Gã khổng lồ chip Mỹ Synopsys quay sang Việt Nam vì thất vọng với Trung Quốc

© Fotolia / Olexandrkhoa học
khoa học  - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.08.2022
Đăng ký
Trước những khó khăn hiện hữu tại Trung Quốc, gã khổng lồ chip Mỹ Synopsys đang tìm đường sang Việt Nam để mở rộng đầu tư.
Bộ Thương mại Hoa Kỳ trước đó đã áp đặt lệnh cấm xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc.

Synopsys sẽ mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Nikkei Asia mới đây có bài viết cho biết, công ty chuyên sản xuất phần mềm thiết kế chip Synopsys đến từ Hoa Kỳ đang mở rộng đầu tư vào Việt Nam.
Synopsys là một công ty thuộc S&P 500, đối tác lớn của công ty sáng tạo đang phát triển các sản phẩm điện tử và ứng dụng phần mềm. Synopsys chuyên về tự động hóa thiết kế điện tử (EDA) và IP bán dẫn, đồng thời cung cấp danh mục dịch vụ và công cụ kiểm tra bảo mật ứng dụng rộng nhất trong ngành.
Ngày 26/8, tập đoàn này thông báo sẽ tặng giấy phép phần mềm cho một trung tâm thiết kế vi mạch của Việt Nam, đồng thời đào tạo nhân lực thiết kế chip cho nước này.
Lắp ráp chip. - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.08.2022
Việt Nam cần làm gì để tận dụng cơ hội trong cuộc đua chip toàn cầu?
Dù có quy mô nhỏ hơn ngành chế tạo chất bán dẫn, EDA đang ngày càng trở nên quan trọng trong cuộc chiến con chip trong bối cảnh Bắc Kinh đang nỗ lực tạo dựng một nền sản xuất chip riêng mà không phụ thuộc vào Mỹ.
Nikkei Asia cho rằng, động thái của Synopsys là một điều đáng mừng đối với Việt Nam. Dù các nhà sản xuất lớn như Apple và Panasonic đang rót tiền vào đất nước này, ngành công nghiệp chip của Việt Nam vẫn chưa phát triển cho tới khi Intel và Samsung đầu tư cách đây 2 năm.
"Thông qua quan hệ đối tác với các công ty nước ngoài, Việt Nam có thể bắt đầu thiết kế các chip tầm trung, chẳng hạn như cho tủ lạnh và các máy điều hòa không khí, và sau đó nâng cao chuỗi giá trị", - Phó chủ tịch kinh doanh Synopsys khu vực Đài Loan và Nam Á Robert Li cho hay.
Theo ông Li, việc tạo ra một con chip giống như thai nghén một đứa trẻ. Nó cần đến thời gian 9 tháng. Trong khi đó, nếu muốn thiết kế một con chip mới, phải mất 3 năm.

Việt Nam và ngành công nghiệp chất bán dẫn

Hôm 12 tháng 8, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã mở rộng danh mục các sản phẩm và công nghệ không được phép xuất khẩu sang Trung Quốc. Phần mềm thiết kế chip là một trong số đó. Hoa Kỳ hiện chiếm 97% thị phần toàn cầu đối với sản phẩm này.
Giám đốc Bán hàng Adrian Ng Siong Teck cho biết, Việt Nam là một trong những nước được Synopsys đánh dấu đầu tư sau khi công ty tổ chức cuộc họp báo cáo tài chính nội bộ.
“Trung Quốc vẫn là một thị trường quan trọng, nhưng chúng tôi phải cẩn thận một chút”, - ông nói.
Về phần mình, ông Li không cho biết Synopsys sẽ đầu tư thêm bao nhiêu vào Việt Nam, ngoài 30 giấy phép được tặng cho một khu công nghệ cao với trị giá 20 triệu USD.
Ông Robert Li cho rằng, thách thức lớn hiện nay của ngành sản xuất chip là thiếu nguồn nhân lực, trong khi đó Việt Nam có thế mạnh nhân lực này và chi phí còn thấp so với các nước khác trong khu vực như Singapore, Malaysia,…
Sơ đồ các thành phần trong chip điện thoại thông minh được công nhân xử lý tại nhà máy Oppo ở Đông Quan, Trung Quốc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.08.2022
Mỹ đang cố gắng ngăn tham vọng tự chủ chip của Trung Quốc
Synopsys hiện có 2 văn phòng tại TP.HCM và hai tại Đà Nẵng, với hơn 400 nhân viên. Công ty đang có kế hoạch tuyển thêm 300 đến 400 nhân sự nữa.
Theo ông Teck, các kỹ sư chip ở Việt Nam đã thiết kế các chương trình máy tính back-end cho các công ty mẹ của họ như Renasas hoặc Ampere, và có thể phát triển dựa trên kiến thức chuyên môn đó.
Việt Nam đã nỗ lực không ngừng để có được chỗ đứng trong lĩnh vực bán dẫn trong hơn một thập kỷ qua.
“Có rất nhiều công ty muốn đến Việt Nam để tìm kiếm nhân tài. Họ sẽ mang đến những dự án thiết kế vi mạch. Một khi Việt Nam tích lũy đủ kinh nghiệm, Việt Nam sẽ chuyển sang giai đoạn tiếp theo”, - ông Robert Li nhận định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала