Hai ông Putin và Tập Cận Bình sẽ thách thức phương Tây tại G20

© POOL / Chuyển đến kho ảnhChuyến thăm và làm việc của Tổng thống Liên bang Nga V.Putin tới Braxin tham gia hội nghị cấp cao BRICS
Chuyến thăm và làm việc của Tổng thống Liên bang Nga V.Putin tới Braxin tham gia hội nghị cấp cao BRICS - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.08.2022
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) – Trong trường hợp hai nhà lãnh đạo của Nga và Trung Quốc, Vladimir Putin và Tập Cận Bình, tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 ở Indonesia, họ có thể lợi dụng sự kiện này thể hiện bất tuân sự thống trị của phương Tây và khẳng định vai trò quốc tế của mình, South China Morning Post trích dẫn các nhà phân tích cho hay.
Trước đó, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã xác nhận rằng tổng thống Nga Putin, trong cuộc trò chuyện với ông, đã đích thân thông báo ý định tới dự hội nghị thượng đỉnh. Widodo cũng nói rằng ông Tập Cận Bình cũng sẽ đến dự cuộc gặp của các nhà lãnh đạo, mặc dù Bộ Ngoại giao Trung Quốc vẫn chưa xác nhận.
Tờ báo lưu ý rằng căng thẳng giữa một bên là Matxcơva và Bắc Kinh, một bên là phương Tây có khả năng phủ bầu không khí ảm đạm lên cuộc họp G20 và gây ra hậu quả cho các nước khác, bất kể họ giữ lập trường nào về các vấn đề như xung đột ở Ukraina hay căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Trung.
Nếu Tập Cận Bình đến Bali, đây sẽ là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông kể từ khi bắt đầu đại dịch. Suốt khoảng thời gian vừa rồi ông chỉ mới tới bên ngoài Trung Quốc đại lục, đó là chuyến công du tới Hồng Kông vào đầu tháng 7.

Brian Wong, người sáng lập tạp chí Oxford Political Review, cho biết: “Quyết định của Tập Cận Bình nhằm phản ánh vị thế mạnh mẽ và cởi mở trong việc đào sâu và đổi mới giao tiếp với thế giới nói chung ở cấp độ trước đại dịch”.

Đồng thời, theo nhà phân tích, quyết định tham dự hội nghị thượng đỉnh của nhà lãnh đạo Nga "thậm chí còn mang tính biểu tượng hơn - đó là nỗ lực từ nước Nga đang bị bao vây chứng minh rằng nước này vẫn đóng vai trò chủ chốt và tin cậy trật tự quốc tế".
Ngoại trưởng Anh Elizabeth Truss - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.08.2022
Ngoại trưởng Anh Liz Truss xác nhận ý định "mời trò chuyện" với ông Putin tại G20

Hình thức kháng chiến với phương Tây

Về phần mình, Mada Nur Rahmat Yuliantoro, một chuyên gia về quan hệ quốc tế từ Đại học Gadja của Indonesia, lưu ý rằng "sự hiện diện cá nhân của hai nhà lãnh đạo cũng có thể được coi là một hình thức thể hiện phản kháng trước sự thống trị của phương Tây trong hệ thống chính trị quốc tế."
"Tập Cận Bình sẽ tận dụng sự kiện này để nói thẳng quan điểm của Bắc Kinh về các vấn đề chính trị, kinh tế và an ninh khác nhau trong thế giới hiện đại", - nhà phân tích nói.
Pan Zhongying, chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Đại học Hải dương Trung Quốc, chỉ ra rằng các nước phương Tây yêu cầu Indonesia không mời Nga tham dự hội nghị thượng đỉnh G20, nhưng Jakarta không nhượng bộ trước sức ép, "vì vậy đây là cơ hội cho Nga."
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала