Việt Nam sẽ để Thủ tướng phê duyệt toàn bộ nội dung hợp đồng dầu khí?

© Depositphotos.com / Vietbox Giàn khoan dầu khí Việt Nam.
Giàn khoan dầu khí Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.08.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng hợp đồng dầu khí rất quan trọng, ràng buộc trách nhiệm và nghĩa vụ, đồng thời có tính chất dài hạn hàng chục năm nhưng "một việc hai chủ thể chịu trách nhiệm" và đề nghị Thủ tướng là người phê duyệt toàn bộ hợp đồng dầu khí.
Sáng 16/8, thảo luận về Luật Dầu khí (sửa đổi) tại phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật dầu khí (sửa đổi), ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế, cho biết hiện còn nhiều ý kiến khác nhau về thẩm quyền phê duyệt hợp đồng dầu khí.
Tuy nhiên, việc giao Tập đoàn Dầu khí quốc gia (PVN) phê duyệt hợp đồng dầu khí không bảo đảm khách quan trong trường hợp PVN tham gia với tư cách nhà thầu độc lập ký kết hợp đồng dầu khí.
Vì thế, Uỷ ban Kinh tế đề nghị quy định Thủ tướng chỉ phê duyệt nội dung chính, tức khung hợp đồng. Sau đó, Bộ Công Thương phê duyệt nội dung hợp đồng dầu khí và trên cơ sở này PVN ký kết, quản lý hợp đồng.
Phái đoàn Zarubezhneft và Gazpromneft thăm nhà máy lọc dầu Dung Quất - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.07.2022
Dầu khí Việt – Nga: Zarubezhneft và Gazprom Neft tăng hợp tác với PVN, BSR
Đồng thời bỏ quy định về Chính phủ ban hành hợp đồng dầu khí mẫu để bảo đảm sự thống nhất về chính sách. Thường trực Ủy ban Kinh tế thống nhất với loại ý kiến này.
Ngược lại, cũng có quan điểm cho rằng cần quy định Thủ tướng phê duyệt toàn bộ nội dung hợp đồng dầu khí do đặc thù có liên quan tới khai thác tài nguyên quốc gia, quốc phòng an ninh…
Ngoài ra dự thảo luật đã được thiết kế theo tinh thần phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, Thủ tướng Chính phủ chỉ quyết định một số nội dung quan trọng như phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí, nội dung hợp đồng…
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng điều 24 dự luật sửa đổi chưa định lượng rõ, chỉ mang tính nguyên tắc thì sẽ rất khó rành mạch trách nhiệm. Ông bày tỏ băn khoăn với phương án Thủ tướng phê duyệt khung hợp đồng, còn các điều khoản chi tiết do Bộ trưởng Công Thương duyệt, bởi cách này sẽ lộ bất cập vì chưa rõ, chưa rành mạch thẩm quyền, trách nhiệm người phê duyệt.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội họp chuyên đề pháp luật tháng 8/2022  - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.08.2022
Ủy ban Thường vụ Quốc hội có 4 ngày để xem xét 11 dự án luật, pháp lệnh và nghị quyết
"Một việc chỉ nên giao một người. Giờ PVN trình lên Bộ Công thương và bộ lại trình Thủ tướng và xin ý kiến các nơi trước khi phê duyệt rồi lại xuống bộ duyệt nữa thì chưa rành mạch trách nhiệm giữa Thủ tướng với Bộ Công thương. Không biết cải cách hành chính có đúng không, kéo rê, kéo dài vấn đề này ra như thế nào”, ông Vương Đình Huệ nói và cho biết nên chăng Thủ tướng phê duyệt toàn bộ nội dung hợp đồng, còn phân cấp thì luật quy định nguyên tắc cơ bản để Bộ Công thương chịu trách nhiệm.
Sau khi nghe ý kiến đóng góp của Chủ tịch Quốc hội và các đại biểu, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị tiếp tục rà soát căn cứ pháp lý, thực tiễn, đánh giá đầy đủ, toàn diện tác động, tham khảo kinh nghiệm quốc tế và đánh giá kỹ ưu, nhược điểm của 2 loại ý kiến phân cấp phê duyệt hợp đồng dầu khí.
Đồng thời xin ý kiến hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách các đoàn đại biểu Quốc hội để lựa chọn phương án phù hợp.
“Cần lưu ý ý kiến của Chủ tịch Quốc hội về đảm bảo phân cấp cụ thể, minh bạch, làm rõ trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng, Bộ Công thương”, ông Hải nêu.
Dự luật Dầu khí (sửa đổi) đã được Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 4 (tháng 6/2022) và tiếp tục thảo luận tại kỳ họp thứ 4, vào tháng 10.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала