Lo thiếu nguồn cung, thế giới bắt đầu có cái nhìn khác về cà phê Việt Nam

© Flickr / Andy SimmonsСà phê
Сà phê  - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.09.2022
Đăng ký
Việt Nam được cho là đang nắm giữ chìa khoá quan trọng trên thị trường cà phê thế giới. Giá cà phê xuất khẩu tăng cao kỷ lục trong bối cảnh toàn cầu lên cơn sốt do lo ngại thiếu hụt nguồn cung cà phê cho thấy vị thế đặc biệt của Việt Nam.
Cũng cần nhắc lại rằng, Việt Nam là một trong những cường quốc xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, đặc biệt có thế mạnh về cà phê robusta, do đó, việc tăng hay giảm nguồn cung hoặc điều chỉnh chiến lược sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường toàn cầu.

Xuất khẩu cà phê Việt Nam đạt trên 2,8 tỷ USD nhờ đà tăng giá kỷ lục

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) vừa có báo cáo về thị trường nông, lâm, thủy sản, đáng chú ý trong đó là tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
Cục Xuất khẩu dẫn số liệu từ Tổng cục Hải quan cho biết, tháng 8/2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam - nước sản xuất cà phê robusta lớn nhất thế giới, đạt 110.000 tấn, trị giá 257 triệu USD. Tuy giảm 6,2% về lượng, nhưng giá trị xuất khẩu cà phê của Việt Nam lại tăng 9,0% về trị giá so với cùng kỳ.
Đồn điền cà phê ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.08.2022
Việt Nam tìm ra lời giải cho bài toán thiếu hụt tồn kho cà phê
Theo nhà chức trách Việt Nam, tính chung 8 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 1,24 triệu tấn, trị giá 2,82 tỷ USD, tăng 14,7% về lượng và tăng 39,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
“Dự kiến, hết tháng 9, kim ngạch xuất khẩu cà phê sẽ vượt mức 3,07 tỷ USD thực hiện trong cả năm ngoái”, - báo cáo nêu.
Như vậy, nếu ước tính của Cục Xuất nhập khẩu là đúng thì Việt Nam sẽ chỉ mất 9 tháng để vượt cả giá trị xuất khẩu của năm 2021. Thực tế, như Sputnik đã thông tin, giá xuất khẩu cà phê tăng kỷ lục từ đầu năm tới nay. Việt Nam được hưởng lợi lớn trong xu thế tăng giá cà phê toàn cầu này.

Thế giới lo thiếu nguồn cung cà phê

Thế giới đang có cái nhìn khác về cà phê Việt Nam, nhất là trong bối cảnh thiếu hụt nguồn cung và giá cà phê tăng cao như hiện nay.
Nguyên nhân giá cà phê vọt tăng kỷ lục xuất phát từ lo ngại thiếu hụt nguồn cung, do đó, giá cà phê cả trong nước và thị trường thế giới đều tăng lên chóng mặt.
Thống kê cho thấy, tháng 8/2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt 2.336 USD/tấn, tăng 1,6% so với tháng 7/2022 và tăng 16,1% so với tháng 8/2021.
Cũng trong 8 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt 2.268 USD/tấn, tăng 21,7% so với cùng kỳ năm 2021.
Dù số liệu mới có hết tháng 7 ghi nhận khi xét về chủng loại xuất khẩu, nhưng có thể thấy, hầu hết các chủng loại cà phê tăng, ngoại trừ cà phê Excelsa giảm mạnh.
cà phê - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.08.2022
Tình trạng thiếu cà phê ngày càng tăng ở Việt Nam có nguy cơ làm tăng giá toàn cầu
Báo cáo của Cục Xuất khẩu nêu, tháng 7/2022, xuất khẩu cà phê Robusta đạt 98,72 nghìn tấn, trị giá 192,4 triệu USD, giảm 9,9% về lượng, nhưng tăng 3,4% về trị giá so với tháng 7/2021.
Tính chung 7 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê Robusta đạt 1,01 triệu tấn, trị giá gần 2 tỷ USD, tăng 20,1% về lượng và tăng 48,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Trong đó, xuất khẩu cà phê robusta của Việt Nam sang một số thị trường giảm về lượng, như Nhật Bản, Algeria, Hàn Quốc, Trung Quốc. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, xuất khẩu cà phê robusta của Việt Nam sang nhiều thị trường tăng như Mỹ, Đức, Bỉ, Italy.
Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương cũng dự báo, giá cà phê thế giới tiếp tục tăng trong thời gian tới.

“Lo ngại nguồn cung thiếu hụt sẽ hỗ trợ giá cà phê tăng”, - Cục Xuất nhập khẩu nhấn mạnh.

Cà phê hạt - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.09.2021
Cà phê xuất khẩu đang chịu "thiệt thòi", Việt Nam có sớm lấy lại được vị thế?
Trước đó, theo khảo sát của Bloomberg, dự trữ cà phê toàn cầu được dự báo sẽ giảm một nửa vào cuối tháng 9/2022 so với cùng kỳ năm 2021. Trong khi đó, sản lượng cà phê của Việt Nam cũng dự kiến sẽ giảm 6% xuống còn 1,72 triệu tấn trong giai đoạn 2022/2023.
Theo nhà tư vấn, phân tích Safras & Mercados, sản lượng cà phê của Brazil năm nay sẽ không đạt mức dự báo 61,1 triệu bao do hệ quả của những đợt sương giá và khô hạn năm ngoái.
Trong khi đó, tình hình của Việt Nam cũng không hẳn khả quan khi sản lượng cà phê của quốc gia Đông Nam Á này được xác định sẽ không tăng mà có xu hướng giảm.
Năm ngoái, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 1,56 triệu tấn, trị giá 3,07 tỷ USD, giảm 0,2% về lượng nhưng tăng 12,1% về trị giá so với năm 2020. Giá cà phê xuất khẩu bình quân đạt 1.966 USD/tấn, tăng 12,3% so với năm 2020. Thời điểm cao nhất trong năm 2021, giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam đạt 2.344 USD/tấn.

“Triển vọng ngành cà phê Việt Nam đang rất tốt”

Thông tin từ Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa) cho biết, nếu giá cà phê xuất khẩu neo ở mức cao, dự kiến cả năm 2022 ngành cà phê Việt Nam vẫn có thể thiết lập được mốc kim ngạch kỷ lục 4 tỷ USD.
Xét nhiều yếu tố từ nguồn cung khan hiếm đến những lo ngại về thời tiết ảnh hướng đến vụ mùa tới, thị trường thế giới tiếp tục gia tăng thu mua cà phê. Điều này sẽ giúp thị trường cà phê trong nước tăng trong thời gian tới. Hay nói cách khác, Việt Nam nắm chìa khoá quan trọng của thị trường cà phê thế giới.
Cũng theo các chuyên gia, cùng với việc nắm giữ chìa khoá quan trọng, khẳng định vị thế nhà xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới và có ảnh hưởng lớn trên toàn cầu, việc tiêu dùng nội địa mặt hàng này tăng, mở rộng quá trình chế biến sâu thay vì chỉ xuất bán thô cùng với nguy cơ thiếu hụt nguồn cung trên thị trường toàn cầu giúp cà phê Việt Nam có triển vọng rất tốt thời gian tới.
Theo ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê – Cacao Việt Nam phân tích, nhiều khả năng lượng tồn kho đang trong xu hướng giảm và niên vụ tới cũng có thể giảm, hơn nữa khi tiêu thụ nội địa tăng thì nguyên liệu để xuất khẩu sẽ không còn dồi dào như những năm trước, buộc các nhà xuất khẩu cà phê nhân phải có định hướng phù hợp. Cũng theo người đứng đầu Vicofa, đối với các nhà rang xay nước ngoài nhập khẩu cà phê nhân của Việt Nam cũng tính toán lại.
“Có thể thấy triển vọng ngành cà phê Việt Nam rất tốt”, - ông Hải nói và lưu ý thêm rằng, không chỉ nhà xuất khẩu Việt Nam phải định hướng lại kế hoạch kinh doanh của họ trong năm tới và các năm tiếp theo, nhà rang xay quốc tế cũng sẽ nhìn cà phê Việt Nam với cái nhìn khác hơn trước đây.
Lãnh đạo Vicofa lưu ý thời gian tới, Việt Nam không còn là nước xuất cà phê thô bởi cà phê chế biến sâu và tiêu thụ nội địa đang tăng trưởng mạnh.
Quán cà phê Starbucks ở TP.HCM - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.07.2022
Nestlé và Starbucks giới thiệu cà phê Starbucks At Home tại Việt Nam
“Chính các yếu tố trên sẽ giúp cho giá cà phê xuất khẩu trong năm 2023 sẽ khởi sắc hơn so với năm nay”, - ông Hải nhận định.
Cà phê vụt sáng trở thành mặt hàng xuất khẩu đem lại lợi nhuận cao cho Việt Nam thời gian gần đây, với đà tăng giá, mục tiêu xuất khẩu 3 tỷ USD của ngành cà phê đạt hoàn thành sớm khi chính vụ thu hoạch chưa bắt đầu và ngành này đang hướng tới mốc 4 tỷ USD cho cả năm 2022.
Cùng với đó, Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam cũng đặt mục tiêu trong 10 năm tới kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt 5 - 6 tỷ USD, tức gấp khoảng 2 lần so với hiện tại trong bối cảnh thế giới ngày càng lo thiếu hụt nguồn cung cà phê.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала