ASEAN và Đài Loan: Cơ hội hợp tác giữa những hạn chế ngoại giao

© pixabay.comСontainer
Сontainer - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.09.2022
Đăng ký
Bất chấp những rủi ro liên quan đến việc tăng cường hợp tác với Đài Loan bên ngoài vấn đề kinh tế, ASEAN không nên né tránh việc mở rộng quan hệ ngay cả khi vẫn tuân thủ chính sách "Một Trung Quốc", Fulcrum viết.
Chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi đến Đài Loan vào tháng 8 năm 2022 là một trong những sự kiện chính trên các phương tiện truyền thông khu vực. Các chuyên gia và giới ngoại giao Đông Nam Á nhanh chóng xem xét những tác động tiềm tàng từ chuyến đicủa bà và các chuyến viếng thăm cấp cao sau đó của Hoa Kỳ tới Đài Loan đối với ASEAN và tương lai của tương tác ASEAN - Đài Loan.
Là khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự cạnh tranh và kình địch giữa Mỹ và Trung Quốc, ASEAN ngay lập tức tuyên bố rõ sẽ theo đuổi một chính sách mang tính xây dựng trong việc thúc đẩy đối thoại hòa bình. ASEAN tái khẳng định sự ủng hộ đối với chính sách "Một Trung Quốc" bằng cách công nhận Đài Loan là một phần lãnh thổ bất khả xâm phạm của Trung Quốc. Fulcrum lưu ý cho đến nay rất ít học giả viết về tương tác giữa ASEAN và Đài Loan. Hầu hết các phân tích về tác động tiềm tàng đều tập trung vào triển vọng thương mại giữa ASEAN và Đài Loan.

Sự trùng hợp về lợi ích

Tương tác giữa ASEAN và Đài Loan là duy nhất vì cả hai bên đều không có quan hệ ngoại giao chính thức. Đài Loan có văn phòng đại diện tại Singapore, đại diện kinh tế và thương mại tại Indonesia, và 6 văn phòng kinh tế - văn hóa tại Brunei Darussalam, Malaysia, Myanmar, Philippines và Việt Nam. Tất cả các nước ASEAN, ngoại trừ Campuchia và Lào, đều có các cơ quan đại diện tương tự ở Đài Bắc.
Mặc dù thiếu quan hệ ngoại giao chính thức, quan hệ kinh tế song phương được thúc đẩy bởi sự hội tụ các lợi ích: Đài Loan cần khẩn cấp giảm sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc đại lục và đa dạng hóa danh mục đầu tư và thương mại. Trong khi đó, ASEAN coi mình là một khối thương mại, đầu tư toàn diện và cởi mở ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, muốn tích cực hơn nữa trong việc định hình cấu trúc thương mại khu vực.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo đưa ra một tuyên bố báo chí tại Hội nghị Cấp cao ASEAN tại Jakarta. - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.08.2022
Cuộc khủng hoảng ở Đài Loan đã buộc các nước ASEAN phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc
Thương mại giữa ASEAN và Đài Loan phát triển đáng kể, đặc biệt kể từ khi Tổng thống Thái Anh Văn thông qua Chính sách hướng Nam (NSP) mới. Đài Loan chuyển hướng thành công gần 10% quỹ đầu tư của mình từ Trung Quốc sang ASEAN kể từ khi chính sách có hiệu lực vào năm 2016. Năm 2019, 47% tổng vốn đầu tư nước ngoài và sản xuất tại Đài Loan là đến ASEAN. Trong số này, Việt Nam, Malaysia, Philippines và Indonesia đã thu hút 40% tổng vốn đầu tư của Đài Loan vào ASEAN.

Kết nối kinh tế giữa ASEAN và Đài Loan

Liệu động lực kinh tế này có thể được duy trì bất chấp sức ép của Trung Quốc đối với các thành viên ASEAN, vốn không công nhận Đài Loan là một quốc gia có chủ quyền? Có ít nhất hai trường hợp có thể xảy ra.
Thứ nhất, ASEAN và Đài Loan có tiềm năng làm sâu sắc hơn quan hệ thương mại. Cả hai bênđều là những điểm neo quan trọng trong thương mại và đầu tư thế giới. Tiềm năng tăng trưởng to lớn của ASEAN mang lại cơ hội đầu tư cho các đối tác quốc tế, với các thành viên như Indonesia, Malaysia và Việt Nam là những nhà cung cấp kim loại quan trọng. Trong khi đó, Đài Loan thống trị ngành công nghiệp chip bán dẫn toàn cầu với 66% thị phần tính theo doanh thu và đã thành công trong việc khẳng định vị thế là một trung tâm hậu cần toàn cầu quan trọng về công nghệ lắp ráp và tự động hóa. Mặc dù Mỹ và Trung Quốc đang cố gắng chuyển hoạt động sản xuất chip sang nước mình thông qua Đạo luật CHIPSAct và chính sáchMade in China (Sản xuất tại Trung Quốc)tương tự để giảm sự phụ thuộc vào Đài Loan, nhưng sẽ mất thời gian để họ bắt kịp Đài Loan về năng lực và chuyên môn sản xuất chip công nghệ cao. . Ngoài ra, việc chuyển đổi kỹ thuật số sẽ làm tăng nhu cầu về chip trên toàn thế giới, điều này đảm bảo Đài Loan vẫn ở vị thế quan trọng. Quan hệ thương mại đi vào chiều sâu có thể sẽ nâng cao lợi thế cạnh tranh của ASEAN và Đài Loan trong những năm tới.
ASEAN và Đài Loan có các mô hình chính thức hóa liên kết kinh tế này. Ví dụ, họ có thể sử dụng Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN với Hồng Kông, (Trung Quốc), có hiệu lực vào năm 2019, như một tiền lệ. Ngoài ra, có thể bắt nguồn từ các thỏa thuận song phương với các thành viên ASEAN riêng lẻ. Đài Loan đã có Thỏa thuận Đối tác Kinh tế Lãnh thổ Hải quan Tách biệt (ASTEP) giữa Singapore và Đài Loan, Bành Hồ, Kim Môn và Matsu. Trong tình hình địa chính trị hiện nay, việc các thành viên ASEAN bắt đầu các thỏa thuận thương mại với Đài Loan có thể khá rủi ro, đặc biệt là khi nó gây khó chịu cho Trung Quốc. Tuy nhiên, việc ký kết các hiệp định như vậy sẽ mang lại sự chắc chắn về mặt pháp lý, cải thiện khả năng tiếp cận thị trường, đảm bảo đối xử công bằng bình đẳng, giúp tăng cường dòng chảy thương mại và đầu tư giữa ASEAN và Đài Loan.

Quan hệ hai bên là cơ hội để phát triển quan hệ song phương

Thứ hai, ASEAN và Đài Loan có thể khám phá khả năng hợp tác hai bên hoặc giữa các thành phố trong trường hợp không có quan hệ ngoại giao chính thức giữa các nước. Đối với Đài Loan, hình thức ngoại giao thay thế này sẽ đi một chặng đường dài trong việc tăng cường sự tham gia toàn cầu của Đài Loan.
Ví dụ, các thành phố ASEAN và Đài Loan có thể tìm hiểu các cơ hội hợp tác như chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kiến ​​thức và hợp tác nghiên cứu. Một ví dụ tuyệt vời là Chương trình Toàn cầu «Thành phố Chiến thắng», cho phép các thành phố tập hợp các nguồn lực để mua sắm và quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, do đó giảm chi phí. Đối với các thành phố đang cố gắng để thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, khi cơ sở hạ tầng địa phương ngày càng được số hóa và kết nối xuyên biên giới quốc gia, hợp tác kỹ thuật mạnh mẽ để đạt được các mục tiêu cụ thể có thể mang lại lợi ích kinh tế và các lợi ích khác. Một tiền lệ rõ ràng là thỏa thuận mới nhằm tạo ra hành lang xanh và kỹ thuật số dài nhất thế giới cho việc vận chuyển phát thải các - bon thấp và không có các-bon giữa Singapore và Rotterdam.
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tại Campuchia - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.08.2022
Biển Đông
Việt Nam và ASEAN bàn về Biển Đông, bà Pelosi thăm Đài Loan: Tránh tính toán sai lầm
Fulcrum viết ASEAN và Đài Loan đang phát triển tính mô hình. Trên thực tế, ASEAN đã làm điều này kể từ khi ra mắt Mạng lưới các thành phố thông minh ASEAN vào năm 2018, cung cấp thành công cho 26 thành phố ASEAN cơ hội để nêu rõ các mục tiêu và nhu cầu của họ về phát triển đô thị thông minh, bền vững và kết nối với các đối tác toàn cầu.
Mặc dù dư địa ngoại giao có hạn, ASEAN và Đài Loan vẫn phải tiếp tục tìm cách tăng cường quan hệ vì lợi ích chung.
Kết luận, Fulcrum lưu ý sẽ rất tiếc nếu căng thẳng chính trị Trung - Mỹ hiện tại ngăn cản ASEAN hợp tác đáng kể với Đài Loan bên ngoài lĩnh vực kinh tế. Mặc dù dư địa ngoại giao có hạn, ASEAN và Đài Loan vẫn phải tiếp tục tìm cách tăng cường quan hệ vì lợi ích chung.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала