Các nhà làm phim Nga lần đầu tiên quay một bộ phim về chiến tranh Việt Nam

© Sputnik / Vitaliy Sobolev / Chuyển đến kho ảnhChiến tranh ở Việt Nam (1964-1975). Các cư dân Việt Nam bị thiệt hại vì những trận ném bom của máy bay Mỹ
Chiến tranh ở Việt Nam (1964-1975). Các cư dân Việt Nam bị thiệt hại vì những trận ném bom của máy bay Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.08.2022
Đăng ký
Hàng chục bộ phim truyện dành riêng cho chiến tranh Việt Nam, phần lớn là của Việt Nam và Mỹ. Các nhà quay phim Nga lần đầu tiên nói về chủ đề này.
Hãng phim Globus hợp tác với Kênh truyền hình 1 của Nga có kế hoạch phát hành bộ phim mà các nhân vật chính không phải là hư cấu mà là người thật việc thật - các sĩ quan tên lửa quân đội Liên Xô, Thiếu tá Fyodor Ilyinykh và Boris Mozhaev. Họ là những chuyên gia quân sự đầu tiên của Liên Xô được cử sang Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa (VNDCCH) giúp nhân dân Việt Nam đẩy lùi sự xâm lược của Mỹ.
Các cựu chiến binh Nga trong chiến tranh Việt Nam đặc biệt nhiệt tình với việc này, Nikolai Kolesnik cho biết trong cuộc phỏng vấn với Sputnik. Hiện giờ ông là Chủ tịch tổ chức xã hội liên vùng của các cựu chiến binh Nga trong chiến tranh Việt Nam. Và trong những năm tháng chiến tranh ấy, ông là một thượn gúy tên lửa, chỉ huy khẩu đội trực chiến của sư đoàn tên lửa phòng không.

Những người hùng trong bộ phim cùng đơn vị vớitôi

"Tôi biết rõ cả 2người anh hùng trongbộ phim tương lai, - Nikolai Kolesnik nói. - Chúng tôi từ Moskvađến Việt Nam trên cùng một chuyến bay vào tháng 4 năm 1965, phục vụ trong cùng một trung đoàn ở đó. Chúng tôi được giao nhiệm vụ huấn luyện và đưa vào trang bị hai trung đoàn tên lửa phòng không đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam càng sớm càng tốt. Thành lập hai trung tâm đào tạo gần Hà Nội. Trong bối cảnh tình hình quân sự cực kỳ khó khăn phát triển vào thời điểm đó đối với VNDCCH - người Mỹ hàng ngày tổ chức những đợt oanh tạc lớn vào nước cộng hòa - thì thời gian chuẩn bị được xác định là ngắn kỷ lục - chỉ 4 tháng. Việc huấn luyện bộ đội tên lửa Việt Nam được thực hiện theo phương thức cấp tốc trên nguyên tắc “cứ làm theo tôi”. Tôi đã phải làm việc 15 giờ một ngày."

Chiến tranh Việt Nam  - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.02.2021
Sách mới về chiến tranh Việt Nam ra mắt tại Nga

"Tuy nhiên, lãnh đạo Việt Nam đã sớm đặt vấn đề giảm thời gian huấn luyện, đưa nhanh tên lửa từ các trung tâm huấn luyện về vị trí chiến đấu. Điều này được giải thích là do sự cần thiết phải khẩn cấp giảm bớt thiệt hại do máy bay địch gây ra cho đất nước. Có những ngày, người Mỹ đã thực hiện hơn 2 trăm lần xuất kích vào lãnh thổ VNDCCH. Và bên cạnh đó, Bộ tư lệnh Việt Nam muốn kiểm tra xem tin đồn do các chuyên gia quân sự Trung Quốc lan truyền khi đó rằng Liên Xô cung cấp cho Việt Nam những thiết bị quân sự lạc hậu, không sử dụng được có đúng sự thật hay không".

Giữa tháng 7 năm 1965, trung tâm, nơi huấn luyện trung đoàn tên lửa phòng không đầu tiên của QĐNDVN nhận lệnh chuẩn bị lên đường vào vị trí chiến đấu.
Đến thời điểm đó, nếu chỉ sừ dụng các chuyên gia Việt Nam, trung đoàn không thể hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu. Ban lãnh đạo chuyên gia quân sự Liên Xô quyết định: tổ chức nhóm chuyên gia trong mỗi trung đoàn, lấy từ số những người lính tên lửa Liên Xô đã huấn luyện cho Việt Nam, giảm quân số các kíp chiến đấu, số lượng từ 35-40 người.
Hai trung đoàn bắt đầu chuẩn bị cho trận đánh đầu tiên. Các trắc thủ Liên Xô do các chuyên gia Boris Mozhaev và Fedor Ilinykh đứng đầu. Các câu hỏi chính là: làm thế nào để chiến đấu hiệu quả hơn? Đón lõng địch ở đâu? Cách tốt nhất để thoát khỏi cuộc tấn công trả đũa? Đã quyết định sử dụng chiến thuật phục kích. Đó là — rình đón máy bay ở một nơi không mong đợi, khai hỏa và ngay lập tức di chuyển đến khu vực khác.

Trận chiến đầu tiên - trận thắng đầu tiên

“Điểm phục kích đầu tiên được chọn gần trục đường 32, cách Hà Nội 35 km. Đã bố trí 3 tổ hợp phóng. Cư dân địa phương, người già, phụ nữ và trẻ em, giúp đỡ trong công việc ngụy trang trận địa. Đến sáng mọi thứ đã sẵn sàng. Chỉ còn chờ đợi. Những trắc thủ điều hành đã không ra khỏi các cabin bằng kim loại kín trong 12-14 giờ, mặc dù thực tế nhiệt bên trong các cabin lên tới 70 độ. Docăng thẳng thần kinh và ngột ngạt, có người đã bất tỉnh. Nhưng vào thời điểm quan trọng, cả con người và thiết bị đều không hỏng hóc. Bốn chiếc “Phantom” của Mỹ bay theo đội hình, ở độ cao mà pháo phòng không Việt Nam không thể với tới. Họ baytự tin vào khả năng bất khả xâm phạm của mình. Vào lúc 14:40 ngày 24 tháng 7 năm 1965, tên lửa Liên Xô đã khai hỏa - lần đầu tiên trong Chiến tranh Việt Nam. Trungđoàn Mozhaev bắn rơi 2máy bay, trung đoànIlyins bắn rơi 2chiếc khác”, - Nikolai Kolesnik nói.
Ngày 24 tháng 7 năm 1965 kể từ đó đã được coi như ngày lễ của Lực lượng Tên lửa Việt Nam.
© AP PhotoLính thủy Mỹ trong khu vực chiến sự. Chiến tranh Việt Nam, năm 1967
Lính thủy Mỹ trong khu vực chiến sự. Chiến tranh Việt Nam, năm 1967 - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.08.2022
Lính thủy Mỹ trong khu vực chiến sự. Chiến tranh Việt Nam, năm 1967
“Đây là những quả đạn chết chóc nhất từng được bắn từ mặt đất lên máy bay", - tạp chí Hàng không Quân sự Mỹ lưu ý vào thời điểm đó.
Fyodor Ilyinykh và Boris Mozhaev đã trở thành những bậc thầy về “mai phục” được công nhận tại Việt Nam. Trong chuyến đi kéo dài 9 tháng tại VNDCCH, trung đoàn Ilinykh đánh 18 trận, bắn rơi 24 máy bay Mỹ. Trungđoàn Mozhaev - 19 chiếc. Vào mùa thu năm 1965, nhóm chuyên giatên lửa cao cấp của Liên Xô tại Việt Nam đã gửi tờ trình lên Tổng Tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang Liên Xô về việc trao tặng Fyodor Ilinykh và Boris Mozhaev Huân chươngLenin và Sao vàng Anh hùng Liên Xô. Tuy nhiên, trong điều kiện bí mật về công việc của các chuyên gia quân sự Liên Xô tại Việt Nam, ý tưởng này đã không được thỏa mãn. Các anh hùng lực lượng tên lửa của cuộc chiến tranh Việt Nam chỉ được trao tặng Huân chương Lenin.

Đóng góp của tên lửa Liên Xô vào chiến thắng trước Hoa Kỳ

Fedor Ilinykh và Boris Mozhaev có nhiều người kế tục xứng đáng trong số các chuyên gia tên lửa Liên Xô. Thiếu tá Tereshchenko chiến đấu 11 trận và bắn rơi 10 máy bay. Thiếu tá Ryzhykh bắn hạ 8 con kền kền trong chín trận chiến. 8 máy bay Mỹ trong 10 trận chiến đấu đã bị Đại úy Bogdanov bắn rơi. Và sư đoàn của Ivan Proskurin đã bắn rơi 4máy bay bằng 3tên lửa trong một trận chiến! Thực tế là người Mỹ coi các vùng phía Nam VNDCCH là “vùng không phận” của họ và bay rất dày đặc. Do vậy, 1 chiếc máy bay đã dính phải các mảnh vỡ tên lửa bắn trúng mục tiêu gần đó.
Máy bay chiến đấu MIG-17PF của Liên Xô  - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.09.2021
NI nêu tên loại máy bay chiến đấu nổi bật của Liên Xô trong Chiến tranh Việt Nam
Các chiến thuật do Fedor Ilinykh và Boris Mozhaev phát triển đã được lực lượng tên lửa Việt Nam lấy làm cơ sở trong suốt cuộc Chiến tranh Việt Nam. Tổng cộng, từ tháng 7 năm 1965 cho đến khi chiến tranh kết thúc, gần 1300 máy bay địch, trong đó có 54 máy bay ném bom chiến lược, đã bị tên lửa Liên Xô tiêu diệt. Những chiếc B-52 đầu tiên đã bị tên lửa bắn rơi trên bầu trời Việt Nam, ở khu vực vĩ ​​tuyến 17, vào ngày 4 tháng 2 năm 1967.

Tôi muốn xem bộ phim mới như thế nào

“Tôi rất vui,” - Nikolai Kolesnik nói khi kết thúc cuộc phỏng vấn với Sputnik, - “Các nhà làm phim Nga đã quyết định tái hiện hình ảnh những người đồng đội của tôi trên màn ảnh. Họ là những người dũng cảm, tài năng, họ đã chiến đấu như những xạ thủ bắn tỉa, những bậc thầy thực sự về hỏa lực tên lửa phòng không. Các trung đoàn hỗn hợp Xô-Việt do họ chỉ huy đã hoạt động như một cơ chế phối hợp nhịp nhàng và đạt hiệu quả cao nhất trong tất cả các lực lượng phòng không VNDCCH."

Nến và hoa tưởng niệm - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.08.2022
Tim Page, phóng viên ảnh nổi tiếng về Chiến tranh Việt Nam, qua đời

"Đồng thời, tôi mong muốn bộ phim này sẽ trở thành một lời tri ân tưởng nhớ đến tất cả những người lính Liên Xô đã góp phần bảo vệ Việt Nam khỏi sự xâm lược của Mỹ: quân nhân tên lửa, phi công, đặc công, sĩ quan tình báo, xe tăng, công binh. Tôi mong muốn các nhà làm phim hãy đi sâu vào đề tài chiến tranh Việt Nam. Như vậy, lần đầu tiên họ làm quen với những cuốn sách tư liệu về hồi ký của những người tham gia từ Liên Xô dành riêng cho cuộc chiến, với những bộ phim tài liệu được tạo ra với sự tham gia của các cựu chiến binh Liên Xô, với trang web chi tiết của tổ chức liên vùng chúng tôi".

Những tư liệu tái hiện chân thực về chiến tranh Việt Nam, sự anh hùng của nhân dân Việt Nam và các chuyên gia quân sự Liên Xô là khá đủ để bộ phim này trở thành một tượng đài điện ảnh về tình anh em chiến đấu của các dân tộc chúng ta.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала