Vì sao Đông Nam Á có được hòa bình nhờ Gorbachev?

© Sputnik / Sergei Guneev / Chuyển đến kho ảnhMikhail Sergeyevich Gorbachev
Mikhail Sergeyevich Gorbachev - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.09.2022
Đăng ký
Tổng thống Mikhail Gorbachev là nhà lãnh đạo Liên Xô đóng vai trò quan trọng trong việc chấm dứt xung đột Campuchia. Đông Nam Á nợ ông một cơ hội để thiết lập hòa bình vào thời điểm hỗn loạn nhất trong khu vực này.
11Truyền thông thế giới đánh giá cao công lao to lớn của Mikhail Gorbachev, ông đã kết thúc Chiến tranh Lạnh, mở ra Liên Xô và trao quyền tự do lớn hơn cho người dân, điều cũng dẫn đến sự sụp đổ của đế chế và sự thành lập của các quốc gia độc lập mới, tờ Bangkok Post viết.

Ngọn gió mang đến sự thay đổi

Vào những năm 1980, tin tức về Liên Xô chiếm ưu thế trên trang nhất của các tờ báo trong khu vực thường viết về các mối đe dọa do chủ nghĩa cộng sản gây ra. Vào thời điểm đó, quan hệ của Mátxcơva với các nước Đông Dương (Việt Nam, Campuchia, Lào) rất khăng khít cả về kinh tế và an ninh. Một cuộc Chiến tranh Lạnh gay gắt đã xảy ra ở Đông Nam Á. Những lời nói và bước đi của Mátxcơva liên quan đến Đông Nam Á đã ảnh hưởng đến tình hình chung ở tất cả các khu vực.
Sau đó ngọn gió mang đến sự thay đổi đã thổi vào Liên Xô. Vào tháng 3 năm 1987, khi Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô Eduard Shevardnadze lần đầu tiên đặt chân đến Bangkok, các nhà chức trách Thái Lan đã rất phấn khích trước sự hiện diện của ông. Họ đã nhận thức được rằng, trong cuộc xung đột Campuchia sẽ có những thay đổi mạnh mẽ về chính trị. Trong thời gian ở thăm Bangkok, một chính trị gia kỳ cựu từ Gruzia đã nói với truyền thông địa phương rằng, Liên Xô đang giảm bớt vai trò của mình ở Đông Dương. Đồng thời, Mátxcơva tuyên bố sẽ rút dần quân khỏi Afghanistan. Đối với công chúng Thái Lan cũng như ASEAN nói chung, đây là một tin bất ngờ. Gần hai năm đã trôi qua trước khi thông điệp của Gorbachev được công khai, và thông điệp này đã mở đầu tiến trình hòa bình giữa tất cả các bên hữu quan do Pháp và Úc làm trung gian.
Tổng thống đầu tiên và duy nhất của Liên Xô Mikhail Gorbachev - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.09.2022
Ở Mỹ đặt giả thiết Gorbachev là Tổng thống của họ

Gorbachev - một người có thiện chí

Sau khi Gorbachev lên nắm quyền ở Liên Xô vào năm 1985, mọi người đã thấy rõ rằng, ông là kiểu nhà lãnh đạo Liên Xô mà thế giới chưa từng thấy, ông muốn tạo ra một hình ảnh và hồ sơ mới cho đất nước của mình. Ông được coi là một người có thiện chí. Ông theo đuổi chính sách hợp tác nhằm cải thiện quan hệ Xô-Mỹ, vì cả hai nước đều được trang bị hàng nghìn đầu đạn hạt nhân. Cùng nhau, hai siêu cường đã có thể giảm bớt nguy cơ hủy diệt lẫn nhau. Nhìn lại các chính sách glasnost và perestroika của ông có thể nói rằng, các chính sách này đã có tác động tích cực đến quá trình tự do hóa các nước cộng sản trên thế giới, kể cả ở Đông Dương.
Rõ ràng, tác động đáng chú ý nhất là đối với châu Âu, chính sách của Gorbachev đã giúp lục địa bị chia cắt trở lại thành một. Sự sụp đổ của Bức tường Berlin đánh dấu sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh là một trong những di sản của ông. Gorbachev cũng tạo ra bầu không khí thuận lợi cho phép tất cả các bên xung đột trong cuộc nội chiến kéo dài 13 năm ở Campuchia đàm phán hòa bình với nhau.

Bài phát biểu tại Vladivostok

Đối với một nhà báo trẻ người Thái Lan đã được mời đến Vladivostok vào ngày 26 tháng 7 năm 1986 để đưa tin về bài phát biểu quan trọng về chính sách đối ngoại của Gorbachev, đó là một khoảnh khắc khó quên, vì thành phố này từ lâu là một nơi bị cấm vào. Chuyến bay từ Bangkok đến Vladivostok qua Mátxcơva mất hai ngày, vượt qua 11 múi giờ. (Ngày nay, một chuyến bay thẳng giữa hai thành phố chì mất sáu giờ rưỡi). Rõ ràng là Gorbachev muốn phát triển quan hệ với các nước châu Á, vì Liên Xô là cường quốc nằm trên hai châu lục Á và Âu.
Đối với Liên Xô, đó là một sự kiện bất thường khi đại diện của các phương tiện truyền thông quốc tế tập trung tại thành phố cảng này, nơi có căn cứ hải quân của Hạm đội Thái Bình Dương. Trước khi Gorbachev có lời phát biểu, các nhà báo nước ngoài tập trung thảo luận về cái gọi là “sức quyến rũ làm mất lòng” của Liên Xô. Rõ ràng, họ đã nói về điều này với rất nhiều sự hoài nghi. Năm thành viên của ASEAN, đặc biệt là Thái Lan, có sự ngờ vực sâu sắc đối với Liên Xô bởi vì họ đã chiến đấu với các đồng minh quan trọng của Mátxcơva cả trong khu vực và trên trường quốc tế, bao gồm cả Liên Hợp Quốc.
Nhưng, sau khi bài phát biểu của ông được công bố rộng rãi và được xem xét kỹ lưỡng, mọi người đã thấy rằng, Mátxcơva đang thực sự thay đổi. Phát biểu về các vấn đề ở Đông Nam Á, Gorbachev nhắc lại:
“Theo quan điểm của chúng tôi, không có trở ngại nào không thể vượt qua đối với việc thiết lập các mối quan hệ có thể chấp nhận được giữa các nước Đông Dương và ASEAN. Nếu có thiện chí và không có sự can thiệp từ bên ngoài, các nước Đông Dương và ASEAN có thể giải quyết các vấn đề của họ vì lợi ích của an ninh ở châu Á".
Mikhail Gorbachov và Nguyễn Văn Linh - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.09.2022
Dưới thời Mikhail Gorbachev, Liên Xô đã giúp đỡ Việt Nam đến “lực kiệt”
Mọi thứ đã rõ ràng! Vào thời điểm đó, không ai có thể ngờ rằng, bài phát biểu tại Vladivostok sẽ tạo ra bầu không khí thuận lợi cho một Đông Nam Á mới, để cuối cùng đặt nền tảng cho sự chung sống và hợp tác của tất cả mười quốc gia Đông Nam Á, đúng như những người sáng lập ASEAN từng dự đoán vào năm 1967. Nhiều hơn thế giới phương Tây muốn thừa nhận, Gorbachev đã chấm dứt sự phân chia khu vực Đông Nam Á thành Đông và Tây. Giờ đây, ASEAN đã trở thành ngọn hải đăng của hòa bình và thịnh vượng. Trong khi ở châu Âu đang có những căng thẳng, ASEAN vẫn là một nơi an toàn để tất cả các cường quốc tương tác với nhau.

Quan hệ tốt đẹp giữa ASEAN và Nga là công lao của Gorbachev

Các nhà sử học cần nhìn lại di sản của Gorbachev ở Đông Nam Á, đặc biệt là trong những năm 1987-1988, khi bài phát biểu Vladivostok dần có tác dụng và ảnh hưởng đến các sự kiện. Sau khi viện trợ bị cắt giảm trên diện rộng, các nước Đông Dương đã xem xét lại các mối quan hệ ngoại giao với ASEAN không cộng sản và làm hòa "với kẻ thù của họ". Ngay sau khi có thỏa thuận về giải quyết xung đột Campuchia - sau khi ​​ký kết Hiệp định Hòa bình Paris vào tháng 10/1991, Malaysia đảm nhiệm luân phiên chức Chủ tịch ASEAN đã mời Nga và Trung Quốc tham dự Hội nghị Bộ trưởng ASEAN lần thứ 24 tại Kuala Lumpur vào tháng 7 với tư cách khách mời.
Đến năm 1995, Mátxcơva trở thành đối tác đối thoại đầy đủ của ASEAN, và sau đó nhận quy chế đối tác chiến lược vào năm 2018, khi đó Tổng thống Vladimir Putin đã lần đầu tiên đích thân tới Singapore tham sự Hội nghị cấp cao ASEAN. Gần đây Mátxcơva đã thông báo với Campuchia, nước giữ chức chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2022, và điều phối viên ASEAN-Nga rằng, nước này muốn đưa quan hệ đối tác chiến lược lên tầm cao mới để có quy chế đối tác chiến lược toàn diện.
Gorbachev là một ví dụ tốt về người lãnh đạo siêu cường, người có khả năng suy nghĩ về hiện tại và tương lai của nhân loại. Ông đã đóng góp to lớn vào sự nghiệp hòa bình và thịnh vượng ở Đông Nam Á.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала