Hà Nội vẫn "chật vật" bảo tồn di tích lịch sử

© Depositphotos.com / Ivan KurmyshovVăn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.08.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Hà Nội vốn là địa phương có nhiều di sản quý với 21 trong tổng số 123 di tích, nhưng thực tế, việc đầu tư tu bổ, trùng tu vẫn còn rất nhiều vấn đề được đặt ra cho những người quản lý, bởi mỗi di tích lại có tính đặc thù riêng.
Theo ghi nhận của Vietnam Plus, đầu năm nay, dư luận đặc biệt quan tâm khi Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất) bị xuống cấp nặng, trong khi chưa thể triển khai vì vấn đề quy định trong đầu tư.
Theo Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Thạch Thất Nguyễn Trường Giang, việc đầu tư dự án quy hoạch, di dân tái định cư tạo không gian cho di tích và dự án tôn tạo, tu bổ di tích chùa Tây Phương là hết sức cấp bách và cần thiết.
Tuy vậy, do chùa Tây Phương là Di tích quốc gia đặc biệt, việc đầu tư tôn tạo, tu bổ phải tuân thủ đúng quy trình.
Hay mới đây, sai phạm trong tu bổ đình Chèm (quận Bắc Từ Liêm) cũng đặt ra vấn đề quản lý vấn đề đầu tư tu bổ di tích quốc gia đặc biệt.
Dù đã hoàn thiện hồ sơ tu bổ song trong quá trình thi công, đơn vị thực hiện đã để xảy ra ba sai phạm gồm chặt hạ cây đa ngoài cổng đình (trong dự án tu bổ không có nội dung này); một cổng phụ được xây bịt kín lại, chuyển cổng mới; tự ý gia cố móng lan can.
Cao nguyên Putorana - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.08.2022
Multimedia
Di sản thế giới được UNESCO công nhận qua con mắt của phóng viên Sputnik
Ngay sau đó, các cơ quan quản lý vào cuộc kiểm tra xử lý, song không thể phục hồi được nguyên trạng ban đầu.
Dự án tu bổ đình Chèm vốn được cấp phép và những sai phạm không lớn, song sự việc cho thấy những bất cập trong công tác quản lý di tích.
Đình Tây Đằng (huyện Ba Vì) cũng được thay hai cánh cổng cũ bằng cổng sơn mới, mang dáng vẻ hiện đại không phù hợp với cảnh quan, không gian di tích.
Di tích đền Gióng ở Phù Đổng (huyện Gia Lâm) cũng hai lần xảy ra sự cố, đó là Ban Quản lý di tích tự ý đưa vào khuôn viên di tích một con ngựa đồng nặng hàng tấn, một bộ quần áo giáp sắt; một số cấu kiện gỗ mộc bị đem ra sơn phết màu không phù hợp…
Có thể thấy, tình trạng vi phạm trong quản lý những Di tích quốc gia đặc biệt trên địa bàn Hà Nội không còn là chuyện hiếm.
Theo phân cấp quản lý, thành phố chỉ trực tiếp quản lý 12 di tích, các di tích còn lại phân cấp cho các quận, huyện. Vì vậy công tác quản lý phải thực hiện sát sao hơn trong trông nom, cũng như giám sát tu bổ.
Trước sự xuống cấp của một số Di tích quốc gia đặc biệt trên địa bàn thành phố, tâm lý lo ngại, mong mỏi được đầu tư tu bổ của những người quản lý di tích là điều dễ hiểu. Tuy vậy, do chưa nhận thức đúng những quy định trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích, nhất là Di tích quốc gia đặc biệt, một số nơi còn để xảy sai phạm.
Một mặt, việc đầu tư, tu bổ di tích quốc gia đặc biệt phải tuân thủ theo quy trình, phải có quy hoạch chung. Điều này khiến một số di tích chưa được tu bổ kịp thời khi xuống cấp.
Huế điều tra nguyên nhân vụ cháy ở tòa nhà di tích Quốc Tử Giám triều Nguyễn - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.08.2022
Huế điều tra nguyên nhân vụ cháy ở tòa nhà di tích Quốc Tử Giám triều Nguyễn
Trước những bất cập trong việc tu bổ Di tích quốc gia đặc biệt, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng cho rằng khi di tích đã xuống cấp nặng, buộc phải đầu tư ngay để đảm bảo các yếu tố gốc, không thể chờ xây dựng quy hoạch và ông là người chịu trách nhiệm về vấn đề này.
Quá trình tu bổ phải hoàn thiện những thủ tục cần thiết. Sở có trách nhiệm đề nghị với Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội nhấn mạnh, với nhóm dự án đã được phê duyệt đầu tư cần nghiêm túc triển khai và phải chú trọng vai trò giám sát quá trình thực hiện đầu tư tu bổ, tránh xảy ra sai phạm.
Sở sẽ thành lập Hội đồng tư vấn di sản để hỗ trợ các địa phương có các Di tích quốc gia đặc biệt và các di tích khác trong quá trình tu bổ.
Để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nói chung, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng yêu cầu Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp các sở, ngành liên quan và địa phương tham mưu tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc lập quy hoạch Di tích quốc gia đặc biệt và các di tích trọng điểm trên địa bàn thành phố; ban hành hướng dẫn về việc lập hồ sơ, dự án, thực hiện việc trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật đối với các di tích xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt; kết hợp tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động tu bổ, kịp thời ngăn chặn hiện tượng tu bổ trái phép.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала