Chuyên gia: Scholz đẩy các nước rời khỏi EU bằng những ý tưởng về cải cách EU

© AFP 2023 / ODD ANDERSENThủ tướng Đức Olaf Scholz
Thủ tướng Đức Olaf Scholz  - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.08.2022
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Một số nước Liên minh châu Âu có thể tuyên bố rút khỏi hiệp hội liên quan đến đề xuất của Thủ tướng Đức Olaf Scholz về việc cải tổ EU về từ bỏ quyền phủ quyết, ra quyết định theo nguyên tắc đa số, Tiến sĩ Khoa học Chính trị, Giáo sư Viện Hàn lâm Khoa học Nga Alexander Gusev nói với Sputnik.
Hôm thứ Hai, Thủ tướng Đức Olaf Scholz gợi ý thảo luận về khả năng cải tổ EU và từ bỏ quyền phủ quyết, tập trung vào nguyên tắc đa số khi đưa ra quyết định về các vấn đề như trừng phạt hay nhân quyền. Ông nói ở những nơi cần có sự nhất trí như hiện nay, có nguy cơ một quốc gia, với quyền phủ quyết của mình, sẽ ngăn cản tất cả các quốc gia khác tiến lên, rủi ro như vậy sẽ tăng lên với mỗi thành viên mới.
Theo chuyên gia này, tuyên bố của Scholz "buộc lãnh đạo các nước châu Âu phải suy nghĩ về việc rời khỏi Liên minh châu Âu" và "theo đuổi một chính sách đối ngoại và đối nội độc lập".

"Hungary và Hà Lan có thể là những nước đầu tiên rời EU. Có lẽ Hà Lan, Bulgaria, Romania, Tây Ban Nha. Có thể cả các nước nhỏ - Bulgaria và các nước gần đây đã gia nhập EU", - Gusev nói.

Chuyên gia này tin rằng với những tuyên bố của mình, Scholz "đẩy lùi" các nước muốn gia nhập Liên minh châu Âu.

"Hậu quả có thể xảy ra đối với những quốc gia trong Liên minh châu Âu - họ có thể không đến đó, bởi vì, tôi nhắc lại, có 54 quốc gia ở châu Âu, và chỉ có 29 quốc gia ở EU, vì vậy vẫn còn một "mùa thu" trong tuyển dụng. Bằng các hành động của mình, Liên minh Châu Âu đẩy lùi các nước gia nhập EU", - chuyên gia nói.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.08.2022
Thủ tướng Đức Olaf Scholz đề nghị thảo luận về khả năng cải tổ EU và từ bỏ quyền phủ quyết

Sự sụp đổ của Liên minh Châu Âu

"Scholz cố tình phá hoại Liên minh châu Âu bằng những tuyên bố như vậy, bởi vì Đức là trụ cột của Liên minh châu Âu, quốc gia đóng góp chính vào ngân sách của EU", - Gusev tổng kết.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng ủng hộ ý tưởng của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về việc thành lập một cộng đồng chính trị châu Âu mới với mục đích tương tác chặt chẽ hơn với các nước châu Âu không phải là thành viên Liên minh châu Âu. Theo Scholz, nền tảng mới có thể thảo luận các vấn đề liên quan đến an ninh và năng lượng, cũng như bảo vệ khí hậu. Đồng thời, theo ông, "chúng tôi không nói về một giải pháp thay thế cho việc mở rộng EU sắp tới".
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала