MCIS-2022: Tại sao Châu Á-Thái Bình Dương không còn là khu vực ổn định?

© Sputnik / Maksim Blinov / Chuyển đến kho ảnhHội nghị về An ninh Quốc tế tại Mátxcơva
Hội nghị về An ninh Quốc tế tại Mátxcơva  - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.08.2022
Đăng ký
Ngày 16 tháng 8 trong khuôn khổ Diễn đàn «Army-2022» đã tiến hành Hội nghị Matxcơva (lần chẵn, thứ 10) về An ninh Quốc tế (MCIS-2022).
Hội nghị như vậy được tổ chức dưới sự bảo trợ của Bộ Quốc phòng LB Nga kể từ năm 2012. Hội nghị Matxcơva về An ninh Quốc tế đã trở thành nền tảng uy tín để thảo luận những vấn đề bức thiết nhất của an ninh quốc tế.
Năm nay, hội nghị MCIS lần chẵn quy tụ hơn 700 khách mời: các Bộ trưởng Quốc phòng, Tổng tham mưu trưởng, đại diện các tổ chức quốc tế uy tín và các chuyên gia nổi tiếng. Bất chấp cơn cuồng loạn chống Nga do phương Tây tung ra và áp đặt với một bộ phận của thế giới, đại diện nhiều nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh đã tập hợp tại Matxcơva để trao đổi quan điểm về hàng loạt vấn đề cấp bách của an ninh quốc tế. Những vị không thể đến Nga để trực tiếp đăng đàn phát biểu tại MCIS-2022 thì tham gia hội nghị quan trọng này trong chế độ trực tuyến.
Hội nghị diễn ra trong điều kiện tình hình các khu vực trên thế giới ngày càng bùng phát trầm trọng, cột «nhiệt độ quân sự» nguy hiểm đang tăng cao rõ rệt.
Tổng thống Nga Vladimir Putin - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.08.2022
“Con đường hòa bình”: Tuyên bố của Tổng thống Putin và thông điệp đặc biệt từ Việt Nam

Đại bác lại gầm vang ở châu Âu

Đáng tiếc, đó là sự thật. Cuộc đối đầu chính trị, kinh tế, tinh thần và ý thức hệ giữa Nga và «tập thể phương Tây» vốn nổi lên từ giữa những năm 2000 bây giờ đã chuyển sang giai đoạn hoàn toàn «nóng». Và chuyện ở đây không chỉ nói về chiến dịch quân sự đặc biệt mà Lực lượng vũ trang Nga tiến hành ở Ukraina. NATO một lần nữa lại mở rộng nhờ kết nạp thêm Thụy Điển và Phần Lan, các nước trước đây là «trung lập» nhưng thực ra luôn là một phần của «thế giới phương Tây». Nga công bố về cuộc chiến kinh tế khắc nghiệt. Các nhà hoạt động quân sự-chính trị của các nước châu Âu thành viên của liên minh, đặc biệt là Anh, Ba Lan, Litva, Latvia, Estonia, đã công nhiên gọi Nga là kẻ thù và ráo riết hô hào củng cố «cơ bắp quân sự».

Đã không còn là khu vực ổn định

Xu thế không kém đáng báo động thể hiện ở Châu Á - Thái Bình Dương, nơi đã không thể được gọi là khu vực ổn định. Trong các bài phát biểu tại MCIS-2022 và thông điệp gửi những người tham gia hội nghị, các đại diện cao nhất của ban lãnh đạo quân sự Nga (bao gồm Tổng Tư lệnh tối cao của các lực lượng vũ trang, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu) nhiều lần lưu ý cử toạ về điều này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại Diễn đàn «Những ý tưởng mạnh mẽ dành cho thời đại mới» - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.08.2022
Tổng thống Nga: phương Tây tìm cách mở rộng hệ thống khối sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Bên cạnh những thách thức «cũ» vốn hiện hữu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương như tranh chấp lãnh thổ, vấn đề tôn giáo cực đoan, buôn bán ma túy và cướp biển, bây giờ đã cộng thêm những thách thức mới. Dựa vào các đồng minh truyền thống của Mỹ trong khu vực, Washington đang cố gắng tìm mọi cách giành lại vị trí «bá chủ đơn cực» đã mất ở đây.

Mục tiêu của Hoa Kỳ trong khu vực

Mục tiêu số 1: trấn áp kiềm chế Trung Quốc – là đối thủ kinh tế cơ bản và đối thủ chính trị-quân sự quan trọng thứ hai.
Mục tiêu số 2: Tạo thêm mối đe dọa nữa với Nga, bây giờ là từ hướng chiến lược phía đông.
Mục tiêu số 3: Làm sụp đổ hệ thống hợp tác khu vực hiện có dựa trên cơ sở ASEAN.
Dưới chiêu bài «quan hệ đối tác» và “sáng kiến”, trong khu vực đang tạo thành một khối quân sự mới chống Trung-Nga và thực hiện những nỗ lực dai dẳng để lôi kéo các thành viên mới vào khối, lợi dụng sự phức tạp trong quan hệ của họ với Bắc Kinh.
Căng thẳng xung quanh Đài Loan đang nóng lên, leo thang theo chủ ý. Bộc lộ rõ đường lối mở rộng phạm vi trách nhiệm của NATO cả ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Trong khuôn khổ «sáng kiến ​​AUKUS», nguy cơ công nghệ hạt nhân quân sự lan rộng khắp khu vực đã trở thành hiện thực, khi Australia bắt đầu phát triển hạm đội tàu ngầm hạt nhân của riêng nước mình. Cuối cùng, Washington tiếp tục can thiệp vào công việc nội bộ của các nước trong khu vực mà chế độ nắm quyền không «phù hợp» với các khuôn mẫu của «nền dân chủ kiểu Mỹ».
Không ngẫu nhiên mà tại phiên họp toàn thể của MCIS-2022 có một chủ đề dành riêng «Các khía cạnh khu vực của an ninh toàn cầu. Châu Á-Thái Bình Dương». Các đại biểu tướng lĩnh cấp cao nhất của Nga, của hàng loạt nước Đông Nam Á và Nam Phi đã tham dự cuộc họp trực tiếp hoặc trực tuyến.
Phát biểu điều hành cuộc họp, Thiếu tướng Evgeny Ilyin Phó Cục trưởng thứ nhất Cục Hợp tác Quân sự Quốc tế của Bộ Quốc phòng LB Nga đã lưu ý rằng trong mấy thập kỷ qua, một hệ thống tương tác độc đáo đã được hình thành trong khu vực, định hướng tháo gỡ những vấn đề phi xung đột.

«Cơ sở của hệ thống này là ASEAN. Cơ chế tư vấn của nó vẫn tiếp tục hoạt động cho đến tận hôm nay. Quả là những cơ hội tiềm năng của khu vực đang thu hút sự chú ý của phương Tây mà trước hết là Hoa Kỳ, nhìn thấy những khả năng để củng cố vị thế của họ tại đây. Nhưng, theo nhãn quan của tôi, trong trường hợp này phương Tây chỉ đạo bằng chính sách lâu đời «chia để trị» đã thử nghiệm ngay từ thời kỳ thuộc địa. Sử dụng cả những sáng chế đạt được ở châu Âu trong quá trình thành lập NATO, vốn đã chia cắt lục địa trong nhiều thập kỷ. Câu hỏi nảy sinh là: Chính sách như vậy có lợi gì đối với quan tâm của khu vực? Liệu có giải pháp thay thế nào chăng? Các nước trong khu vực sẽ làm gì để bảo vệ lợi ích của chính họ?», - ông Evgeny Ilyin lưu ý.

Lần đầu tiên thử nghiệm nguyên mẫu vũ khí siêu thanh đầy hứa hẹn (Advanced Hypersonic Weapon) tại thao trường ở Hoa Kỳ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.04.2022
AUKUS ngày càng đe dọa sự ổn định trong khu vực và trên thế giới
Trong bài phát biểu của mình, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Lào, Đại tướng Chansamone Chanyalath đã lưu ý đến cơ chế đối tác đối thoại.

«Cấu trúc an ninh ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương khá phức tạp, nhưng có thể là ví dụ điển hình về hợp tác khu vực và quốc tế trong sự nghiệp duy trì hòa bình và ổn định. Tôi muốn đặc biệt lưu ý đến các cơ chế đối thoại ADMM và ADMM +, cho phép các thành viên tham gia trao đổi thông tin và kinh nghiệm để hình thành phản ứng thích hợp đối với những mối đe dọa đang nổi lên cả từ bên ngoài và bên trong khu vực. Lấy ví dụ như tình hình ở Myanmar. Trong vấn đề này, Lào hoàn toàn ủng hộ Chủ tịch ASEAN hiện tại là Campuchia, và là đại diện đặc biệt của ASEAN về khủng hoảng chính trị nội bộ ở Myanmar. Ngoài ra, ASEAN đã thông qua Tuyên bố về tầm nhìn của mình đối với tình hình ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương và hoan nghênh quan điểm của các «đối tác đối thoại» đồng ý với vai trò trung tâm của tổ chức trong việc định hình cấu trúc an ninh khu vực», - Bộ trưởng Quốc phòng Lào kết luận.

Theo đánh giá của Đại tướng Chansamone Chanyalath, Nga là một trong những đối tác như vậy.

Ý kiến của Đại tướng Phan Văn Giang Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại MCIS-2022 qua liên lạc video. Phân tích tình hình khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Đại tướng Phan Văn Giang lưu ý rằng trong những năm gần đây, tình hình khu vực và thế giới có những biến động đột ngột, khó lường, ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc an ninh khu vực, tiềm ẩn hàng loạt nguy cơ và có đặc tính không chắc chắn.
Trong thông điệp video, Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá cao việc Nga có cách tiếp cận cẩn thận khi phát triển quan hệ với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Việc thông qua Chiến lược phát triển của LB Nga ở châu Á - Thái Bình Dương trong thế kỷ 21 là minh chứng về cố gắng của Nga hướng tới tăng cường quan hệ với các nước đối tác ở châu Á - Thái Bình Dương. Đây không phải là biện pháp tình thế, đối phó nhất thời, mà là quyết sách chiến lược lâu dài.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала