Đội Việt Nam sau cuộc thi sử dụng thiết bị cứu sinh trong chặng 3 cuộc thi Cúp Biển tại Vladivostok trong khuôn khổ Hội thao Quân đội Quốc tế lần thứ VII Army Games-2021 - Sputnik Việt Nam, 1920
ARMY GAMES-2022
Hội thao Quân sự quốc tế (Army Games 2022) sẽ được tổ chức trên lãnh thổ 12 nước từ ngày 13 đến ngày 27 tháng 8. Hơn 5.000 quân nhân đến từ 37 quốc gia sẽ tranh tài trong 34 cuộc thi trên thực địa, trên không và trên biển.

Army Games đi ngược hoàn toàn chính sách phá hoại hòa bình của Mỹ và phương Tây

© Sputnik / Alexey Maishev / Chuyển đến kho ảnhKhai mạc diễn đàn "Army-2022"
Khai mạc diễn đàn Army-2022  - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.08.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) – Quy mô của Army Games đã được khẳng định và mở rộng bất chấp các lời tuyên bố và kêu gọi cô lập Nga. Army Games được tổ chức thành công hàng năm như lời khẳng định vì lợi cho hòa bình và ổn định trên thế giới, hoàn toàn trái ngược với chính sách phá hoại hòa bình, nô dịch hóa các dân tộc khác của Mỹ và các nước phương Tây.
Để hiểu rõ hơn về thông điệp của Hội thao Quân sự quốc tế Army Games 2022, phóng viên Sputnik đã có cuộc phỏng vấn Đại tá Nguyễn Minh Tâm, Nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin khoa học và Tư liệu giáo khoa, Học viện Chính trị Công an Nhân dân Việt Nam.

Chính sách cấm vận và trừng phạt đối với Nga của Mỹ và phương Tây đã phá sản

Sputnik: Thưa Đại tá, Nga là quốc gia sáng lập Army Games và quy mô của hội thao đang ngày được mở rộng tổ chức với hơn 270 đội tuyển thuộc 37 quốc gia trên thế giới. Phương Tây đưa ra các tuyên bố và kêu gọi các nước cô lập Nga. Song thực tế cho thấy, bất chấp các tuyên bố, nhiều đội từ các quốc gia khác nhau vẫn tiếp tục tham gia. Điều này đang dần minh chứng cho điều gì, thưa ông ?
Đại tá Nguyễn Minh Tâm:
Năm 2021, mặc dù trong Đại dịch COVID-19, đã có tới 42 quốc gia tham gia ARMY GAMES lần thứ XVI. Nếu chúng ta nhớ lại rằng năm 2015, cách đây 17 năm, chỉ có 11 quốc gia tham gia ARMY GAMES lần thứ nhất thì đây là một con số kỷ lục. Tất nhiên là với chính sách bao vây cấm vận và trừng phạt triệt để của Mỹ và phương Tây đối với Liên bang Nga ngay sau khi Nga mở Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina thì việc mong chờ một số các quốc gia tham gia ARMY GAMES 2022 là điều phi thực tế. Có một số quốc gia từng tham gia các ARMY GAMES trước đó vì lý do cấm vận, trừng phạt Nga và một số lý do khách quan khác đã không thể tham gia cuộc chơi thú vị này.
Nhưng điều ngược lại với sự mong đợi của Mỹ và phương Tây đã diễn ra. Quân đội của 37 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tham gia. Các cuộc thi được tổ chức tại 12 quốc gia ở ba châu lục và là lần đầu tiên được tổ chức tại Nam Mỹ. Điều đó cho thấy rằng chính sách cấm vận và trừng phạt đối với Nga của Mỹ và phương Tây đã phá sản, ít nhất là trong các lĩnh vực đối ngoại quốc phòng, thể thao quân sự và văn hóa quân sự.
Nhưng điều còn quan trọng hơn là có tới trên 270 đội tuyển của các quốc gia tham gia ở 34 môn thi với hàng trăm hạng mục nội dung khác nhau, nhiều hơn đáng kể so với 197 đội tại ARMY GAMES 2021. Điều này không chỉ nói lên quy mô của ARMY GAMES đã được khẳng định và mở rộng mà còn hứa hẹn một giải đấu soi nổi và lý thú. Càng có nhiều đội tuyển tham gia ở nhiều môn thi, nhiều nội dung thi đấu khác nhau, giải đấu sẽ càng hấp dẫn hơn bởi tính cạnh tranh và thi đua quyết liệt hơn giữa các đội và các quốc gia.
Army Games 2022: Khai mạc Cuộc thi “Vùng tai nạn” tại Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.08.2022
ARMY GAMES-2022
Army Games: Thượng tướng Nguyễn Tân Cương tiếp Tổng cục trưởng Tổng cục 12, Bộ Quốc phòng Nga
Mặc dù số quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia giảm đi nhưng không chỉ chất lượng của giải đấu tăng lên mà sự hiểu biết, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau giữa quân đội các quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia giải đấu này còn góp phần đem lại tình hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia thay vì sự đối đầu như Mỹ và phương Tây đã và đang làm. Việc tổ chức ARMY GAMES hàng năm hoàn toàn có lợi cho hòa bình và ổn định trên thế giới, tạo điều kiện để các quốc gia tiếp tục xây dựng và phát triển. Nó hoàn toàn trái ngược với chính sách phá hoại hòa bình, nô dịch hóa các dân tộc khác cả về kinh tế, văn hóa, xã hội của Mỹ và các nước phương Tây.

Việt Nam chọn lập trường “4 không”

Sputnik: Năm 2022 đánh dấu lần thứ 5 quân đội Việt Nam cử lực lượng tham gia Army Games và là năm thứ 2 đăng cai đồng tổ chức cuộc thi, đồng thời đây cũng lần đầu tiên Việt Nam cử đội tuyển tham gia nội dung “Đột phá đặc biệt”; với thành phần gồm 12 học viên quân sự đang học tập tại Nga. Việc Việt Nam đưa quân đội đến Nga để tham dự một cuộc thi quân sự trong bối cảnh Nga đang bị cô lập bởi các nước phương Tây, xin Đại tá cho biết quan điểm của mình về vấn đề này ?
Đại tá Nguyễn Minh Tâm:
Nên nhớ rằng ARMY GAMES là một cuộc thi đấu thể thao quân sự chứ không phải là một cuộc tập trận. Mặc dù trong quá trình thi đấu, các đội tuyển có sử dụng vũ khí, đạn dược và các phương tiện quân sự nhưng về bản chất, nó vẫn mang đạm tính thể thao, có sự đua tài, thi thố và phấn đấu. Và “Đột phá đặc biệt” là một phần thi trong các nội dung thể thao quân sự tại ARMY GAMES.
Do đó, việc Việt Nam cử các học viên quân sự đang học tập tại Nga tham gia cuộc thi “Đột phá đặc biệt” là hành động cử vận động viên tới Nga tham gia một cuộc thi thể thao quân sự chứ không phải là tham gia tập trận chung với Nga. Đây là điều cần phải phân biệt rõ, không được nhầm lẫn.
Quan điểm của Việt Nam là không can dự vào công việc nội bộ của nước khác, kể cả các nước bạn bè truyền thống, thậm chí là đặc biệt. Việt Nam coi xung đột Nga – Ukraina là công việc nội bộ và song phương của hai nước này. Việt Nam chọn lập trường bốn không: Không liên minh quân sự. Không đi với nước này để chống lại nước kia. Không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam hoặc lợi dụng lãnh thổ Việt Nam làm phương hại đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nước thứ ba. Không sử dụng vũ lực hoặc de dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
Việt Nam chọn thái độ ứng xử trung dung, ôn hòa, chọn đứng về chính nghĩa. Vì vậy, nếu có ai đó cho rằng Việt Nam cử các vận động viên đến Nga tham gia ARMY GAMES là liên minh quân sự với Nga thì họ đã không hiểu hoặc cố tình không hiểu vấn đề thể thao quân sự để xuyên tạc mục đích của Quân đội Nhân dân Việt Nam khi tham gia cuộc thi này.
Xạ thủ Phạm Văn Anh (phải) bắn trúng 4 trong số 5 mục tiêu - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.08.2022
ARMY GAMES-2022
Đội đua của Việt Nam có thể vào bán kết «Tank Biathlon-2022»

Nâng cao năng lực trong bảo vệ người dân trước những thách thức an ninh

Sputnik: Trong cuộc thi “Vùng tai nạn” được tổ chức tại Việt Nam, đội tuyển Việt Nam và Liên bang Nga cùng giành HCV tại cuộc thi vùng tai nạn sau 3 chặng thi đấu. Đây là lần đầu tiên đội tuyển Việt Nam giành HCV trong cuộc thi này. Đại tá đánh giá thế nào về năng lực của đội tuyển Việt Nam trong thời gian gần đây ?
Đại tá Nguyễn Minh Tâm:
Việt Nam tham gia ARMY GAMES muộn hơn một số các nước khác, kể cả Trung Quốc và một số quốc gia trong khi vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, các đội tuyển của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã có những sự tiến bộ rất nhanh. Đáng kể nhất phải kể đến đội tuyển Tank Biahlon Việt Nam. Từ một vị trí thấp ở bảng 2, họ đã có nhiều cố gắng vượt bậc vươn lên qua từng giải đấu. Sau khi đoạt giải nhì bảng 2 năm 2019, họ giành huy chương vàng tại giải đấu năm 2020. Năm 2021, đội xe tăng Việt Nam trụ hạng thành công và hiện đang là một trong 8 đội xe tăng mạnh nhất tại cuộc đua Tank Biathlon.
Môn thi “Vùng tai nạn” là môn thi thứ 26, được bổ sung tại ARMY GAMES 2020. Nó gồm 3 khoa mục: “Tuyến đường đặc biệt”, “Tiếp sức” và “Đột phá chiến thắng”. Đội hình thi đấu gồm 1 đội trưởng và 10 chuyên gia cứu hộ, cứu nạn. Trang bị và vũ khí bao gồm xe tải hạng trung KAMAZ, xe chữa cháy, súng ngắn Makarov (PK 9mm)… Năm 2021, Việt Nam lần đầu tiên đăng cai môn thi này và đoạt luôn Huy chương Bạc, chỉ xếp sau đội tuyển Nga.
Đối với môn thi “Vùng tại nạn”, Việt Nam tổ chức đăng cai môn thì này là rất phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam và có nhiều tác dụng rất thiết thực đến chức năng, nhiệm vụ của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đó là một đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân lao động sản xuất như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ.
Đây là một môn thi giúp rèn luyện các kỹ năng cứu hộ cứu nạn trên cạn như chữa cháy, cứu sập, chống bão, chống lũ và các thảm họa thiên nhiên.v.v… Tham gia môn thi này, các quân nhân không chỉ được rèn luyện thêm kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm trong sử dụng trang bị, khí tài mà còn góp phần nâng cao năng lực trong bảo vệ người dân trước những thách thức an ninh, cả truyền thống và phi truyền thống.
Army Games-2022: Đội tuyển Việt Nam thực hiện các bài thi đấu đầu tiên - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.08.2022
ARMY GAMES-2022
Army Games 2022: Tướng cấp cao Việt Nam thăm Nga, động viên tinh thần các chiến sĩ
Năm nay, đội tuyển thi đấu môn “Vùng tai nạn” của Việt Nam đã tận dụng hầu hết các thuận lợi của mình gồm có:
Một là họ đã có kinh nghiệm thi đấu năm 2021, đạt thành tích tốt và đã tiếp tục phát huy kinh nghiệm và kết quả đó để cùng với đội tuyển Nga giành vị trí dẫn đầu. Trong đó, môn bắn súng PM Makarov 9mm, các tuyển thủ Việt Nam đã vượt lên trước đội tuyển Nga.
Hai là điều kiện “sân nhà”. Các vận động viên Việt Nam có điều kiện tập luyện trên thao trường quen thuộc với mình và đã tận dụng tốt lợi thế đó.
Ba là có rất nhiều kinh nghiệm được Quân đội Nhân dân Việt Nam đúc rút từ thực tế khi thực hiện các nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, chữa cháy, cứu sập, phòng chống thiên tai, bão, lũ, sạt lở đất.v.v… trong năm qua đã được cập nhật vào chương trình huấn luyện để nâng cao hiệu quả và thành tích thi đấu. Và chính điều đó đã đem lại thành tích cao cho đội.
Cuối cùng, phải kể đến phương pháp huấn luyện khoa học, bài bản của đội ngũ huấn luyện viên, trợ lý huấn luyện viên, các cố vấn và quyết định nhất là sự khổ công tập luyện của toàn bộ đọi tuyển, “vượt nắng, thắng mưa, say sưa luyện tập” để “đổi màu” tấm huy chương. Và họ đã làm được điều đó!
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала