Nga phản ứng nhanh trước đòn trừng phạt của phương Tây, Việt Nam hưởng lợi

© Ảnh : Hồng Đạt - TTXVNKim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 250,8 tỷ USD trong 8 tháng năm 2022
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 250,8 tỷ USD trong 8 tháng năm 2022 - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.09.2022
Đăng ký
Trong tháng 8 vừa qua, xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam sang Nga ghi nhận mức tăng trưởng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Dù gặp phải một số khó khăn hồi đầu năm, xuất khẩu thuỷ sản sang Nga đã ghi nhận sự đảo chiều tăng trưởng nhanh chóng trong những tháng gần đây.

Xuất khẩu thuỷ sản sang Nga tăng khủng

Kể từ cuối tháng 2/2022, cuộc xung đột Nga – Ukraina đã khiến xuất khẩu thủy sản Việt Nam bị đình trệ. Trong tháng 3, lượng xuất khẩu giảm 86% và đến tháng 4 giảm 46% so với cùng kỳ năm 2021.
Bắt đầu từ tháng 5, xuất khẩu thủy sản sang Nga dần phục hồi. Đến tháng 7, lượng xuất khẩu đã bắt đầu đảo chiều với mức tăng 36%. Tính chung trong 8 tháng, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nga đạt trên 94 triệu USD, tức là vẫn giảm 20%.
Tham tán Thương mại Việt Nam tại Nga cho biết, khi xung đột Nga - Ukraina xảy ra, hệ thống ngân hàng Nga bị phong tỏa, đồng rup mất giá. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý của Nga đã có những động thái phản ứng nhanh nhằm giữ ổn định nguồn ngoại tệ.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế phương Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.09.2022
Việt Nam ủng hộ chính sách của Nga về mở rộng hợp tác với các nước Châu Á - Thái Bình Dương
Nhờ đó, việc thanh toán khi xuất khẩu sang Nga không còn khó khăn và dư địa thị trường vẫn rộng lớn. Vận tải hàng hóa từ Việt Nam sang Nga cũng trở nên thuận tiện hơn khi tập đoàn vận tải Nga thiết lập tuyến vận tải thẳng TP.HCM - Hải Phòng - Vladivostok.
Thêm nữa, một số hãng tàu khác đã triển khai tuyến hành trình mới, giúp vận chuyển nhanh, giảm thời gian. Bên cạnh đó, hệ thống vận tải đường sắt góp phần hỗ trợ giao thương với Nga.
Mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất sang Nga là cá tra, chiếm đến 22% kim ngạch, đạt gần 21 triệu USD.
Trong khi đa số sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang Nga đều sụt giảm thì xuất khẩu cá chỉ vàng, cá ngừ, cá cơm sang nước này vẫn tăng trưởng dương. Trong đó, cá ngừ tăng 97%, đạt gần 16 triệu USD; cá chỉ vàng tăng 6%, đạt 14,6 triệu USD; cá cơm tăng 27%, đạt 4,6 triệu USD.
Xuất khẩu tôm chân trắng, chả cá và surimi đều giảm sâu trên 50% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, xuất khẩu tôm chân trắng đạt trên 16 triệu USD, chiếm 17%, xuất khẩu chả cá surimi đạt trên 12 triệu USD, chiếm 13%.

Giải pháp nâng cao lượng xuất khẩu thuỷ sản vào Nga

Trong 8 tháng đầu năm, có 39 doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thuỷ sản sang Nga. Trong đó, Công ty Cổ phần Nam Việt chiếm tỷ trọng lớn nhất 13% với thế mạnh là cá tra.
Tiếp đến là Công ty CP XNK Thực phẩm Sài Gòn (12%), công ty TNHH Hải Vương (12%), Công ty TNHH MTV Thực phẩm Anh Long (8%) và Công ty CP Tập Đoàn Thủy sản Minh Phú (7%)…
Năm 2022, có thêm 6 doanh nghiệp được phép xuất khẩu thuỷ sản sang Nga. Tổng cộng, hiện có 54 doanh nghiệp được phép xuất khẩu sang thị trường này.
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- Liên minh Kinh tế Á - Âu (VN- EAEUFTA) đã mang đến những ưu đãi về thuế quan, qua đó giúp hàng thủy sản của Việt Nam dần có khả năng cạnh tranh cao hơn tại thị trường Nga.
Chủ tịch Liên đoàn Công nghiệp và Doanh nhân Nga Alexander Shokhin - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.09.2022
“Việt Nam không tham gia trừng phạt chống Nga”
“Với nhiều tín hiệu khá tích cực, xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nga sẽ tiếp đà hồi phục trong những tháng cuối năm nay. Dự báo cả năm 2022, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Nga sẽ ghi nhận mức tăng trưởng 16% đạt trên 190 triệu USD”, báo cáo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) nêu rõ.
Để thúc đẩy xuất khẩu thủy sản vào thị trường Nga, Việt Nam cần tăng cường trao đổi, hợp tác nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thanh toán song phương bằng đồng nội tệ như cách mà Nga đang áp dụng với Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ…
Bên cạnh đó, củng cố đường vận chuyển liên vận giữa Việt Nam - EAEU bằng đường tàu hỏa để giảm áp lực khi vận chuyển bằng đường tàu biển, vốn đang gặp rất nhiều khó khăn.
Cục Quản lý chất lượng Nông - Lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) và Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga (FSVPS) cần phối hợp rút ngắn thời gian giải trình lô hàng bị cảnh báo để các doanh nghiệp sớm xuất khẩu trở lại. Hai bên cũng cần xem xét quy trình kiểm soát hàng hoá gần với thông lệ quốc tế.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала