Lò phản ứng Fukushima-1 sẽ được ngâm trong nước để loại bỏ nhiên liệu hạt nhân

© AFP 2023 / POOL / Issei KATOFukushima-1
Fukushima-1 - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.09.2022
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Các chuyên gia Nhật Bản đề xuất một giải pháp mới để loại bỏ hết nhiên liệu hạt nhân nóng chảy của một trong những lò phản ứng xảy ra sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima-1. Phương pháp đó là ngâm lò trong nước, kênh truyền hình NHK dẫn nguồn tin thân cận với Công ty Điện lực Tokyo Electric Power (TEPCO) cho biết.
Giải pháp này là tạo ra một bể ngầm xung quanh tòa nhà chứa lò phản ứng số ba. Kết cấu công trình sẽ giống như một cái quách bền vững và không thấm nước, có khả năng chịu được tải trọng lớn bên ngoài và áp suất cao từ bên trong.
Vì nước có thể làm phân tán bức xạ của chất phóng xạ, nên việc làm ngập lò phản ứng bên trong công trình có thể tạo ra môi trường an toàn hơn để tách chiết phần nhiên liệu đã tan chảy. Đây được coi là phần việc khó nhất trong công tác khắc phục hậu quả tai nạn xảy ra tại nhà máy điện hạt nhân này.
Nhà máy điện hạt nhân Nhật Bản Fukushima-1. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.09.2021
Tiết lộ thiệt hại quy mô lớn tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima-1 Nhật Bản
Ngoài ra, việc này có thể rất tốn kém và sẽ làm tăng đáng kể ngân sách xử lý ô nhiễm tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima-1 được ước tính từ trước vào khoảng 57,5 tỷ USD, vì dự án đòi hỏi công nghệ tiên tiến và các giải pháp kỹ thuật phức tạp.
Trước đây dự kiến trong năm nay sẽ triển khai loại bỏ nhiên liệu hạt nhân nóng chảy tại lò phản ứng số hai. Các chuyên gia đã lên kế hoạch thực hiện phương pháp xử lý “khô” bằng cách sử dụng thiết bị robot. Tuy nhiên công việc này bị hoãn lại từ một đến một năm rưỡi. Việc tháo dỡ toàn bộ nhà máy điện hạt nhân Fukushima-1 dự kiến hoàn thành vào khoảng năm 2050.
Năm 2011 tại Fukushima-1 NPP xảy ra tai nạn phóng xạ do trận động đất mạnh nhất trong lịch sử của Nhật Bản và cơn sóng thần sau đó. Phát tán ra ngoài môi trường chủ yếu là các nguyên tố phóng xạ dễ bay hơi, như đồng vị của các chất iod (iodine, ký hiệu I) và cesium (caesi, ký hiệu Cs), lượng phát thải lên tới 20% lượng ô nhiễm phóng xạ từ vụ tai nạn Chernobyl.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала