Công ty Tân Tạo liên tục “làm ngơ” yêu cầu giải trình của HoSE

© Ảnh : ItaexpressKhu công nghiệp Tân Tạo
Khu công nghiệp Tân Tạo - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.08.2022
Đăng ký
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa có công văn yêu cầu Công ty Tân Tạo của bà Đặng Thị Hoàng Yến giải trình về việc điều chỉnh báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2022.
Đây là lần thứ 3 HoSE có văn bản gửi Công ty Tân Tạo để yêu cầu giải trình. Hai lần trước đó, công ty này đều làm ngơ trước yêu cầu của cơ quan quản lý.

Công ty Tân Tạo nhiều lần “làm ngơ” yêu cầu giải trình

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) đã có công văn yêu cầu Công ty CP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (Công ty Tân Tạo - ITA) giải trình về việc điều chỉnh báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2022, cũng như làm rõ các nội dung liên quan báo cáo tài chính hợp nhất quý II.
HoSE yêu cầu văn bản giải trình cần thực hiện và công bố trong vòng 24 giờ kể từ ngày nhận được công văn này.
Trước đó, ngày 10/8, HoSE cũng đã gửi công văn yêu cầu ITA giải trình việc điều chỉnh báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2022 và làm rõ các nội dung liên quan. Công văn cũng yêu cầu Tân Tạo có văn bản giải trình được công bố trong vòng 24 giờ kể từ ngày nhận được công văn.
Tiếp đó, đến ngày 16/8, HoSE lại một lần nữa gửi công văn đề nghị Công ty Tân Tạo thực hiện giải trình theo yêu cầu.
Tuy nhiên, cho đến nay HOSE vẫn chưa nhận được văn bản giải trình của công ty này. ITA đã chậm công bố thông tin theo quy định hướng dẫn về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.
Do vậy, HOSE tiếp tục nhắc nhở Công ty Tân Tạo khẩn trương giải trình để đảm bảo sự minh bạch trên thị trường chứng khoán.

Hạch toán sai

Trước đó, vào cuối tháng 7, trong báo cáo tài chính quý 2/2022, Công ty Tân Tạo đã hạch toán khoản chi tạm ứng hơn 1.900 tỉ đồng cho bà Đặng Thị Hoàng Yến, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Tân Tạo, để tham gia dự án tại Mỹ.
Đây được xem là khoản phát sinh đột biến bởi trong những quý trước đó, công ty chỉ chi vài chục tỉ đồng cho các mục đích tương tự. Do đó, sự việc đã khiến nhiều cổ đông ngỡ ngàng với khoản chi tạm ứng quá lớn nêu trên.
Đến ngày 5/8, Công ty Tân Tạo tiếp tục công bố một bản báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2022 khác với lý do hạch toán sai trong báo cáo cũ.
Báo cáo mới ghi nhận, ở phần nghiệp vụ với các bên liên quan, ITA đã tạm ứng cho bà Đặng Thị Hoàng Yến (tên khác là Maya Dangelas) số tiền hơn 633 tỉ đồng để làm hợp đồng chuyển nhượng cổ phần theo Nghị quyết đại hội đồng cổ đông thường niên được thông qua ngày 29/4.
Theo báo cáo này, doanh thu 6 tháng đầu năm 2022 của ITA đạt 381 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 116 tỉ đồng, gấp 6,5 lần cùng kỳ năm 2021.
Bà Đặng Thị Hoàng Yến (Maya Dangelas) - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.07.2022
Chuyện gì đang xảy ra với Công ty Tân Tạo của bà Đặng Thị Hoàng Yến?
Trước đó, Nghị quyết đại hội đồng cổ đông thường niên được thông qua ngày 29/4 đã thống nhất về việc để bảo vệ lợi ích của cổ đông từ rủi ro của các dự án điện do Công ty cổ phần Phát triển Năng lượng Tân Tạo (TEDC) đầu tư.
Theo đó, TS. Maya Dangelas (tức bà Đặng Thị Hoàng Yến) đồng ý nhận trách nhiệm chuyển nhượng 20,69% cổ phần ITACO nắm giữ tại TEDC, tương đương số tiền 1.655 tỷ đồng. Như vậy, đây chính là "hợp đồng chuyển nhượng cổ phần" được đề cập mà ITA đính chính trong báo cáo sau đó.
Liên quan đến vấn đề này, Luật sư Bùi Quốc Tuấn - Đoàn luật sư TP.HCM cho biết, Ngân hàng Nhà nước cần đưa ra kết luận về trường hợp của Tân Tạo. Nếu doanh nghiệp làm sai các quy định về chuyển tiền đầu tư ra nước ngoài, nhà chức trách sẽ xem xét điều tra xử lý theo quy định của pháp luật.

Bà Đặng Thị Hoàng Yến kêu cứu

Vừa qua, bà Đặng Thị Hoàng Yến, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo, đã có đơn kêu cứu về thông tin buộc phá sản Tập đoàn Tân Tạo.
Trước đó, có thông tin cho rằng, ITA bị Tòa án nhân dân TP.HCM ra Quyết định mở thủ tục phá sản từ năm 2018, nhưng thông tin này chưa được công khai rộng rãi.
Nguồn gốc sự việc là do, một doanh nghiệp có tên là Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Xây dựng Quốc Linh (Công ty Quốc Linh) yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với ITACO.
Tuy nhiên, Tòa án Nhân dân TP.HCM cho rằng, việc ITA có quan hệ với chủ nợ Công ty Quốc Linh không phải là căn cứ để tiến hành thủ tục phá sản.
Trong đơn kêu cứu, bà Đặng Thị Hoàng Yến cho biết, vào tháng 5, tháng 6 năm 2022, HoSE và Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước nhiều lần gửi công văn yêu cầu Công ty Tân Tạo công bố thông tin Toà án mở thủ tục phá sản đối với Công ty Tân Tạo.
Quyết định mở thủ tục phá sản số 56/2018/QĐ-MTTPS ngày 25/01/2018 của Toà án Nhân dân TP.HCM căn cứ theo đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của Công ty Quốc Linh.
Tiền giấy đô la Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.08.2022
Vụ Tân Tạo ghi nhầm 633 tỷ thành 1.936 tỷ đồng: NHNN quản lý tiền chưa đủ chặt?
Theo đó, công ty này không đề nghị thi hành án theo Luật Thi hành án dân sự mà yêu cầu mở thủ tục phá sản nhằm buộc Công ty Tân Tạo phải thanh toán cho Công ty Quốc Linh theo bản án năm 2017 là hơn 21,4 tỷ đồng (trong đó nợ gốc là hơn 14,3 tỷ đồng, lãi hơn 7,1 tỷ đồng).
Bà Đặng Thị Hoàng Yến cho biết, hiện Công ty Tân Tạo đang đề nghị xem xét lại Bản án phúc thẩm số 01/2021/KDTM-PT ngày 05/01/2021 của Toà án nhân dân tỉnh Long An và Bản án sơ thẩm số 07/2020/KDTM-ST ngày 18/09/2020 của Toà án nhân dân huyện Đức Hoà, Long An theo thủ tục giám đốc thẩm tại Toà án nhân dân Cấp cao tại TP.HCM.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала