Sẽ ra sao khi Tổng thống Nga bay đến hội nghị thượng đỉnh ở Bali?

© Sputnik / Mikhail Klimentiev / Chuyển đến kho ảnhTổng thống Nga Vladimir Putin
Tổng thống Nga Vladimir Putin - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.08.2022
Đăng ký
Tuần trước, Tổng thống Indonesia Jokowi Widodo thông báo rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ bay đến đảo Bali vào tháng 11 để tham dự hội nghị thượng đỉnh G20. Quan sát viên Piotr Tsvetov của Sputnik có bài viết phân tích về tin mới này.

Bất chấp sức ép của Washington

Thông báo của ông Widodo lập tức có tiếng vang lớn trên toàn thế giới, bởi phương Tây phản đối sự tham gia của nguyên thủ Nga trong hội nghị thượng đỉnh của các quốc gia hùng mạnh nhất về kinh tế, phản đối chiến dịch quân sự đặc biệt mà Nga tiến hành ở Ukraina. Các nước phương Tây, trước hết là Hoa Kỳ, đã gây sức ép với Tổng thống Indonesia, người chủ trì hội nghị thượng đỉnh năm nay, để ông đừng mời ông Putin.
Nhưng Jokowi Widodo đã tỏ rõ bản lĩnh và thể hiện mình là đại diện uy quyền xứng đáng của các nước phương Nam và phong trào không liên kết. Tổng thống Indonesia chứng tỏ rằng ngày nay các nước cựu thuộc địa là lực lượng hoàn toàn độc lập, không sợ hãi gì các nhà cựu thực dân cai trị. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, ông Widodo lưu ý rằng Indonesia nỗ lực duy trì mối quan hệ tốt đẹp với tất cả các nước.
Tổng thống Nga Vladimir Putin - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.08.2022
Tổng thống Putin sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 ở Bali
Rõ ràng là người Indonesia cũng như phần lớn các cư dân sinh sống ở khu vực châu Á không quá quan tâm đến chuyện cuộc xung đột về Ukraina sẽ có kết cục ra sao, mặc dù tất nhiên toàn thể mọi dân tộc đều mơ về nền hòa bình và cuốc sống yên ấm. Đối với các quốc gia phương Nam, điều quan trọng thiết yếu là giải quyết những vấn đề cấp bách khác: làm thế nào để đảm bảo tăng trưởng kinh tế, làm thế nào để tránh thảm họa môi trường toàn cầu, làm thế nào để bảo vệ mình trước đại dịch coronavirus.
Về vấn đề này, nhận xét của ông Widodo rất có tính thời sự:

"Các nước Đông Nam Á muốn để các nước giàu có hơn giúp cấp vốn giúp chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo và đầu tư cho tăng trưởng kinh tế bền vững".

Ai không muốn gặp ông Putin?

Định dạng hội nghị của các nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu Chính phủ dự trù hàng loạt sự kiện mà theo nghi thức cần hiện diện toàn bộ các thành viên tham gia cuộc gặp cấp cao. Có nghĩa là Tổng thống Nga sẽ ở cùng nơi với Tổng thống Hoa Kỳ, Thủ tướng Anh và Thủ tướng Ấn Độ. Về Thủ tướng Ấn Độ, mọi thứ đã rõ ràng: Hẳn là Tổng thống Nga sẽ bắt tay ông Narendra Modi, trao đổi những lời chào hỏi thân thiện và thậm chí có thể tổ chức cuộc gặp riêng.
Người e ngại hơn hết tất cả những thủ tục này là Tổng thống Hoa Kỳ. Joe Biden ngại rằng sẽ phải nói gì đó với Tổng thống Nga, hoặc có thể cần bắt tay, thế mà ông Biden đã nhiều lần tự cho phép mình đưa ra những nhận xét xúc phạm về Vladimir Putin trong tương quan tình hình ở Ukraina. Do đó, nhiều người trong chính quyền Nhà Trắng cho rằng việc Tổng thống Hoa Kỳ tới dự Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Indonesia là không hợp lý nếu như Tổng thống Nga cũng ở đó. Lại còn thêm chi tiết là tại hội nghị thượng đỉnh ở Indonesia sẽ có phần tham gia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nhân vật phản đối cách tiếp cận của ông Biden với các vấn đề trong đời sống quốc tế. Đối với Biden, trò chuyện đôi câu với ông Tập cũng chẳng phải là việc đơn giản dễ dàng.
Ngoại trưởng Anh Elizabeth Truss - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.08.2022
Ngoại trưởng Anh Liz Truss xác nhận ý định "mời trò chuyện" với ông Putin tại G20
Tuy nhiên, trong giới chính trị Hoa Kỳ đã xuất hiện ý kiến khác. Bàn về khả năng phái đoàn Hoa Kỳ tham gia hội nghị thượng đỉnh ở Indonesia, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tuyên bố:

"Nếu chúng tôi không muốn chiến tranh với Nga hoặc Trung Quốc, thì rốt cuộc, cách thức duy nhất để giải quyết vấn đề là sẵn sàng đối thoại với nhau và xem liệu có khả năng cải thiện quan hệ của chúng ta hay chăng".

Vương quốc Anh phản ứng tiêu cực gay gắt sau khi có thông tin Vladimir Putin sẽ đến tham dự hội nghị thượng đỉnh G20. Những ứng viên tranh chức Thủ tướng Anh là Liz Truss và Reshi Sunak một lần nữa tuyên bố phản đối sự hiện diện của nhà lãnh đạo Nga ở Bali. Thật ra cũng chẳng đáng bận tâm về những phát ngôn này, còn chưa rõ ai trong số họ sẽ được bầu làm thủ tướng, bất kể những tuyên bố «sắt thép» mà họ đã tung ra. Nhưng dù sao chăng nữa, ở Bali có rất ít cơ hội cho cuộc đối thoại Nga-Anh tuy chỉ là hình thức.

Phương Nam và Nga ở cùng một bên

G20 có đại diện với tỷ lệ gần như ngang nhau của các nước phương Bắc (các nước G7, Australia, EU) và phương Nam (Argentina, Brazil, Ấn Độ, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi, Saudi Arabia). Trong số các nước G20, ngoài Nga, còn có 4 nước nữa là thành viên nhóm BRICS là Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Có khả năng cao là trong tương lai gần một số quốc gia phương Nam khác trong G20 sẽ gia nhập BRICS. Tổng thống Nga có thể tiến hành cuộc giao lưu ý nghĩa với chính đại diện của các nước này, có nhiều điểm chung với Nga trong cách tiếp cận những vấn đề hệ trọng của chương trình nghị sự quốc tế.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала