Kéo dài cao tốc từ Ấn độ - ASEAN đến Việt Nam: Trung Quốc dần mất vị thế?

© AFP 2023 / Chandan KhannaChuyến tàu ở Ấn Độ
Chuyến tàu ở Ấn Độ - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.09.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) – Tuyến cao tốc đi qua 3 nước Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan kéo dài sang 3 nước Đông Nam Á sẽ là con đường tơ lụa thứ hai để phát triển kết nối giữa Ấn Độ với ASEAN. Từ đó, hình thành trục đối trọng với Trung Quốc.

Ấn Độ tăng tốc cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc tại Đông Nam Á

Ấn Độ đang có kế hoạch kéo dài tuyến cao tốc 3 nước gồm Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan sang Lào, Campuchia và Việt Nam. Hiện tại, tuyến cao tốc nối Ấn Độ, Myanmar và Thái Lan dài khoảng 1.400km. Nếu được kéo tới Việt Nam, tuyến cao tốc này sẽ dài khoảng 3.200km.
Mục tiêu quan trọng của dự án đường cao tốc là cải thiện mối quan hệ thương mại giữa ASEAN và Ấn Độ.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi với đại diện các nước thành viên ASEAN tại New Delhi, Ấn Độ - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.07.2022
Liệu Ấn Độ và ASEAN có thể dựa vào nhau khi đối mặt với sự cạnh tranh quyền lực Trung-Mỹ?
Năm 2009, ASEAN và Ấn Độ đã ký một hiệp định thương mại, Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ, tạo ra một trong những khu thương mại tự do lớn nhất thế giới. Việc mở rộng Đường cao tốc Ba bên tới nhiều khu vực khác của Đông Nam Á được kỳ vọng sẽ mở ra một số cơ hội thương mại và đầu tư theo thỏa thuận đó.
Nhận định việc Ấn Độ đang đẩy nhanh việc mở rộng đường cao tốc sang Việt Nam, trả lời phỏng vấn Sputnik, Ông Lê Đỗ Mười, Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển GTVT (Bộ GTVT) cho hay, nếu tuyến đường này được triển khai, chắc chắn sẽ cải thiện khả năng kết nối khu vực và giúp thúc đẩy thương mại giữa Ấn Độ và ASEAN, trong đó có Việt Nam.

“Nói về tổng thể quốc gia và kết nối quốc tế, nếu dự án này triển khai thì Chính phủ Việt Nam chắc chắn hoàn toàn ủng hộ. Tuyến cao tốc này không khác gì con đường tơ lụa thứ hai để phát triển kết nối giữa Ấn Độ và ASEAN. Nó sẽ hình thành trục đối trọng với phía Trung Quốc và tính chủ động kết nối sẽ cao hơn. ASEAN kết nối với Ấn Độ cũng sẽ cởi mở hơn, rộng hơn và sự giao thương giữa Ấn Độ và một số nước khu vực Nam Á không cần phụ thuộc nước thứ 3 là Trung Quốc”, Vị viện trưởng phân tích.

Có thể thấy, kéo dài tuyến cao tốc sang 3 nước Đông Nam Á là một phần trong chính sách “Hành động hướng Đông” của Ấn Độ khi đã nối Moreh ở phía Đông Bắc của Ấn Độ với Mae Sot ở Thái Lan và qua Myanmar.
Chính sách kết nối khu vực này của Ấn Độ hoàn toàn phù hợp với chính sách Việt Nam khi có thể tận dụng những kết quả đã đạt được, phát huy tiềm năng giữa Việt Nam với Ấn Độ để thúc đẩy mối kinh tế - chính trị lên một tầm cao mới.

“Về nội tại, giao thông Việt Nam từ nay đến 2030 theo quy hoạch và theo chỉ đạo của Quốc hội cũng như Chính phủ, hiện nay hầu như mạng lưới đường bộ Việt Nam đi quốc tế đáp ứng tốt. Nếu đưa tuyến cao tốc tốc độ cao này vào khai thác thì đây là tuyến ngắn nhất để Việt Nam kết nối với Ấn Độ. Nếu cả đường bộ với đường sắt kết nối với tuyến này thì Việt Nam hoàn toàn có lợi thế rất lớn, qua đó mạnh hơn nữa giao thương giữa Việt Nam với toàn bộ các nước trong khu vực ASEAN và Nam Á”, ông Mười nhấn mạnh.

© Depositphotos.com / DihukTàu chở khách ở Ấn Độ
Tàu chở khách ở Ấn Độ - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.09.2022
Tàu chở khách ở Ấn Độ
Theo đó, Việt Nam có các cửa khẩu đấu nối với quốc tế, trong đó có Bắc Á và Nam Á. Về đường sắt, có cửa khẩu kết nối với Trung Quốc và đi Bắc – Trung Á và châu Âu. Đường bộ đã có các tuyến kết nối Việt Nam – Trung Quốc, hiện đang thông thương ổn định.
Việt Nam cũng có cửa khẩu quốc tế lớn như Lao Bảo kết nối với Lào, sang Thái Lan. Sắp tới sẽ có tuyến Hà Nội – Viêng Chăn. Ngoài ra, đã có hành lang Đông Tây từ Myanmar đi Quảng Trị, và tuyến Myanmar đi Lào, Campuchia đi qua QL9, QL8 và QL7.
Với hạ tầng sẵn có, việc hợp tác phát triển giao thông và logictics giữa Ấn Độ và Việt Nam nói riêng có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy giao thương, dịch vụ và đầu tư, tạo cơ hội phát triển vùng, đặc biệt là khu vực phía Đông Ấn Độ và cửa ngõ ASEAN thông qua dự án đường cao tốc. Hơn nữa, tuyến đường sẽ rút ngắn khoảng cách giữa khu vực sông Mekong và Tây Ấn Độ, kết nối cả đường bộ và đường thuỷ.

“Hiện nay, thị trường xuất nhập khẩu về nguyên vật liệu đầu ra đầu vào tại Nam Á và Ấn Độ là thị trường rất mở và rất lớn. Nguồn cung vật liệu và nguồn Việt Nam xuất khẩu đang có nhu cầu. Sau bối cảnh dịch bênh Covid vừa rồi, Việt Nam đã tổ chức nhiều phương thức để kết nối, như tận dụng đường sắt để kết nối, hay kết nối đường biển. Tuy nhiên, đường biển có chi phí rất cao. Nếu làm được tuyến đường cao tốc này sẽ hình thành mạng lưới vận tải rất lớn. Từ đó, giảm giá thành vận tải, đóng góp tăng trưởng cho giao thương song phương”.

Việc hợp tác phát triển giao thông và logictics về đường thủy, đường bộ, hàng không giữa Ấn Độ và ASEAN có vai trò rất quan trọng. Đây là cơ sở góp phần thúc đẩy thương mại, giao lưu văn hóa, dịch vụ và đầu tư, tạo cơ hội phát triển vùng, đặc biệt là khu vực phía Đông Ấn Độ và cửa ngõ ASEAN.
Với Ấn Độ, tuyến đường cao tốc này sẽ mở ra cơ hội mới về dầu mỏ và khí đốt ngoài khơi Myanmar và Việt Nam. Đồng thời tiếp cận dễ dàng hơn sản phẩm của Nhật Bản chế tạo tại Thái Lan cũng như mang tới sự thịnh vượng cho các bang nghèo ở vùng Đông Bắc Ấn Độ.
Từng bước thực hiện chủ trương xây dựng Ninh Thuận trở thành Trung tâm Năng lượng tái tạo của cả nước, đến nay, UBND tỉnh Ninh Thuận đã cấp quyết định chủ trương đầu tư cho 37 dự án điện mặt trời và 15 dự án điện gió với tổng công suất trên 3.342 MW - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.02.2022
Ấn Độ và ASEAN hợp tác về năng lượng tái tạo, sẽ nhắm Việt Nam đầu tiên?

Việt Nam là trụ cột quan trọng trong chính sách “Hành động hướng Đông” của Ấn Độ

Việc sớm hình thành “con đường tơ lụa” thứ 2 càng có ý nghĩa đặc biệt hơn, trong bối cảnh tiềm năng hợp tác về kinh tế giữa Ấn Độ và Việt Nam còn nhiều dư địa, đặc biệt trong các lĩnh vực năng lượng, cơ sở hạ tầng, dệt may và dược phẩm.

“Với tiềm lực hiện nay thì Ấn Độ và các cấp quốc gia trong khu vực phải đồng lòng quyết tâm cao thì mới làm được. Để tuyến đường này sớm hình thành, các quốc gia cần đưa ra các giải pháp mạnh mẽ, đặc biệt các nước có kinh tế chưa phát triển và tình hình chính trị chưa ổn định, cần phải nhóm họp bàn bạc để đưa ra chiến lược tổng thể”, Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển GTVT nêu ra giải pháp.

Kể từ khi nâng cấp quan hệ vào năm 2016 lên mức Đối tác Chiến lược Toàn diện, hai nước Việt Nam và Ấn Độ đang hợp tác chặt chẽ trong việc thảo luận các vấn đề song phương, khu vực và quốc tế. Việt Nam và Ấn Độ đều có những mối quan tâm chung và lợi ích chung. Hai nước đều coi nhau là đối tác đáng tin cậy trong việc cùng theo đuổi sự phát triển kinh tế.
Việc Việt Nam nhấn mạnh phát triển kinh tế như một nhiệm vụ trọng tâm và Chính sách “Hành động hướng Đông” của Ấn Độ đã đưa hai bên xích lại gần nhau hơn, thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước trong thời gian tới, đáp ứng nhu cầu và lợi ích của hai bên.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала