Cuộc đời minh tinh Thẩm Thúy Hằng

CC BY-SA 4.0 / Minhquoc12390 / Thamthuyhang1958 (cropped image)Thẩm Thúy Hằng, 1958
Thẩm Thúy Hằng, 1958 - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.09.2022
Đăng ký
Thẩm Thúy Hằng, nữ minh tinh hàng đầu điện ảnh miền Nam Việt Nam thời trước 1975, vừa qua đời ngày 7/9 ở tuổi 83.
Với những thành công rực rỡ của mình trong suốt sự nghiệp, Thẩm Thuý Hằng đã nhận được nhiều giải thưởng trong và ngoài nước, từng được phong Nghệ sĩ Ưu tú vào nào 1984.

Minh tinh Thẩm Thuý Hằng qua đời

Chiều 7 cùng ngày, bà Thanh Thúy, phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao TP.HCM, xác nhận thông tin diễn viên điện ảnh Thẩm Thúy Hằng đã qua đời tại nhà riêng trên địa bàn thành phố.
Trước đó, các nghệ sĩ Tú Trinh, Yến Thu và Mỹ Chi đã đến thăm bà. Khi đó, sức khỏe của bà đã rất yếu.
Hiện gia đình đang chờ một số người con ở nước ngoài về lo hậu sự. Lễ tẩn liệm đã được tiến hành lúc 14 giờ ngày 7/9 tại Nhà riêng ở quận 7, TP.HCM. Lễ viếng dự kiến được tổ chức tại nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, quận Gò Vấp ngày 9/9. Lễ di quan diễn ra vào ngày 11/9.
Nghệ sĩ Nhân dân Kim Cương đã nghẹn ngào khóc khi được báo tin buồn. Được biết, nghệ sĩ Kim Cương vẫn liên lạc với Thẩm Thúy Hằng trong suốt những năm qua. Theo nghệ sĩ Kim Cương, dù đã giải nghệ từ lâu, Thẩm Thúy Hằng vẫn giữ đam mê với kịch nói, luôn theo dõi tình hình sân khấu đương đại.

Cuộc đời minh tinh bậc nhất Sài Gòn

Thẩm Thúy Hằng được công nhận minh tinh màn bạc, cũng là biểu tượng nhan sắc của điện ảnh Sài Gòn trước năm 1975.
Thẩm Thúy Hằng, tên thật là Nguyễn Kim Phụng, sinh năm 1939 tại Hải Phòng, sinh sống và phát triển sự nghiệp ở miền Nam. Năm 16 tuổi, cô đoạt giải nhất cuộc thi tuyển diễn viên điện ảnh của Hãng phim Mỹ Vân.
Nghệ danh Thẩm Thúy Hằng là do ông chủ Hãng phim Mỹ Vân đặt cho cô. Nữ minh tinh trở nên nổi tiếng nhờ vai diễn Tam Nương trong phim Người đẹp Bình Dương và gắn với biệt danh này từ khi đó.
Trong suốt sự nghiệp của mình, Thẩm Thúy Hằng đã đóng khoảng 60 phim, làm nên tên tuổi vang dội vào thập niên 1950, 1960. Ngoài ra, Thẩm Thúy Hằng còn tham gia lĩnh vực sân khấu, đóng kịch và cải lương.
Các bộ phim nổi tiếng mà cô từng đóng có thể kể đến như: Nàng, Trà Hoa Nữ, Đôi mắt huyền, Điệp vụ tìm vàng, Sóng tình, Như hạt mưa sa, Tứ quái Sài Gòn...
Giai đoạn 1972 - 1974, Thẩm Thúy Hằng hai lần đoạt giải Diễn viên xuất sắc Á Châu tại Liên hoan phim Đài Bắc, Ảnh hậu Á Châu trong Liên hoan phim Á Châu tổ chức tại Hong Kong và Đài Loan.
Портрет принцессы Уэльская Диана, выставленный на аукционе Christie's - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.08.2022
Multimedia
Nữ hoàng của trái tim con người: Tưởng niệm 25 năm ngày Công nương Diana qua đời
Một lần trò chuyện với báo chí, bà cho biết từng có lúc được trả cát-xê một triệu đồng cho một vai diễn (tương đương một kg vàng lúc bấy giờ).
Trên sân khấu, Thẩm Thúy Hằng ghi dấu ấn với các vở: Cho tình yêu mai sau, Đôi bông tai, Hoa sim gai trắng, Biệt thự hoang tàn... Sau năm 1975, bà có vai diễn cuối cùng là Phồn Y trong vở Lôi Vũ của Đoàn kịch Kim Cương.
Ban kịch Thẩm Thúy Hằng do bà thành lập, làm trưởng ban kiêm biên kịch, sánh ngang những đoàn hàng đầu Sài Gòn thuở đó như Kim Cương, Mộng Tuyền...
Cùng với Thanh Nga, Kiều Chinh và Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng được xếp vào danh sách tứ đại mỹ nhân của Sài Gòn trước năm 1975.
Sau năm 1975, Thẩm Thúy Hằng tiếp tục đóng trong các bộ phim: Cho cả ngày mai, Ngọn lửa Krông Jung... Bà còn được cử tham dự Liên hoan phim quốc tế Karlovy Vary (Tiệp Khắc). Bà đã được nhà nước phong danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú vào năm 1984.
Những năm cuối đời, Thẩm Thúy Hằng sống khép kín tại nhà riêng ở khu Thanh Đa (quận Bình Thạnh, TP.HCM). Tại đây, bà tu tại gia và nghiên cứu Thiền học.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала