Lý do Việt Nam phải tăng mua điện của Lào

© Depositphotos.com / VinhdavCột điện.
Cột điện. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.09.2022
Đăng ký
Chính phủ Việt Nam đã chấp thuận chủ trương nhập khẩu điện từ Lào. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tiến hành ký kết 18 hợp đồng mua bán điện (PPA) với các chủ đầu tư để mua điện của 23 dự án tại Lào.
Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ lý giải nguyên nhân Việt Nam cần tăng cường nhập khẩu (mua) điện từ Lào.

Nguy cơ thiếu điện

Bộ Công Thương vừa có văn bản 5188/BCT-ĐL về chủ trương nhập khẩu điện và phương án đấu nối các nhà máy thủy điện từ Lào về Việt Nam.
Văn bản được Bộ Công Thương gửi Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, Bộ Công Thương nhấn mạnh, với dự báo nguy cơ thiếu nguồn điện tại miền Bắc, Việt Nam cần tăng nhập khẩu điện từ Lào.
Bộ Công Thương dẫn các báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, EVN đã tính toán cân đối công suất miền Bắc trong giai đoạn 2022-2025 để đánh giá khả năng cung ứng điện theo các kịch bản tăng trưởng công suất đỉnh.
Cụ thể, với kịch bản cơ sở, nhu cầu công suất đỉnh hệ thống điện miền Bắc tăng trưởng bình quân khoảng 9,5%/năm trong giai đoạn 2022-2025. Với kịch bản cao, nhu cầu công suất đỉnh hệ thống điện miền Bắc có thể tăng trưởng bình quân khoảng 11%/năm trong giai đoạn 2022-2025.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và đoàn công tác gặp gỡ, làm việc với Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Lào Đao-vông Phôn-kẹo - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.04.2022
“Người anh em tốt”, Việt Nam đã ký bao nhiêu hợp đồng mua bán điện với Lào?
“Kết quả tính toán đã được EVN khẳng định trong các kịch bản đều thiếu công suất đỉnh trong các tháng cuối mùa khô, đầu mùa lũ (các tháng 5, 6, 7) và lượng công suất thiếu có xu hướng tăng dần trong các năm sau (thiếu hụt nhiều nhất khoảng hơn 7.600 MW vào năm 2025 ở kịch bản cao)”, - Bộ Công Thương lưu ý.
Trong đó, đối với khu vực miền Bắc, do công suất nguồn được bổ sung trong giai đoạn tới luôn thấp hơn so với tăng trưởng nhu cầu sử dụng điện nên việc đảm bảo cung cấp điện ngày càng khó khăn, có thể xảy ra tình trạng thiếu hụt công suất đỉnh vào các tháng cao điểm nắng nóng (tháng 5-7) do thời điểm cuối mùa khô, công suất khả dụng các nhà máy thủy điện bị suy giảm.
Bên cạnh đó, trường hợp sự cố tổ máy hoặc sự cố đường dây truyền tải 500 kV (đoạn mạch kép từ Hà Tĩnh - Nho Quan) có thể gây nguy hiểm cho việc đảm bảo cung ứng điện của hệ thống điện miền Bắc các năm tới.

Tăng mua điện của Lào là cần thiết

Do đó, Bộ Công Thương khẳng định việc tăng cường nhập khẩu điện từ Lào là “cần thiết” đặc biệt là khu vực miền Bắc.
“Điều này góp phần đảm bảo cung cấp điện cho hệ thống điện Việt Nam giai đoạn 2022-2025 cũng như các năm sau 2025”, - Bộ Công Thương nhấn mạnh.
Với các phân tích trên, Bộ Công Thương đề nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương nhập khẩu điện từ 5 dự án/cụm nhà máy thủy điện đã có đề xuất giá bán điện và thỏa thuận phương án đấu nối giữa các chủ đầu tư với tổng công suất 705,5 MW bán toàn bộ sản lượng điện phát của các dự án về Việt Nam.
Nhà máy chế biến khí. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.02.2022
JERA và Exxon Mobil muốn đầu tư dự án điện khí LNG 4,5GW ở Việt Nam
Dự kiến, Việt Nam sẽ nhập khẩu trong giai đoạn 2023-2025.
Theo văn bản của Bộ Công Thương, 5 dự án/cụm nhà máy thủy điện bao gồm: Nam Ou 5 (240 MW), Nam Ngum 4 (240 MW), Nam Chiane (104 MW), Cụm nhà máy thủy điện khu vực Nam Mo (Nam Mo 2A - 15 MW, Nam Pung - Nam Kiao - 20 MW, Nam Say - Nam Boak - Nam Yeim - 29 MW, Nam Pheuk - 20 MW, Nam Pheuk 2 - 15 MW), Hoauy Kaoban - 22,5 MW.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đề nghị bổ sung xây dựng mới đường dây 220 kV mạch kép Điện Biên - Nam Ou 5 (đoạn trên lãnh thổ Việt Nam), chiều dài khoảng 20 km phục vụ đấu nối để tiếp nhận công suất từ các nhà máy thủy điện bán điện về Việt Nam.
Trong đó, Bộ Công Thương cho hay, các công trình đấu nối nhà máy phía Lào do các chủ đầu tư Lào chịu trách nhiệm đầu tư.
Đối với Cụm nhà máy thủy điện Xekong (Xekong 5 - 330 MW, Xekong 3A - 129,6 MW, Xekong 3B - 146,7 MW) và Xekaman 2A (80 MW), Xekaman 2B (185 MW), Bộ Công Thương cho biết, EVN làm rõ quá trình đàm phán, sự cần thiết và tính khả thi của việc nhập khẩu điện từ các dự án này, bổ sung các căn cứ pháp lý để chuẩn xác về quy mô, tiến độ nhập khẩu và văn bản chấp thuận đấu nối chung với đường dây 500 kV Monsoon - Thạnh Mỹ giữa các chủ đầu tư trước khi xem xét theo quy định.

Việt Nam ký hợp đồng mua bán điện với 23 dự án tại Lào

Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã ký hợp đồng mua bán điện với 23 dự án tại Lào.
Theo thông tin từ EVN và Chính phủ, thời điểm hiện tại, Chính phủ Việt Nam đã chấp thuận chủ trương nhập khẩu điện từ Lào. EVN đã ký kết 18 hợp đồng mua bán điện (PPA) với các chủ đầu tư để mua điện của 23 dự án tại Lào.
Đồng thời, diễn biến đáng chú ý này là thực hiện theo Biên bản ghi nhớ giữa hai Chính phủ Việt Nam và Lào, trong thời gian qua, EVN đã tích cực thúc đẩy các hoạt động hợp tác mua bán điện với Công ty Điện lực Lào (EDL) và Tổng công ty Phát điện Lào (EDL-Gen).
Nhà chức trách Việt Nam đánh giá, nguồn điện từ thủy điện của Lào là nguồn ổn định, không phụ thuộc thời tiết, khí hậu nên không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam trong quá trình đẩy nhanh phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch COVID-19 mà còn có thể sử dụng như điện "nền".
“(Điện từ Lào) sẽ giúp Việt Nam khắc phục biến thiên công suất của một số nguồn năng lượng tái tạo, từ đó thúc đẩy chuyển đổi xanh nhanh và mạnh hơn nữa tại Việt Nam”, - theo thông báo.
Nhằm tăng cường hợp tác cung ứng điện trong thời gian tới, trong tháng 4/2022 vừa qua, Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Năng Lượng và Mỏ Lào đã hội đàm và nhất trí triển khai một số biện pháp như: Phối hợp chặt chẽ để đẩy nhanh tiến độ đầu tư, hoàn thành các dự án đường dây truyền tải, liên kết lưới điện giữa hai nước; nghiên cứu tính toán nhu cầu, các giải pháp kỹ thuật và thương mại trong liên kết lưới điện để bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm; nghiên cứu, báo cáo Chính phủ hai nước xem xét tăng lượng điện cung ứng phù hợp với nhu cầu và năng lực của hai bên. Các khía cạnh môi trường cũng cần được quan tâm thấu đáo trong quá trình hợp tác cung ứng điện.
Thông qua các buổi làm việc trực tiếp và trực tuyến, ban lãnh đạo của EVN và EDL luôn tin tưởng rằng, mối quan hệ lâu năm giữa EVN và EDL sẽ ngày càng bền chặt, phát triển hơn nữa trong thời gian tới, thực hiện có hiệu quả chủ trương chung của lãnh đạo Việt Nam và Lào về hợp tác phát triển năng lượng giữa hai quốc gia, cùng phấn đấu đạt được những kết quả tích cực trong năm 2022, hướng tới chào mừng kỷ niệm 60 năm thiết lập Quan hệ ngoại giao Việt Nam–Lào (5/9/1962-5/9/2022) và 45 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam-Lào ( 18/7/1977-18/7/2022).
JERA logo công ty năng lượng Nhật Bản - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.08.2022
Công ty điện lực lớn nhất Nhật Bản JERA mua hơn 35% cổ phần Điện Gia Lai
EVN đang bán điện qua các cấp điện áp 220 kV-22 kV-35 kV tại 9 địa điểm, khu vực gần biên giới giữa hai nước với sản lượng điện thương mại khoảng 50 triệu kWh/năm.
“Việc phối hợp, vận hành, bảo vệ an ninh, an toàn lưới điện được hai bên thực hiện tốt, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các địa phương của Lào khi lưới điện quốc gia của bạn chưa mở rộng tới. Hoạt động cấp điện cũng góp phần thắt chặt, củng cố mối tình hữu nghị đặc biệt giữa hai nước”, - EVN nhấn mạnh.
Trong lĩnh vực năng lượng, Chính phủ hai nước Việt Nam-Lào nhận định còn nhiều dư địa để phát triển quan hệ hợp tác.
Với quy mô dân số lớn, tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, nhu cầu sử dụng điện cao, đặc biệt, với cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Việt Nam đang nỗ lực để bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu điện năng cho phát triển kinh tế-xã hội, đồng thời chuyển dịch năng lượng theo hướng xanh, sạch và bền vững.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала