Nga đánh thức thế mạnh siêu trường, siêu trọng của đường sắt Việt Nam

© Sputnik / Maxim Blinov / Chuyển đến kho ảnhXe lửa chạy điện "Cánh én" trên cung đường Vành đai trung tâm Matxcơva.
Xe lửa chạy điện Cánh én trên cung đường Vành đai trung tâm Matxcơva. - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.09.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) – Vận tải đường sắt liên vận quốc tế chính là giải pháp hỗ trợ để đưa hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thông thương sang thị trường Nga. Chuyến làm việc của thành viên Tập đoàn Đường sắt Nga Nga tại Việt Nam trong những tháng tới đây sẽ mở ra nhiều hướng đi mới, đột phá trong hợp tác liên vận 2 chiều Nga – Việt.

Đường sắt liên vận Việt Nam bước sang trang mới

Mới đây, tại Hội nghị Tổng Giám đốc đường sắt các nước ASEAN lần thứ 42, ông Đặng Sỹ Mạnh, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đặc biệt nhấn mạnh rằng, vận tải đường sắt liên vận quốc tế của Việt Nam đang trên đà phát triển, góp phần đẩy mạnh giao thương, phát triển kinh tế xã hội giữa các nước, trong đó có Nga – đối tác lớn của đường sắt Việt Nam. Và Việt Nam vẫn là đối tác quan trọng của Nga không chỉ trong ASEAN mà còn ở lục địa Á - Âu.
Tận dụng hiệu quả Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu, đoàn tàu container liên vận đường sắt chạy suốt từ Việt Nam đến Nga đã tạo ra một chương mới cho ngành đường sắt Việt Nam. Đây là hành động trong khuôn khổ của thỏa thuận hợp tác giữa Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và Tập đoàn đường sắt Nga được ký kết từ tháng 12/2017.
Năm 2021, trong bối cảnh dịch bệnh COVID 19 đang bùng phát trên toàn cầu, vận tải đường biển đang đối mặt với những khó khăn như ách tắc tuyến vận chuyển, hệ thống cảng biển và đặc biệt là việc mất cân đối vỏ container thì vận tải đường sắt liên vận quốc tế chính là giải pháp hỗ trợ để đưa hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thông thương sang thị trường các nước, trong đó có thị trường Nga.
Chuyến tàu ở Ấn Độ - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.09.2022
Kéo dài cao tốc từ Ấn độ - ASEAN đến Việt Nam: Trung Quốc dần mất vị thế?

Thế mạnh lớn của đường sắt liên vận quốc tế Việt Nam

Với ưu thế là hệ thống kết nối đường sắt liên vận quốc tế giữa Việt Nam với Trung Quốc; quá cảnh đường sắt Trung Quốc kết nối với đường sắt Á – Âu, Đường sắt Việt Nam đã tổ chức kết nối, phối hợp cùng các đối tác trong lĩnh vực logistics quốc tế tổ chức vận chuyển thành công các chuyến hàng hóa theo hình thức nguyên đoàn container sang Nga, dựa trên nền tàng các tuyến vận chuyển liên vận quốc tế đã thực hiện trước đây.
Nhìn lại chặng đường 5 năm hợp tác và phát triển giữa đường sắt Nga và Việt Nam, chia sẻ với phóng viên Sputnik, ông Nguyễn Hoàng Thanh, Phó TGĐ Công ty CP Vận tải và thương mại đường sắt Ratraco cho biết:

“Kể từ năm 2018, Công ty Ratraco đã ký kết hợp tác cùng với Công ty RZD Logistics (Công ty thành viên của Tập đoàn Đường sắt Nga) về việc tổ chức triển khai dịch vụ vận chuyển Đường sắt liên vận quốc tế chuyên container hai chiều giữa Việt Nam – Nga theo tuyến Yên Viên – Đồng Đăng – Bằng Tường – Manzhouli – Zabaikals – Vorsino với tổng thời gian vận chuyển bình quân từ 21 đến 23 ngày. Cho đến nay tuyến vận chuyển này đã đi vào hoạt động ổn đinh và nhận được sự quan tâm đón nhận của khách hàng doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam và Nga”.

Cũng trong thời gian qua, Ratraco đã cùng RZD Logistics; Công ty Trans Container phối hợp tổ chức các đoàn tàu chuyên container xuất phát từ Nga sang Việt Nam, sau khi hoàn tất thủ tục hải quan tại ga liên vận quốc tế Yên Viên, Ratraco tiếp tục lập các đoàn tàu chuyên container chuyển tiếp hàng hóa vào Đà Nẵng, trả tận kho cho khách hàng. Đồng thời, tiếp tục luân chuyển vỏ container rỗng và khu vực Miền Nam để tiếp tục đóng hàng quay về Nga theo phương thức đường biển kết hợp đường sắt.

“Hai bên cùng nhau phối hợp tối đa trong việc luân chuyển quay vòng container, hạn chế mức thấp nhấp trong việc vận chuyển vỏ container rỗng hoặc lưu bãi trong thời gian dài. Hiện, các mặt hàng chủ yếu xuất khẩu từ Nga sang Việt Nam bao gồm hóa mỹ phẩm; sữa; phụ tùng ô tô. Trung bình 1 tháng, riêng phụ tùng ô tô từ Nga sang Việt Nam khoảng 140 container. Còn các mặt hàng chủ yếu xuất khẩu của Việt Nam quay lại thị trường Nga gồm hàng dệt may; cà phê, chè, hàng thực phẩm…”, ông Thanh cho hay.

Du khách ở khu cafe du lịch trên đường tàu Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.08.2022
‘Ăn sáng Hà Nội ăn trưa Sài Gòn’, Việt Nam cân nhắc dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Đường sắt Việt Nam là mảnh đất màu mỡ cho Nga đầu tư

Cuối năm 2021, Đại sứ Nga tại Việt Nam Gennady Bezdetko đã cùng làm việc với Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể nhằm thúc đẩy hợp tác hai bên trong lĩnh vực giao thông vận tải, đặc biệt vận tải liên vận quốc tế. Đáng chú ý, có những doanh nghiệp sản xuất đầu máy của Nga cũng mong muốn hợp tác với ngành đường sắt Việt Nam trong cung cấp đầu máy, thiết bị. Ngoài ra, Nga đề xuất nghiên cứu dự án đầu tư đường sắt kết nối Đồng Nai với Bà Rịa-Vũng Tàu, từ đó kết nối với cảng Cái Mép-Thị Vải.
Trao đổi với Sputnik, Phó TGĐ Công ty CP Vận tải và thương mại đường sắt Ratraco, ông Nguyễn Hoàng Thanh cho biết:

“Hiện phía Việt Nam vẫn đang trong quá trình nghiên cứu. Theo kế hoạch, trong thời gian tới sẽ có đoàn đại diện đối tác từ Nga sang Việt Nam để bàn bạc, thảo luận thêm về nội dung này. Ngoài ra, Nga sẽ tìm hiểu thêm các dự án mà Chính phủ Việt Nam đang kêu gọi đầu tư vào hạ tầng đường sắt (tuyến vận chuyển mới, hệ thống kho bãi, hệ thống ICD kết nối đường sắt,…)”.

Ông Thanh cũng khẳng định, chuyến làm việc của Nga tại Việt Nam vào thời gian tới đây sẽ mở ra nhiều hướng đi mới trong hợp tác liên vận 2 chiều Nga – Việt.
Trước đó, Nga cũng đề nghị Việt Nam lập kế hoạch, kết nối để làm việc với các bộ, ngành liên quan nhằm xúc tiến đầu tư vào các dự án cải tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng đường sắt trên lãnh thổ Việt Nam.

Trung Quốc là “nút thắt” lớn khiến khối lượng vận chuyển Việt -Nga chưa đạt như kỳ vọng

Hiện nay, các 3 tuyến liên vận Việt Nam có thể vận chuyển hang hóa sang Nga. Một là, Trung Quốc - Nga. Đây là tuyến ngắn nhất và tiết kiệm chi phí nhất. Hai là, từ Trung Quốc - Mông Cổ - Nga. Ba là, Trung Quốc – Kazakhxtan - Nga. Dù với phương án nào, Việt Nam vẫn phải chạy qua Trung Quốc.
Mặc dù, Nga và Việt Nam luôn tạo thuận lợi cho doanh nghiệp của nhau và tìm cách tháo gỡ khó khăn (nếu có). Song, do hạ tầng kỹ thuật đường sắt Việt Nam - Trung Quốc và Nga chưa đồng bộ, vì vậy gây khó khăn trong việc tổ chức các đoàn tàu chuyên container giữa các nước. Hiện tại, một đoàn tàu chuyên container của Nga chuyên chở từ 70 xe, trong khi đoàn tàu Trung Quốc từ 45-50 xe, còn Việt Nam tối đa chỉ 23 xe.

“Hiện tuyến Nga-Việt Nam đã tổ chức được rồi. Còn chiều Việt Nam-Nga vẫn đang vướng mắc từ phía Trung Quốc. Bởi, một tháng Trung Quốc chỉ cho phép Việt Nam quá cảnh khoảng 5.000 tấn (khoảng 2 đoàn tàu), 1 năm khoảng 60.000 tấn. Trong khi, hiện nay nhu cầu hàng hóa của Việt Nam xuất sang Nga cao hơn khối lượng cho phép”, Phó TGĐ Công ty CP Vận tải và thương mại đường sắt Ratraco bày tỏ với Sputnik.

Khai trương hành lang vận tải quốc tế Việt-Nga-Việt - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.07.2022
Hệ thống đường sắt Nga đóng góp cho phát triển kinh tế Việt Nam
Được biết, vừa qua Chính phủ Việt Nam cùng các bộ, ngành liên quan đã làm việc với Trung Quốc để nâng khối lượng liên vận quá cảnh đi nước khác. Ngoài ra, trong quý 1 hàng tháng, đại diện đường sắt 6 nước (gồm Nga, Trung Quốc, Mông Cổ, Kazakhtan, Việt Nam, Triều Tiên) nhóm họp luân phiên các bên nhằm thoả thuận khối lượng vận chuyển. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa đạt được khối lượng như kỳ vọng.

“Trong trường hợp cung vượt cầu, chúng tôi sẽ có hai phương án. Một là, lập vận đơn theo kế hoạch của Việt Nam với Trung Quốc, sau đó dùng kế hoạch của Trung Quốc với Nga để chuyển đi tiếp. Hai là, chúng tôi làm việc với Tập đoàn Vận tải Fesco, từ các cảng Việt Nam (Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh) đến cảng Vladivostok (Viễn Đông – LB Nga), sau đó kết nối với đường sắt vào đi tiếp vào Nga. Tùy nhu cầu của khách hàng lựa chọn”, ông Thanh nêu ra hai giải pháp tối ưu hiện nay.

Đã tháo gỡ được vướng mắc trong thanh toán

Kể từ đầu năm 2021, các biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây và Mỹ lên Nga đã gây ra tác động không nhỏ đến việc thanh toán giao thương liên vận giữa Nga và Việt Nam. Để giải quyết những vướng mắc này, Nga và Việt Nam đã thống nhất được phương án thanh toán tối ưu. Và trong tương lai có thể thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ.

“Chúng tôi đã tìm nhiều giải pháp như thanh toán qua các đại lý trung gian nhưng đều không ổn. Sau khoảng 2 tháng, chúng tôi đàm phán thanh toán đối trừ. Kế hoạch trong tương lai, chúng tôi có thể thanh toán với Nga thông qua văn phòng tại Trung Quốc bằng Nhân dân tệ”, Phó TGĐ Ratraco cho biết.

Trong thời gian tới, với thế mạnh của đường sắt vận tải liên vận quốc tế, chắc chắn đây sẽ là phương thức vận tải liên vận Nga – Việt – Nga an toàn, hiệu quả với nhiều ưu điểm về thời gian và giá thành vận chuyển. Từ đó, góp phần thúc đẩy hàng hóa đi bằng đường sắt, tiếp chuyển tàu liên vận quốc tế, đem lại lợi ích kinh tế to lớn cho cả Việt Nam và Nga.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала