Việc bà Nguyễn Phương Hằng bị gia hạn tạm giam: Luật pháp quy định thế nào?

© Ảnh : Ho Chi Minh City policeBà Nguyễn Phương Hằng
Bà Nguyễn Phương Hằng - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.08.2022
Đăng ký
Mới đây, bà Nguyễn Phương Hằng, Tổng giám đốc Công ty CP Đại Nam, đã bị Viện kiểm sát quyết định tiếp tục ra lệnh tạm giam thêm 19 ngày, sau khi hết thời gian 5 tháng tạm giam.
Liên quan đến vấn đề này, luật sư đã chia sẻ một số thông tin về căn cứ pháp lý đối với việc tiếp tục tạm giam bà Nguyễn Phương Hằng.

Vì sao bà chủ Đại Nam tiếp tục bị tạm giam?

Ngày 19/8, VKSND TP.HCM đã phê chuẩn lệnh tạm giam đối với bị can Nguyễn Phương Hằng với thời hạn tạm giam là 19 ngày.
Trước đó, hồi tháng 6/2022, do nhận thấy vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để điều tra, cũng như vì không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam nên cơ quan tố tụng đã tiếp tục tạm giam thêm 2 tháng đối với bị can Nguyễn Phương Hằng.
Liên quan đến vấn đề này, luật sư Ngô Huỳnh Phương Thảo (Công ty Luật TNHH Trương Anh Tú - TAT LAW FIRM) cho biết, theo Điểm b, Khoản 1 Điều 9 Bộ luật Hình sự, tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân là tội nghiêm trọng, có khung hình phạt cao nhất lên đến 7 năm tù.
Pháp luật hiện hành quy định, thời hạn tạm giam không được vượt quá 3 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng. Nếu như vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam, thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị VKS gia hạn tạm giam. Trong trường hợp này, có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 2 tháng.

"Đối với trường hợp bà Nguyễn Phương Hằng, sau khi nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, VKS có quyền quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế theo quy định của Bộ luật Hình sự", - luật sư cho biết.

Luật sư Thảo thông tin, thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn truy tố không được quá thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 240 của Bộ luật Hình sự.
Theo đó, thời hạn quy định là 20 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng; 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Thời hạn trên được tính từ ngày nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra. Sau đó, VKS phải ban hành một trong các quyết định như: truy tố bị can trước tòa án; trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án, đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với bị can.
Ngoài ra, nếu xét thấy cần thiết, viện trưởng VKS có thể gia hạn thời hạn quyết định việc truy tố, nhưng không quá 10 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 15 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Hacker Nhâm Hoàng Khang của Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.07.2022
“Cậu IT” Nhâm Hoàng Khang từng đứng sau hậu thuẫn bà Nguyễn Phương Hằng bị đề nghị truy tố

Đề nghị truy tố bà Nguyễn Phương Hằng

Trước đó, như Sputnik đã đưa tin, ngày 18/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang VKSND cùng cấp, đề nghị truy tố bà Nguyễn Phương Hằng, Tổng giám đốc Công ty CP Đại Nam.
Bà Hằng bị truy tố về tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo Điều 331 Bộ luật Hình sự.
Kết luận điều tra cho thấy, vào tháng 3/2021, bà Nguyễn Phương Hằng đã tổ chức nhiều buổi livestream trên các mạng xã hội để nói về nhiều chủ đề vóiw nội dung khác nhau, thu hút lượng lớn người xem, chia sẻ và bình luận.
Trong các buổi livestream của mình, bà Phương Hằng thường đưa ra những nội dung về chuyện bí mật đời tư cá nhân, gây ảnh hưởng uy tín, danh dự của một số người, trong đó có nghệ sĩ Hoài Linh, ca sĩ Vy Oanh, nhà báo Hàn Ni.
Sau đó, các cá nhân trên đã tố cáo bà Hằng tại Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM và Công an tỉnh Bình Dương. Đến ngày 24/3/2022, cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã khởi tố, bắt tạm giam đối với bà Hằng để điều tra về tội danh trên.
Khai nhận với công an, bà Nguyễn Phương Hằng cho biết các thông tin mà bà đưa ra về các cá nhân trên là do bà đọc trên mạng Internet, báo chí và… nằm mơ, không được kiểm chứng và cũng không có căn cứ.
Qua điều tra, nhà chức trách ghi nhận, các ông bà gồm: ông Huỳnh Công Tân (Trưởng phòng truyền thông Công ty CP Đại Nam), bà Lê Thị Thu Hà (nhân viên Công ty CP Đại Nam), bà Nguyễn Thị Mai Nhi (trợ lý của bà Phương Hằng tại Công ty CP Đại Nam) là những người đã giúp sức trong các buổi livestream của bà Nguyễn Phương Hằng.
Ngoài ra, trong các buổi livestream của bà Phương Hằng phát ngôn về Hoài Linh và Vy Oanh còn có sự tham gia của luật sư Đặng Anh Quân và Nguyễn Đình Kim với tư cách khách mời.
Cơ quan điều tra cũng đã trưng cầu giám định các nội dung liên quan đến những cá nhân có liên quan, tham gia giúp sức cho các hoạt động của Nguyễn Phương Hằng nhưng chưa có kết quả. Thời gian tới, khi có kết quả sẽ tiếp tục xử lý theo quy định của pháp luật.
Bà Nguyễn Phương Hằng - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.08.2022
Vì sao bà Nguyễn Phương Hằng bị đề nghị truy tố tội lợi dụng quyền tự do dân chủ?
Cơ quan điều tra Công an TP.HCM và các đơn vị chức năng cũng sẽ xác minh, làm rõ và có biện pháp xử lý với các cá nhân sử dụng kênh Youtube để chia sẻ thông tin liên quan đến bà Nguyễn Phương Hằng nhằm câu view, câu like, tăng thu nhập.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала