Đông Nam Á đang nỗ lực vươn lên trở thành trung tâm sản xuất ô tô điện

© Ảnh : VINFAST VinFast VF e34
VinFast VF e34 - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.09.2022
Đăng ký
Trong khi các quốc gia trên thế giới đang nỗ lực đáp ứng các mục tiêu về khí hậu, nhiều nước chuyển sang sử dụng xe điện (EV) để giảm thiểu lượng khí thải carbon. Những nỗ lực toàn cầu nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng cùng với việc thúc đẩy công nghệ xanh đã tạo ra cơ hội cho ngành sản xuất xe điện.
Thời cơ để bứt phá, chuyển đổi từ sản xuất xe xăng sang xe điện đã chín muồi, đặc biệt là ở Đông Nam Á, tờ The Diplomat viết.
Theo Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế, 20% tổng số ô tô trong khu vực sẽ là xe chạy điện vào năm 2025. Đông Nam Á có tiềm năng tăng trưởng còn lớn hơn nữa có chú ý đến việc khu vực này có dân số hơn 680 triệu người và tầng lớp trung lưu đang gia tăng. Các nước Đông Nam Á đang tăng tốc trong nỗ lực thành lập ngành công nghiệp quốc gia như một phần quan trọng của hệ sinh thái EV bằng cách củng cố tính bền vững của chuỗi cung ứng và thực hiện các chính sách kinh tế khuyến khích việc sử dụng xe điện trong nước.

Việt Nam và Indonesia - hai trung tâm sản xuất pin xe điện

Thị trường pin EV trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương dự kiến ​​sẽ vượt 90 tỷ USD vào năm 2028. Trong khi các quốc gia như Mỹ đang tìm cách tái định vị chuỗi cung ứng các công nghệ mới và tránh phụ thuộc vào Trung Quốc, thì khu vực Đông Nam Á mang đến cho họ một giải pháp thay thế hấp dẫn. Trong khi Trung Quốc đại lục có 75% nguồn cung cấp pin lithium-ion và 50% nguyên liệu để tái chế chúng, Indonesia có tiềm năng trở thành một trung tâm sản xuất pin; đất nước này có trữ lượng niken, thiếc và đồng lớn nhất thế giới.
Để đạt được mục tiêu này, Tổng thống Indonesia Joko Widodo mới đây bày tỏ tham vọng tạo ra một "hệ sinh thái ô tô điện khổng lồ" trong nước. Vào năm 2020, chính phú của nước này đã cấm xuất khẩu quặng niken để chuẩn bị cho nhu cầu gia tăng trong chuỗi cung ứng pin xe điện. Vào tháng 6 năm 2022, Indonesia đã khai trương nhà máy đầu tiên sản xuất pin xe điện tích hợp giữa thượng nguồn (khai thác) và hạ nguồn (tinh luyện) ở Trung Java. Gần đây, hai công ty Hàn Quốc LG Energy Solution và Hyundai Motors cũng bắt đầu xây dựng một nhà máy sản xuất pin xe điện ở Indonesia, họ dự kiến nhà máy này sẽ bắt đầu sản xuất hàng loạt pin xe điện vào năm 2024.
Nhờ trữ lượng và tài nguyên niken lớn, Việt Nam cũng là nơi lý tưởng để sản xuất pin xe điện. Vào tháng 12 năm 2021, VinFast, thuộc Tập đoàn Vingroup, tập đoàn lớn nhất của Việt Nam, đã bắt đầu xây dựng một nhà máy ban đầu sẽ sản xuất 100.000 bộ pin mỗi năm để bán và sử dụng cho các phương tiện của chính mình. Việc nội địa hóa chuỗi cung ứng sẽ nâng cao tiềm năng của Việt Nam như một trung tâm sản xuất, và danh tiếng của Vinfast sẽ giúp Việt Nam trở thành một điểm đến đầu tư hấp dẫn.
Các công ty quốc tế khác cũng nhận thấy tiềm năng của Đông Nam Á. CATL của Trung Quốc và Foxconn của Đài Loan đang xem xét đầu tư vào Indonesia để phát triển sản xuất pin xe điện. Vào tháng 6 năm 2022, hai công ty của Malaysia Hong Seng Consolidated Berhad và EoCell đã ký biên bản ghi nhớ về việc thành lập một trung tâm khu vực sản xuất pin xe điện tại nước này.
Trụ sở chính của công ty Amperex Technology Energy Storage ở Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.02.2022
Nhà sản xuất pin ô tô điện của Trung Quốc không sợ lệnh trừng phạt của Mỹ

Sản xuất để xuất khẩu

Một dấu hiệu khác cho thấy các nước Đông Nam Á đang chuẩn bị thực hiện bước tiếp theo trong sản xuất xe điện là việc mở rộng sản xuất để xuất khẩu. Indonesia đặt mục tiêu xuất khẩu 200.000 xe điện vào năm 2025, chiếm gần 20% tổng lượng xe xuất khẩu. Vào tháng 5 năm 2022, Bộ trưởng Đầu tư Bahlil Lahadalia xác nhận rằng, Indonesia đã ký một thỏa thuận với Tesla để xây dựng một nhà máy pin và xe điện trong khu công nghiệp ở Trung Java.
Vinfast cũng hy vọng sẽ trở thành một ông lớn trên thị trường xe điện. Hoạt động của công ty cho thấy rõ rằng, Việt Nam đang nỗ lực để tích hợp các công nghệ mới vào các cơ sở sản xuất. Vinfast có một nhà máy sản xuất xe điện trong nước với công suất khoảng 950.000 xe/năm và đang nhanh chóng mở rộng ra nước ngoài. Công ty đã công bố kế hoạch đầu tư 2 tỷ USD xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện ở Bắc Carolina và 200 triệu USD để thành lập trụ sở chính ở Los Angeles, đây là một phần trong kế hoạch bán những chiếc xe điện đầu tiên tại Mỹ trong năm nay. Đây là một bước đi hợp lý có chú ý đến việc Mỹ là thị trường ô tô lớn thứ hai thế giới, đồng thời là thị trường xuất khẩu hàng đầu và đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam. Gần đây Vinfast cũng đã công bố kế hoạch mở hơn 50 VinFast Store tại châu Âu.

Khuyến khích đầu tư nước ngoài và đưa xe điện vào thị trường nội địa

Một công cụ hỗ trợ khác sẽ giúp khu vực trở thành một trung tâm xe điện lớn là các ưu đãi tài chính để thu hút đầu tư nước ngoài. Nhiều quốc gia đã đưa việc sản xuất và tiêu thụ rộng rãi xe điện vào các mục tiêu phát triển kinh tế và mục tiêu phát triển bền vững. Chính phủ Thái Lan đã chỉ định ngành ô tô thế hệ mới là một trong 10 ngành công nghiệp (S-curve) có khả năng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh của đất nước. Vào tháng 2 năm nay, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe điện tại Thái Lan giảm xuống 2% thay vì 8%, Thái Lan cũng giảm thuế nhập khẩu 20-40% đối với ô tô nguyên chiếc. Chính sách này đi kèm với các ưu đãi để thu hút các chuyên gia nước ngoài có trình độ cao vào các ngành công nghiệp mục tiêu, bao gồm giảm thuế thu nhập từ 35% xuống còn 17%.
Singapore đã đưa ra các biện pháp khuyến khích tương tự. Vào năm 2021, Bộ Giao thông Vận tải đã phân phối khoảng 31 triệu USD tiền chiết khấu để giảm chi phí trả trước khi mua xe điện, biện pháp này khiến tốc độ đăng ký xe điện của Singapore tăng nhanh chóng: vào năm 2020, xe EV đã chiếm 0,2% tổng lượng xe được đăng ký, vào năm 2021 con số này lên đến 4,4%. Cơ quan Giao thông đường bộ đã đặt mục tiêu sẽ có 60.000 trạm sạc pin xe ô tô điện trên toàn đảo vào năm 2030 để đáp ứng nhu cầu dự kiến. Trong khi đó, Campuchia theo “Chiến lược dài hạn cho trung hòa carbon” đặt mục tiêu đến năm 2050 chuyển 40% ôtô và 70% xe máy sang chạy điện. Ngoài ra, vào năm 2021, chính phủ đã giảm thuế nhập khẩu xe điện khoảng 50% so với xe truyền thống. Malaysia và Philippines đã làm theo. Ví dụ, Malaysia miễn khoản thuế đường bộ cho các cá nhân mua, thuê xe điện, và Philippines ban hành luật miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với việc sản xuất xe điện, pin, động cơ điện từ 4 đến 7 năm.
Xe điện VinFast e35 tại đại lý ô tô Los Angeles - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.07.2022
Với VinFast, Việt Nam đang vượt trước Thái Lan và Indonesia về xe điện

Xe điện và an ninh năng lượng ở Đông Nam Á

Bất chấp những cân nhắc về môi trường, ý muốn của các quốc gia Đông Nam Á phát triển ngành công nghiệp xe điện cũng ảnh hưởng đến an ninh năng lượng của khu vực, đặc biệt trong bối cảnh Nga đang thực hiện chiến dịch đặc biệt ở Donbass. Chi phí chế tạo pin EV và mua xe điện đã giảm trong những năm qua, ngành này bắt đầu mang lại lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh giá xăng tăng chóng mặt. Báo cáo “Triển vọng Năng lượng ASEAN lần thứ 6” (AEO6) được công bố vào năm 2020 viết rằng, nhu cầu năng lượng của ASEAN sẽ tăng đáng kể 146% vào năm 2040, một phần do nhu cầu trong lĩnh vực vận tải sẽ tăng cao. Tuy nhiên, theo mục tiêu kép của ASEAN “An ninh năng lượng và giảm phát thải khí CO2”, nhu cầu năng lượng trong lĩnh vực giao thông vận tải sẽ giảm 18% nhờ thúc đẩy xe điện.
Thách thức lớn nhất đối với sự phát triển ngành công nghiệp xe điện ở Đông Nam Á vẫn là việc thiếu cơ sở hạ tầng trạm sạc và mạng lưới điện đáng tin cậy không dùng nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên, nhiều quốc gia đang thực hiện các bước để tăng số lượng trạm sạc có sẵn. Trong khi lạm phát và giá cả hàng hóa gia tăng đang đe dọa sự ổn định chính trị và kinh tế của khu vực, các nước Đông Nam Á nên thực hiện các bước để bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Xe điện có thể giúp giải quyết vấn đề này.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала