Ông Phùng Xuân Nhạ bị điểm tên cùng Bí thư Hải Dương Phạm Xuân Thăng

© Ảnh : Nguyễn Phương Hoa - TTXVN Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
 Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.09.2022
Đăng ký
Ông Phùng Xuân Nhạ, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo của Việt Nam, vừa được điểm tên trong thông cáo Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Theo đó, ông Phùng Xuân Nhạ, cùng với Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ, các nguyên lãnh đạo Bộ, cục, vụ thuộc Bộ GD&ĐT được xác định có vi phạm “đến mức phải xem xét kỷ luật”.
Ngoài nguyên Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng điểm cả tên lãnh đạo Hải Dương như Bí thư Tỉnh ủy Phạm Xuân Thăng và Chủ tịch tỉnh Triệu Thế Hùng.

Ông Phùng Xuân Nhạ có vi phạm đến mức phải xem xét kỷ luật

Ngày 8 tháng 9, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã phát đi thông cáo báo chí về kỳ họp thứu 19.
Theo đó, từ ngày 6-8/9 tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ họp thứ 19 dưới sự chủ trì của Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú.
Tại kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung đáng chú ý, trong đó, những cái tên được báo chí và dư luận quan tâm nhất sau thông cáo về kỳ họp chính là nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo Phùng Xuân Nhạ, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ và lãnh đạo Hải Dương – Phạm Xuân Thăng (Bí thư Tỉnh ủy) và Triệu Thế Hùng (Chủ tịch UBND tỉnh).
Trong đó, đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo, thông cáo báo chí tại kỳ họp của Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho biết, xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhiệm kỳ 2016-2021 (nhiệm kỳ trước), cơ quan Kiểm tra Trung ương nhận thấy rằng, Ban cán sự Đảng Bộ GD&ĐT đã “thiếu trách nhiệm”, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để Bộ Giáo dục và Đào tạo và một số tập thể, cá nhân vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác cán bộ.
© Ảnh : Nguyễn Phương Hoa - TTXVNKỳ họp thứ 19 Uỷ ban Kiểm tra Trung ương (đợi tin)
Kỳ họp thứ 19 Uỷ ban Kiểm tra Trung ương (đợi tin) - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.09.2022
Kỳ họp thứ 19 Uỷ ban Kiểm tra Trung ương (đợi tin)
Lãnh đạo Bộ Giáo dục nhiệm kỳ trước cũng được xác định đã xây dựng, ban hành thể chế, chính sách, thực hiện một số dự án đầu tư công, biên soạn, thẩm định, xuất bản phát hành sách giáo khoa.
Một số sai phạm cũng được phát hiện trong quá trình tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông quốc gia năm 2018 và 2021, một số cán bộ, đảng viên trong ngành giáo dục đã bị kỷ luật, xử lý hình sự.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương nêu rõ, trách nhiệm đối với những vi phạm, khuyết điểm này “thuộc về Ban cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo, cac ông Phùng Xuân Nhạ, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Bộ trưởng”.
Đặc biệt, ông Nguyễn Hữu Độ, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng và một số lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ, lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các cục, vụ thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng được xác định có trách nhiệm liên quan.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương khẳng định, những vi phạm, khuyết điểm này của Ban cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo, các ông Phùng Xuân Nhạ, Nguyễn Hữu Độ cùng nhiều nguyên lãnh đạo cục, vụ Bộ GD&ĐT gây ảnh hưởng đến kết quả thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương về giáo dục và đào tạo.
Đồng thời, gây nguy cơ thất thoát, lãng phí lớn tiền, tài sản của Nhà nước, nguồn lực của xã hội, gây bức xúc trong nhân dân.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho rằng, các vi phạm khuyết điểm trên cũng ảnh huworng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, ngành Giáo dục, đến mức phải “xem xét, xử lý kỷ luật”.

Đề nghị xem xét kỷ luật Bí thư và Chủ tịch Hải Dương

Thực hiện kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương tại kỳ họp thứ 18, căn cứ quy định của Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương nhiệm kỳ 2020-2025, Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương nhiệm kỳ 2016-2021, 2021-2026.
Cùng với đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã đề nghị xem xét thi hành kỷ luật ông Phạm Xuân Thăng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương.
Ông Triệu Thế Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương cũng bị đề nghị xem xét kỷ luật.
Ngoài ra các ông Nguyễn Dương Thái, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự Đảng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương, nguyên Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch của tỉnh, ông Lương Văn Cầu, nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh, nguyên Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch của tỉnh, ông Phạm Mạnh Cường, Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Y tế, ông Nguyễn Trọng Hưng, nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Hải Dương.
Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.08.2019
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật loạt lãnh đạo, cựu lãnh đạo
Trước đó, như Sputnik đã thông tin, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã chỉ ra dấu hiệu vi phạm của Ban cán sự đảng UBND tỉnh Hải Dương trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác phòng chống dịch Covid-19.
Cụ thể, Ủy ban Kiểm tra Trung ương xác định, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Hải Dương đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, đặc biệt là thiếu kiểm tra, giám sát để UBND tỉnh và một số tổ chức cá nhân vi phạm quy định về phòng chống dịch, nhất là việc chỉ đạo ký hợp đồng, tạo điều kiện để Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á (do Phan Quốc Việt dẫn đầu) đã độc quyền bán bộ kit test xét nghiệm Covid-19 và tham gia thực hiện thầu xét nghiệm trái quy định của pháp luật.
Chưa kể, Hải Dương cũng là một trong những tỉnh đầu tiên của Việt Nam khi “scandal Việt Á” nổ ra được xác định có sai phạm trong mua sắm trang thiết bị y tế, sinh phẩm, hóa chất xét nghiệm, cung ứng thuốc, chi hỗ trợ cho công tác phòng chống dịch, cải tạo, sửa chữa các cơ sở y tế.
Trong đó, có một số cán bộ tham nhũng, đã nhận hối lộ hàng chục tỷ đồng và bị khởi tố, bắt giam (như ông Phạm Duy Tiến, cựu Giám đốc CDC Hải Dương nhận lại quả gần 30 tỷ đồng).
Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận rằng, vi phạm của các tổ chức, cá nhân này gây hậu quả rất nghiêm trọng, thiệt hại lớn ngân sách Nhà nước, nguồn lực xã hội, gây bức xúc trong nhân dân, ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp ủy, chính quyền địa phương, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.
Tại thông cáo báo chí về kỳ họp thứ 19 cũng đề cập việc xem xét kết quả kiểm tra việc thi hành kỷ luật Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Ban Thường vụ tỉnh ủy Quảng Ngãi xử lý kỷ luật “nghiêm” các tập thể, cá nhân có vi phạm ở Đảng bộ Bộ đội Biên phòng tỉnh.
Đối với kết quả kiểm điểm ở Bộ Nội vụ về việc đề nghị khen thưởng tập thể, cá nhân liên quan trong thực hiện đề tài khoa học công nghệ cấp Quốc gia “nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm phát hiện chủng virus Corona mới 2019”, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã yêu cầu Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ cần “chỉ đạo khắc phục kịp thời những vi phạm, khuyết điểm, rút kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ”.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала