Việt Nam không muốn vụ tháo chạy khỏi casino ảnh hưởng xấu đến quan hệ với Campuchia

© Ảnh : Đặng Công Mạo - TTXVNVụ 40 người bơi qua sông nhập cảnh trái phép vào Việt Nam: Phát hiện 1 thi thể nổi trên sông Bình Ghi
Vụ 40 người bơi qua sông nhập cảnh trái phép vào Việt Nam: Phát hiện 1 thi thể nổi trên sông Bình Ghi - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.08.2022
Đăng ký
Đại sứ Việt Nam Nguyễn Huy Tăng thông tin thêm về vụ việc hơn 40 người Việt tháo chạy khỏi casino Rich World ở Campuchia đang được nhà chức trách Việt Nam – Campuchia tích cực phối hợp điều tra.
Cụ thể, Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Campuchia Nguyễn Huy Tăng đã gọi cuộc tháo chạy của hơn 40 công dân khỏi “địa ngục” casino Rich World là vụ việc “nghiêm trọng”.

Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Campuchia điều tra vụ tháo chạy khỏi sòng bài

Ngày 23/8, thông tin về phản ứng của Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Campuchia xoay quanh sự kiện hơn 40 người tháo chạy từ casino ở Campuchia, bơi qua sông Bình Di trốn vêViệt Nam được phát đi.
Theo đó, liên quan vụ việc nhóm người lao động đào thoát khỏi một sòng bạc ở tỉnh Kandal (Campuchia) hôm 18/8 và các trường hợp liên quan, trong những ngày qua, Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Campuchia đã tích cực triển khai công tác bảo hộ công dân Việt Nam.
Đại sứ quán Việt Nam cũng đã đề nghị cơ quan chức năng nước sở tại xử lý nhanh chóng, chính xác và đúng quy định, tránh ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Campuchia.
Cập nhật tiến trình điều tra vụ việc, ngày 22/8, Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Campuchia đã làm việc với Cục Quản lý xuất nhập cảnh thuộc Tổng cục Di trú (Bộ Nội vụ Campuchia), đồng thời tiến hành phỏng vấn, xác minh thông tin đối với 24 trường hợp công dân Việt Nam đang bị tạm giữ tại Trung tâm Câu lưu của Cục Quản lý xuất nhập cảnh Campuchia.
Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia cho biết, trong số này có 13 trường hợp công dân Việt Nam được giải cứu từ các cơ sở lao động khác trên địa bàn tỉnh Kandal và 11 trường hợp lực lượng chức năng Campuchia tạm giữ trong quá trình rà soát sòng bạc Rich World thuộc địa bàn ấp Chrey Thom, xã Sampeou Poun, huyện Kaoh Thom (tỉnh Kandal), sau vụ việc 40 người Việt Nam vượt sông Bình Di về Việt Nam vào ngày 18/8 vừa qua.
Đại sứ quán cũng xác nhận, có trường hợp 1 lao động vượt sông không thành công, bị bảo vệ sòng bạc bắt giữ lại trong vụ việc ngày 18/8 hiện cũng đang được lưu giữ tại trung tâm, có sức khỏe ổn định.

Sớm đưa công dân Việt Nam về nước

Tại buổi làm việc với cơ quan chức năng nước sở tại, đối với các trường hợp nêu trên, Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Campuchia đã yêu cầu, đề nghị cơ quan chức năng Campuchia đảm bảo điều kiện sinh hoạt trong thời gian lưu giữ.
Cùng với đó, phía Việt Nam cũng mong Campuchia tạo điều kiện nhanh chóng hoàn tất các thủ tục và hỗ trợ sớm đưa các trường hợp này về Việt Nam.
Trước đó, ngay sau khi xảy ra vụ việc nhóm người lao động Việt Nam đào thoát khỏi sòng bạc Rich World ở tỉnh Kandal vào ngày 18/8, Đại sứ quán Việt Nam cũng đã làm việc với cơ quan chức năng Campuchia, đề nghị sớm điều tra, xác minh làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các bên trong vụ việc, đặc biệt là trách nhiệm của cơ sở sử dụng lao động (Casino Rich World) và sớm thông báo kết quả cho phía Việt Nam.
Bí thư Tỉnh ủy An Giang kiểm tra tuyến biên giới đường sông thuộc huyện An Phú - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.08.2022
Vụ tháo chạy khỏi ‘địa ngục’ casino Campuchia: An Giang ‘siết’ biên giới, bắt 2 người
Đại diện chính quyền Hà Nội tại Campuchia cũng đồng thời đề nghị Phnom Penh có kế hoạch kiểm tra, thanh tra định kỳ, rà soát cơ sở sử dụng lao động, tăng cường lực lượng để trấn áp, ngăn chặn, xử lý các cơ sở sử dụng lao động bất hợp pháp và hỗ trợ công tác bảo hộ công dân, đặc biệt là các trường hợp bị bóc lột, cưỡng bức lao động.
Bên cạnh đó, Đại sứ quán Việt Nam cũng đề nghị phối hợp tăng cường công tác quản lý xuất nhập cảnh, đặc biệt là trên tuyến biên giới đường bộ giữa hai nước, trong đó lưu ý đơn giản hóa, giảm quy trình thủ tục trao trả các trường hợp công dân Việt Nam bị trục xuất hoặc được giải cứu khỏi các cơ sở lao động tương tự.

“Vụ việc nghiêm trọng”

Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Campuchia Nguyễn Huy Tăng đã phản hồi với TTXVN nêu quan điểm của Việt Nam liên quan đến vụ việc tháo chạy khỏi sòng bài ở Kandal.
Cụ thể, theo Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Campuchia cho biết đây là vụ việc nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính mạng, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động Việt Nam tại Campuchia.
“Việc xử lý nhanh chóng, kịp thời đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các lao động nước ngoài tại Campuchia, trong đó có lao động là người Việt Nam cần được giải quyết dứt điểm, tránh các vấn đề phức tạp phát sinh, ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác giữa các bên”, Đại sứ Nguyễn Huy Tăng nêu rõ.
Ngoài ra, Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Campuchiacũng nhấn mạnh, tại cuộc làm việc, đại diện phía Campuchia ghi nhận các đề nghị của phía Việt Nam và sẽ báo cáo với cấp có thẩm quyền để có chỉ đạo xử lý phù hợp.
Campuchia cũng chia sẻ những khó khăn trong quá trình xử lý vụ việc này, cũng như các vụ việc tương tự và mong muốn phối hợp với phía Việt Nam trong xử lý các vấn đề liên quan.
Trước đó, hôm 19 tháng 8, báo giới và truyền thông Campuchia dẫn lời ông Sar Kheng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ nội vụ Campuchia kiêm Chủ tịch Ủy ban quốc gia phòng chống buôn người Campuchia cho biết sau vụ việc trên, lực lượng chức năng đã tiến hành điều tra và bắt giữ quản lý sòng bạc nơi xảy ra vụ việc.
Trung tướng Chhoun Sochett, Giám đốc Công an tỉnh Kandal xác nhận quản lý sòng bạc bị bắt giữ là người Trung Quốc. Đồng thời, phía Cục Di trú Campuchia cũng đã cử một đoàn kiểm tra đã trực tiếp tới sòng bạc Golden Phoenix ở tỉnh Kandal, nơi 42 người Việt chạy trốn gần đây và bắt giữ quản lý sòng bạc để thẩm vấn điều tra rõ vụ việc.

Kịp thời bảo hộ công dân

Như Sputnik đưa tin, ngày 20/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho hay, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam tại Campuchia liên hệ với cơ quan chức năng sở tại làm rõ thông tin, đồng thời, đề nghị phía Campuchia hỗ trợ tìm kiếm người bị mất tích cũng như điều tra nguyên nhân vụ việc đồng thời khẩn trương triển khai các biện pháp bảo hộ công dân.
Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao cũng khẩn trương phối hợp với các cơ quan trong nước nhanh chóng xác minh nhân thân những người đã về nước, tìm hiểu thông tin để triển khai các biện pháp bảo hộ công dân tiếp theo.
Trước tình trạng nhiều người Việt Nam bị lừa đảo, môi giới đi lao động bất hợp pháp tại Campuchia, trong thời gian qua, Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam tại Campuchia đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương trong nước, đặc biệt là các địa phương giáp biên giới và các cơ quan chức năng Campuchia tiếp nhận thông tin, xác minh, triển khai nhiều biện pháp bảo hộ công dân, kịp thời hỗ trợ công dân gặp khó khăn, hoạn nạn và cứu thoát, đưa hơn 500 công dân về nước an toàn, hỗ trợ thủ tục cho hàng ngàn công dân khác.
“Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam tại Campuchia sẽ tiếp tục theo dõi sát vụ việc cũng như tình hình người lao động Việt Nam ở sở tại, kịp thời thực hiện các biện pháp bảo hộ công dân cần thiết, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam”, bà Lê Thị Thu Hằng khẳng định.

Xử phạt 38 người vụ tháo chạy khỏi casino ở Campuchia

Ngày 23/8, Thượng tá Đặng Văn Khính, Chính trị viên Đồn Biên phòng cửa khẩu Long Bình (Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang) cho hay, đơn vị đã ra quyết định xử phạt hành chính 38 trong số 40 người tháo chạy từ casino ở Campuchia, bơi qua sông Bình Di nhập cảnh vào Việt Nam.
Theo Bộ đội Biên phòng An Giang, 38 người này bị xử phạt về hành vi “Qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật” theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
Như Sputnik đã cập nhật sáng nay (23/8), Đại tá Đinh Văn Nơi, Giám đốc Công an tỉnh An Giang cho biết, đây là vụ việc phức tạp và có dấu hiệu của tội phạm mua bán người.
Ông Nơi thông tin, qua khai thác nhanh, những người trốn khỏi casino ở Campuchia về Việt Nam khai nhận, trước đó do tin vào những lời chào mời hấp dẫn tuyển lao động làm việc tại Campuchia với mức lương từ 700 – 1.000 USD/tháng trên các nền tảng mạng xã hội nên họ đã vượt biên trái phép sang Campuchia.
Khi đến Campuchia, công việc hàng ngày của họ là làm game online và lên các trang mạng theo sự chỉ đạo của quản lý casino. Do làm việc quá thời gian quy định, không được nghỉ ngơi, không được trả lương, nên nhóm người này thống nhất bàn bạc tìm cách vượt biên giới về Việt Nam. Nhóm những người này còn cho biết, họ bị ép thực hiện hành vi phạm tội công nghệ cao như lừa đảo qua mạng, tổ chức đánh bạc qua mạng và nếu không hoàn thành chỉ tiêu được giao thì sẽ bị đánh đập, tra tấn...
An Giang: Bắt giữ 40 người vượt sông nhập cảnh trái phép vào Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.08.2022
Quản lý casino nơi 42 người Việt bỏ trốn thừa nhận hành vi phạm pháp
Giám đốc Công an An Giang nêu rõ, sau 5 ngày tích cực điều tra, đến nay, cơ quan Công an đã xác định được 4 đường dây có dấu hiệu hoạt động tội phạm mua bán người ở các tỉnh, thành có sự móc nối với số đối tượng ở Campuchia đưa lao động người Việt Nam vào các casino lao động bất hợp pháp.
Theo Đại tá Đinh Văn Nơi, hiện Công an tỉnh An Giang đã báo cáo Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an để phối hợp với Công an các tỉnh, thành có liên quan tiến hành tiếp nhận tin báo, triển khai công tác điều tra, triệt phá các đường dây mua bán người.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала