Việt Nam: Thử vỉa có thêm 2.500 thùng dầu/ngày, PVN muốn thêm quyền khai thác

© Ảnh : Trần Huy Hùng - TTXVNThu ngân sách nhà nước từ dầu thô 7 tháng ước đạt 43 nghìn tỷ đồng
Thu ngân sách nhà nước từ dầu thô 7 tháng ước đạt 43 nghìn tỷ đồng  - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.09.2022
Đăng ký
Nỗ lực gia tăng sản lượng khai thác và đặc biệt là sau khi thử vỉa có thêm 2.500 thùng/ngày, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đã kiến nghị được tăng thêm quyền khai thác.
PVN cũng đã đề xuất Chính phủ phân cấp uỷ quyền cho tập đoàn này được phê duyệt điều chỉnh kế hoạch phát triển mỏ dầu khí (FDP) do thẩm quyền đang thuộc về Thủ tướng.

PVN thử vỉa có thêm 2.500 thùng/ngày

Văn phòng Chính phủ đã có văn bản gửi các bộ ngành liên quan lấy ý kiến về kiến nghị của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN – Petrovietnam) để gia tăng sản lượng khai thác dầu khí.
Cụ thể, theo văn bản của Văn phòng Chính phủ, Phó thủ tướng Lê Văn Thành đã giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp cùng các bộ ngành liên quan thực hiện rà soát kỹ quy định pháp luật về quy trình, trình tự thủ tục để trình, thẩm định, phê duyệt và thực hiện kế hoạch phát triển mỏ dầu khí.
Đồng thời sửa đổi các kế hoạch khai thác, phát triển mỏ, tổ chức thẩm định, báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định theo đúng quy định pháp luật.
Trước đó, tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam cũng đã kiến nghị Chính phủ phân cấp, ủy quyền cho PVN được phê duyệt điều chỉnh kế hoạch phát triển mỏ dầu khí (FDP). Lý do, theo thông tin được báo Tuổi Trẻ dẫn, là vì thẩm quyền đang thuộc Thủ tướng.
PVN cũng cho biết, ngoài các giải pháp thông thường như đảm bảo tiến độ phát triển mỏ, khoan, sửa chữa và can thiệp giếng, tập đoàn đã triển khai thêm giải pháp như khoan đan dày, bắn vỉa bổ sung.
Trên cơ sở đề xuất của người điều hành, tập đoàn đã phê duyệt để thử vỉa tại một số lô chưa có trong kế hoạch phát triển mỏ.
“Kết quả ban đầu cho thấy, sản lượng khai thác thử vỉa là khoảng 2.500 thùng/ngày”, theo PVN.
Dù sản lượng khai thác thử vỉa lớn như vậy, nhưng PVN cho rằng để khai thác ổn định cần phê duyệt chính thức cho phép khai thác từ các vỉa này, nên với mục tiêu đưa các vỉa này vào khai thác sớm nhất, tập đoàn Dầu khí Việt Nam nhấn mạnh nên rút gọn quy trình.
“Cần rút gọn quy trình xem xét phê duyệt trên cơ sở đề nghị Thủ tướng phân cấp, ủy quyền cho tập đoàn”, theo phía PVN.
Bên cạnh đó, để gia tăng sản lượng năm 2022 và các năm tiếp theo, PVN cũng kiến nghị sửa chữa đối với một số giếng dầu bị hỏng làm giảm hiệu quả khai thác, sửa chữa đường ống dẫn khí nâng tại một số lô, với các chi phí sửa chữa được tính vào chi phí hoạt động hàng năm của tập đoàn.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Dầu khí (sửa đổi) - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.08.2022
Không phải PVN, quyền phê duyệt toàn bộ nội dung hợp đồng dầu khí thuộc về Thủ tướng

Tìm mọi giải pháp để tăng sản lượng khai thác

Góp ý về những đề xuất này, Bộ Công Thương cho rằng việc khoan đan dày, khoan cắt thân hay tái hoàn thiện giếng, bắn vỉa và đưa vào khai thác các vỉa... là hoạt động thường xuyên, mang tính kỹ thuật chuyên môn sâu được PVN thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.
Tại nhiều chỉ đạo của Thủ tướng, Phó thủ tướng Lê Văn Thành đã yêu cầu PVN tìm mọi giải pháp để gia tăng sản lượng khai thác dầu khí năm 2022 - 2023, tranh thủ thời cơ nâng cao hiệu quả kinh tế đặc biệt khi giá dầu tăng cao, không bỏ lỡ cơ hội đầu tư khi thị trường thuận lợi.
Do đó, theo Bộ Công Thương, việc tăng cường phân cấp, nâng cao trách nhiệm của PVN nhằm cắt giảm thủ tục, rút ngắn thời gian phê duyệt, nâng cao hiệu quả quản lý - một nội dung đã được đưa vào Luật dầu khí sửa đổi trình Quốc hội là cần thiết nên ủng hộ cho đề xuất này.
Tuy nhiên, Bộ Công Thương yêu cầu tập đoàn Dầu khí Việt Nam chịu trách nhiệm giám sát hoạt động, chi phí liên quan, tối ưu chế độ khai thác, đảm bảo an toàn, không làm ảnh hưởng đến sản lượng và hiệu quả dự án, cập nhật báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí theo đúng quy định.
Cũng bày tỏ quan điểm đồng tình với đề xuất, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC) cho rằng việc PVN chủ động để xây dựng các giải pháp nhằm gia tăng sản lượng khai thác dầu khí theo chỉ đạo là cần thiết.
“Do đó, việc phân cấp cho PVN trong điều chỉnh FDP sẽ tạo thuận lợi cho tập đoàn để gia tăng sản lượng khai thác”, Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhận định.
Tuy nhiên, Uỷ ban này cũng yêu cầu PVN chịu trách nhiệm về hiệu quả tài chính, đảm bảo khả thi về mặt kỹ thuật, an toàn cho phép trong khai thác dầu khí của các mỏ.
Trong khi đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lại cho rằng PVN cần tuân thủ quy định tại nghị định 95 hướng dẫn thi hành Luật dầu khí quy định Thủ tướng chưa quy định phân cấp, ủy quyền cho PVN.
Trong trường hợp đẩy nhanh tiến độ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Bộ Công Thương theo thẩm quyền, chỉ đạo PVN và nhà thầu dầu khí khẩn trương sửa đổi, bổ sung FDP, rút ngắn thời gian thẩm định của hội đồng thẩm định kế hoạch phát triển mỏ, trình Thủ tướng phê duyệt.
Trước đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất nội dung quy định về việc giao thẩm quyền cho Thủ tướng Chính phủ phê duyệt toàn bộ nội dung hợp đồng dầu khí.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu tiếp tục rà soát, bảo đảm quy định rõ ràng, minh bạch, chặt chẽ, đồng thời, theo đúng tinh thần phân cấp và cải cách thủ tục hành chính, quy định rõ trách nhiệm phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, trách nhiệm thẩm định của Bộ Công Thương và trách nhiệm của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam quản lý và tổ chức thực hiện có hiệu quả hợp đồng dầu khí, kết luận nêu rõ yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Thu ngân sách nhà nước từ dầu thô 7 tháng ước đạt 43 nghìn tỷ đồng  - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.08.2022
Việt Nam: PVN đề xuất xây Tổ hợp Lọc hóa dầu và Kho dự trữ dầu quốc gia 19 tỷ USD

Việt Nam: Doanh thu từ dầu thô tăng mạnh

Hiện tại, theo nhiều chuyên gia, tiềm năng trữ lượng dầu khí của Việt Nam còn rất lớn, để nguồn tài nguyên này có thể góp phần vào phát triển kinh tế đất nước và bảo vệ chủ quyền Tổ quốc, công tác tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác cần được triển khai thuận lợi, thông suốt để làm động lực cho các nhà đầu tư, tăng cường các hoạt động thăm dò khai thác dầu khí, qua đó tạo ra các nguồn thu mới cho đất nước.
Như Sputnik đã đề cập, Việt Nam vẫn “hốt bạc” nhờ dầu thô. Báo cáo từ Tổng cục Thống kê mới đây cho biết, thu từ dầu thô tăng mạnh góp phần giúp cho tổng thu ngân sách tăng gần 20% so với cùng kỳ năm trước.
Số liệu thống kê cho thấy, tổng thu ngân sách Nhà nước tháng 8 ước đạt 106.000 tỷ đồng. Trong đó, ước thu nội địa tháng 8 đạt 78.400 tỷ đồng, thu từ dầu thô đạt 6.200 tỷ đồng, thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 16.600 tỷ đồng.
Lũy kế 8 tháng năm 2022, tổng thu ngân sách Nhà nước đạt 1.208,2 nghìn tỷ đồng, bằng 85,6% dự toán năm và tăng 19,4% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, thu từ dầu thô qua 8 tháng đạt 51.100 tỷ đồng, bằng 181,2% dự toán năm và tăng 98,8% so với cùng kỳ năm trước.
Báo cáo tình hình kinh doanh của PVN cũng cho thấy, trong 7 tháng đầu năm 2022, sản lượng khai thác dầu đạt 6,38 triệu tấn, vượt 22% so với kế hoạch. Sản lượng khai thác khí đạt 4,76 tỉ m3, bằng 86% kế hoạch do nhu cầu huy động khí thấp.
Năm 2022 này, PVN đặt kế hoạch khai thác 17,84 triệu tấn dầu khí, trong đó ước thực hiện với khai thác dầu cho cả năm là 10,22 triệu tấn, vượt 1,48 triệu tấn, vượt 17% kế hoạch năm. Sản lượng khai thác khí đạt 6,99 tỷ m3, bằng 77% kế hoạch năm.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала