến cái nhỏ đều phải phụ thuộc vào nước ngoài”.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала