Ngoài Trung Quốc sẽ là Việt Nam?

© Ảnh : AHK VietnamAHK Việt Nam Trưởng đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức AHK Việt Nam Marco Walde
AHK Việt Nam Trưởng đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức AHK Việt Nam Marco Walde - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.08.2022
Đăng ký
Theo ông Marko Walde, Trưởng Đại diện Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam, Việt Nam chính là điểm đến phù hợp mà các doanh nghiệp quốc tế đang nỗ lực tìm kiếm.
Theo đó, điểm thuận lợi của Việt Nam nằm ở chỗ, Việt Nam là địa điểm đầu tư thứ hai bên ngoài Trung Quốc, nhưng vẫn ở châu Á mà các doanh nghiệp tập đoàn đa quốc gia nhắm đến, hay nói cách khác, ngoài Trung Quốc, Việt Nam là ứng cử viên tiềm năng để xây dựng cứ điểm sản xuất.

Việt Nam là điểm đầu tư thứ hai bên ngoài Trung Quốc

Ông Marko Walde, Trưởng Đại diện Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam (AHK Việt Nam), cho biết cá nhân ông lấy làm ấn tượng trước những tiến bộ vượt bậc và thành công của nền kinh tế Việt Nam trong những tháng vừa qua.
Ông Marko Walde cho rằng, không chỉ các tổ chức quốc tế ghi nhận những thành tựu này, mà cả các công ty quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam cũng dành sự đánh giá cao.
VinFast tại CES 2022 - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.07.2022
Vì sao công ty Việt Nam VinFast xây dựng nhà máy xe điện tại Mỹ?
Trong thời gian qua, tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam đã tăng liên tục, nhất là khi so sánh với các quốc gia khác trên toàn thế giới, tại châu Á, hay thậm chí là ở khu vực Đông Nam Á. Điều đó cho thấy, Việt Nam có triển vọng kinh tế khá lạc quan trong thời gian tới.
Ông Marko Walde nhận định, Việt Nam đã tận dụng tốt vị thế của mình là thành viên của Cộng đồng kinh tế ASEAN, cũng như những lợi thế mà các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mang lại.
Hiện tại, ASEAN đang có 10 quốc gia thành viên. Trong số đó, có 4 nước là thành viên của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Đặc biệt, chỉ có Singapore và Việt Nam là 2 nước đã ký kết Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu.
Dễ dàng nhận thấy sự chuyển dịch về xu hướng kinh tế nhắm tới các quốc gia Đông Nam Á, trong bối cảnh các công ty quốc tế của Nhật Bản, Hàn Quốc, và cả Đức, đang thực hiện chiến lược Trung Quốc+1.
“Theo đó, các doanh nghiệp quốc tế đang cố gắng tìm kiếm địa điểm đầu tư thứ hai bên ngoài Trung Quốc, nhưng vẫn ở nằm trong châu Á. Việt Nam đang ở một vị trí thực sự tốt để đảm nhận vai trò này”, - chuyên gia nhấn mạnh.

Triển vọng tốt đẹp của Việt Nam

Trong bối cảnh Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều thách thức do dịch bệnh Covid-19 gây ra hồi đầu năm nay, những thành quả này mang ý nghĩa rất to lớn.
Trưởng Đại diện AHK đánh giá, Chính phủ Việt Nam đã thành công trong việc đảm bảo sự cân bằng giữa việc bảo vệ sức khỏe người dân và duy trì tăng trưởng kinh tế.
Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính đã đưa ra được các chính sách tài khóa linh hoạt nhằm kiểm soát lạm phát, trong bối cảnh giá dầu tăng do các biến động toàn cầu.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM  - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.05.2022
Đất Xanh bác tin đồn về lãnh đạo, Việt Nam sẽ thanh tra các công ty chứng khoán
Tuy nhiên, vẫn còn đó những thách thức và rủi ro mà Việt Nam cần tập trung giải quyết, trong đó có việc gián đoạn chuỗi cung ứng, xung đột chính trị và chiến tranh thương mại.
Trong thời gian tới, Việt Nam nên theo dõi chặt chẽ và quan sát những diễn biến này, đồng thời tăng cường khả năng can thiệp nhanh khi cần thiết.
Trưởng Đại diện AHK tin tưởng, triển vọng kinh tế của Việt Nam trong những tháng còn lại của năm 2022, năm 2023 và thời gian tới sẽ rất lạc quan.

Việt Nam cần phát triển lực lượng lao động tay nghề cao

Theo ông Marko Walde chia sẻ với báo Chính phủ, phần lớn các công ty quốc tế và các doanh nghiệp Đức đang đòi hỏi nguồn năng lượng xanh và bền vững hơn để phục vụ sản xuất ở Việt Nam.
Do đó, AHK cho rằng, các công ty này nên làm việc với Chính phủ Việt Nam nhằm phát triển kế hoạch năng lượng xanh, các nguồn năng lượng xanh và các giải pháp năng lượng thay thế tại Việt Nam.
Theo ông Marko Walde, việc thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp trong nước rất quan trọng trong bối cảnh các nhà đầu tư quốc tế, đặc biệt là Đức, đang tìm kiếm các đối tác trong nước ở Việt Nam.
Công nhân tại nhà máy Yanfeng Adient ở Thượng Hải, Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.02.2022
‘Trái đắng’ cho công ty Nhật Bản ngược đãi thực tập sinh Việt Nam
Cụ thể, Trưởng Đại diện Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức cho biết, mặc dù các doanh nghiệp nước ngoài có thể nhập khẩu 100% nguyên liệu thô phục vụ cho sản xuất, nhưng hầu hết các công ty muốn hợp tác với các nhà cung cấp ngay tại các địa phương, đối tác nguồn cung ứng và các đối tác dịch vụ khác gần địa điểm đầu tư.
Do đó, ông Walde kiến nghị, Việt Nam cần phát triển những công ty đạt tiêu chuẩn quốc tế với những hiểu biết nhất định và quản lý chuyên nghiệp.
Việt Nam cũng cần mở đường cho các công ty này phát triển trở thành đối tác hợp tác tiềm năng đối với các nhà đầu tư quốc tế.
Cuối cùng, theo vị chuyên gia, mọi công ty đều cần một lực lượng lao động có tay nghề cao.
“Điều quan trọng là cần có một hệ thống đào tạo nghề phù hợp để phục vụ cho phát triển kinh tế tại Việt Nam”, - ông Walde khẳng định.

Hướng đến chuẩn quốc tế

Về phần mình, phía AHK Việt Nam đã triển khai chương trình Đào tạo nghề song hành theo tiêu chuẩn của Đức vào năm 2013. Chương trình này và các hoạt động thực hành hướng tới nhu cầu của các công ty Đức đang hoạt động tại Việt Nam.
Lúc đầu, chỉ có 25 người tham gia chương trình, đến năm 2021, đã có hơn 400 học viên theo học 9 ngành nghề.
“Đây là đóng góp của phía AHK Việt Nam đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung và lĩnh vực giáo dục-đào tạo nói riêng”, - theo ông Walde.
Trưởng Đại diện Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức cho hay, trong thời gian tới, các Doanh nghiệp Đức phải đáp ứng các tiêu chuẩn cao hơn từ phía các quốc gia ở Tây Âu và Bắc Mỹ, trong đó có ESG (quy định về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp) hay các quy định mới về chuỗi cung ứng bền vững.
CEO Bkav Nguyễn Tử Quảng - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.05.2022
Bkav lập công ty con, muốn trở thành “Foxconn của Việt Nam”
Do đó, các công ty Việt Nam cũng cần phải tuân theo những tiêu chuẩn quốc tế này.

“Phía AHK Việt Nam còn sẵn sàng cấp thông tin thích hợp cho các công ty nước ngoài cũng như doanh nghiệp Việt Nam về các tiêu chuẩn pháp lý này”, - ông Marko Walde bày tỏ.

Trưởng Đại diện Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức Marko Walde cũng nhấn mạnh tới sự cần thiết trong việc thiết lập một dịch vụ tư vấn cho cả các công ty Việt Nam và Đức nhằm tăng cường hợp tác trong thời gian tới.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала