Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Tổ chức Khí tượng Thế giới gỡ bỏ đường lưỡi bò, Việt Nam lên tiếng là chính xác!

© AFP 2023 / WESTCOMQuần đảo Trường Sa. Biển Đông
Quần đảo Trường Sa. Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.08.2022
Đăng ký
Tổ chức Khí tượng Thế giới đã cắt đi phần bản đồ đường lưỡi bò trong bài đăng trên Facebook* của WMO, loại bỏ hoàn toàn khu vực hiển thị nội dung hình ảnh đường chín đoạn.
Yêu sách “cửu đoạn tuyến” - đường lưỡi bò hay đường chín đoạn là đường ranh giới mà Bắc Kinh tự vẽ ra ở khu vực Biển Đông có hình dạng giống như lưỡi bò, xuất hiện trong bản đồ địa lý mà Trung Quốc đơn phương công bố từ năm 2009, bị Việt Nam, Mỹ, Nhật Bản, Úc, nhiều nước EU và thế giới phản đối.
Giới quan sát cũng cho rằng, việc Việt Nam lên tiếng phản đối, yêu cầu Tổ chức Khí tượng Thế giới gỡ bỏ bản đồ đường lưỡi bò trong một tuyên bố được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đưa ra gần đây là chính xác và cần thiết. Tiếng nói của Hà Nội đã được lắng nghe và tôn trọng.

Tổ chức Khí tượng Thế giới bỏ đường lưỡi bò

Ngày 27/8, đồng loạt nhiều cơ quan truyền thông trong nước đưa tin về việc Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cuối cùng đã gỡ bỏ bản đồ đường lưỡi bò (đường chín đoạn) trong bài đăng chính thức của mình trên Facebook* của WMO.
Nếu như hôm 23/8, trên trang Facebook* của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) đăng tải hình ảnh bản đồ có đường lưỡi bò (đường 9 đoạn) phi pháp (trái với tuyên bố chủ quyền của Việt Nam) trên Biển Đông, thì đến hôm nay, 27/8, bức ảnh này hiện đã được gỡ và thay thế bằng hình ảnh khác không chứa đường lưỡi bò – yêu sách cửu đoạn tuyến của Bắc Kinh.
© Ảnh : World Meteorological OrganizationBản đồ sóng nhiệt của Tổ chức Khí tượng Thế giới không có đường chấm ở Biển Đông
Bản đồ sóng nhiệt của Tổ chức Khí tượng Thế giới không có đường chấm ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.08.2022
Bản đồ sóng nhiệt của Tổ chức Khí tượng Thế giới không có đường chấm ở Biển Đông
Điều này cho thấy yêu cầu của Việt Nam - đề nghị Tổ chức Khí tượng Thế giới gỡ bỏ bản đồ đường lưỡi bò và tôn trọng chủ quyền của Hà Nội đối với hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa ở Biển Đông đã được lắng nghe.
Theo hình ảnh mới được trang Facebook* của Tổ chức Khí tượng Thế giới cập nhật đã không còn đường lưỡi bò như trước đó. WMO đã chỉnh sửa bài đăng mới nhất kèm hình ảnh bản đồ về đợt nắng nóng tại Trung Quốc, thực tế đường 9 đoạn phi lý ở Biển Đông mà Trung Quốc vạch ra đã bị cắt bỏ.
Theo cập nhật mới nhất của Tổ chức Khí tượng Thế giới đối với bài đăng thì hình ảnh bản đồ hiển thị (ngày 27/8 hôm nay), đã được cắt sát vào phần lục địa Trung Quốc.

Làn sóng phản đối

Như Sputnik đã thông tin, ngày 23/8, Tổ chức Khí tượng Thế giới đã cập nhật tình hình nắng nóng tại Trung Quốc, tuy nhiên, hình ảnh mà tổ chức này đăng tải khiến người Việt Nam và người dân các nước có chung tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông với Bắc Kinh nổi giận.
Cụ thể, tấm bản đồ Trung Quốc mà WMO đăng tải có hình ảnh “đường lưỡi bò” – yêu sách không được thế giới thừa nhận của Bắc Kinh - trên Biển Đông.
Được biết, đây là bản đồ mà tổ chức này đăng lại từ Cục Khí tượng Trung Quốc.Tuy nhiên, sai sót và sơ ý của WMO là nguồn cơn thịnh nộ của các bên phản đối chính sách đường lưỡi bò của Bắc Kinh.
© Tạp chí Hải Quan - Cơ quan của Tổng cục Hải quanCái gọi là "đường lưỡi bò" thể hiện tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông
Cái gọi là đường lưỡi bò thể hiện tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.08.2022
Cái gọi là "đường lưỡi bò" thể hiện tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông
Trong khi đó, bài đăng ngày 23/8 trên tài khoản Twitter của Tổ chức Khí tượng Thế giới không có phần hiển thị toàn bộ đường 9 đoạn, nhưng vẫn có vài nét đứt của đường lưỡi bò. Tuy vậy, mạng xã hội Twitter không có công cụ chỉnh sửa bài đã đăng như Facebook*.
Đường “lưỡi bò”, “đường chín đoạn”, “chữ U” hay “đứt đoạn” đều là cách gọi khác nhau thế giới dùng để chỉ yêu sách của Trung Quốc đối với 80% diện tích Biển Đông. Đây là yêu sách và bản đồ mà Bắc Kinh tự vẽ ra ở khu vực Biển Đông có hình dạng giống như lưỡi bò, xuất hiện trong bản đồ địa lý mà Trung Quốc đơn phương công bố từ năm 2009.
Thực chất, đường lưỡi bò là một đoạn đường đứt bao quanh các quần đảo Đông Sa, Hoàng Sa, Trường Sa, bãi ngầm Trung Sa và có điểm giới hạn phía Nam là vĩ tuyến 40, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam. Ban đầu có 11 đoạn bao quanh, tuy nhiên, vào năm 1953, "đường 11 đoạn" này được Trung Quốc điều chỉnh thành "đường 9 đoạn" (bỏ 2 đoạn nằm trong khu vực Vịnh Bắc Bộ).
Tàu Trung Quốc ở Biển Đông. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.06.2022
Biển Đông
Việt Nam phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa
Trở lại với bài đăng của WMO, sau khi tấm bản đồ Trung Quốc được đăng tải, hình ảnh phẫn nộ này nhanh chóng nhận được sự quan tâm của người dân, cộng đồng mạng.
Nhiều người dùng Facebook* không chỉ ở Việt Nam mà còn từ nhiều nước trên thế giới bày tỏ phản đối việc đăng tải hình ảnh bản đồ có “đường lưỡi bò” phi lý và gây tranh cãi của Trung Quốc.

Tiếng nói của Việt Nam được tôn trọng

Như Sputnik đã đưa tin, tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao hôm 25/8 vừa qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng lên tiếng về vụ việc Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) sử dụng bản đồ của. Cục Khí tượng Trung Quốc với tấm bản đồ đường lưỡi bò - đường chín đoạn gây phẫn nộ.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam nhắc lại lập trường nhất quán của Hà Nội – bác bỏ, không thừa nhận yêu sách đường chín đoạn của Bắc Kinh.
“Việt Nam đã nhiều lần bác bỏ cái gọi là đường chín đoạn, cũng như các yêu sách biển trái với các công ước quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982)”, - người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng tái khẳng định.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nêu rõ quan điểm không chấp nhận mọi hình thức tuyên truyền xâm phạm chủ quyền của Việt Nam và phủ nhận giá trị pháp lý của những nội dung vi phạm trắng trợn tuyên bố chủ quyền của Hà Nội ở Biển Đông.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.08.2022
Biển Đông
Việt Nam yêu cầu gỡ bỏ nội dung liên quan đến bản đồ đường lưỡi bò của Tổ chức khí tượng thế giới

“Việt Nam cho rằng, mọi hình thức tuyên truyền, quảng bá, đăng tải nội dung, hình ảnh xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông đã được xác lập phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 là vô giá trị”, - đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định.

Tại họp báo, phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng cũng thông tin thêm rằng, đại diện phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva (Thụy Sĩ) đã trao đổi với đại diện Tổ chức Khí tượng Thế giới về vấn đề này.
“Việt Nam yêu cầu các quốc gia, các tổ chức tôn trọng quyền chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như các vùng biển liên quan ở Biển Đông, đồng thời, gỡ bỏ, sửa đổi nội dung không phù hợp”, - phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng tuyên bố.
Đến hôm nay, có thể nhận định rằng, việc Hà Nội lên tiếng phủ nhận các hành vi tuyên truyền, quảng bá, đăng tải nội dung, hình ảnh xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông như tại cuộc họp báo Bộ Ngoại giao ngày 25/8 vừa qua là chính xác, đúng đắn, kịp thời.
Yêu cầu Tổ chức Khí tượng Thế giới tôn trọng chủ quyền, gỡ bỏ bản đồ chứa đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc đã được lắng nghe. Tiếng nói được tôn trọng. Điều này cho thấy vị thế và uy tín ngày càng cao của Việt Nam trên trường quốc tế.
* Hoạt động của Meta (mạng xã hội Facebook và Instagram) bị cấm ở Nga do bị coi là cực đoan.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала