“Việt Nam nằm ở đâu?”. Nhiều người Ấn Độ, Trung Đông ‘mù tịt’ về Việt Nam

© Sputnik / Maxim Blinov / Chuyển đến kho ảnhNữ đại biểu Việt Nam tham gia Festival Thanh niên và Sinh viên thế giới lần thứ XIX tại Sochi.
Nữ đại biểu Việt Nam tham gia Festival Thanh niên và Sinh viên thế giới lần thứ XIX tại Sochi. - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.09.2022
Đăng ký
Lý giải vì sao Trung Đông và Ấn Độ dù là thị trường khách du lịch tiềm năng nhưng lại chưa được khai thác hiệu quả, Đại sứ Việt Nam tại Qatar Trần Đức Hùng cho biết, có khách Ấn Độ, Trung Đông không biết Việt Nam nằm ở đâu, có những gì hay ho để xem và trải nghiệm.
Theo nhiều chuyên gia, Việt Nam hiện có tất cả những gì du khách quốc tế đang tìm kiếm như lịch sử phong phú, thiên nhiên tươi đẹp, những thành phố sôi động và những người dân thân thiện, nồng ấm, do đó, cần có chiến lược và biện pháp phù hợp để đưa du lịch thành ngành dịch vụ không khói và ngành kinh tế mũi nhọn.

Việt Nam cần hút khách từ Ấn Độ, Trung Đông

Sáng 8/9, trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch quốc tế TP.HCM 2022 (ITE HCM) đã diễn ra Hội thảo "Thúc đẩy thị trường khách du lịch Trung Đông và Ấn Độ".
Tại hội thảo, ông Trần Đức Hùng - Đại sứ đặc mệnh của Việt Nam tại Qatar cho biết, khu vực Trung Đông bao gồm 16 nước, với tổng dân số 453 triệu người.
Trong số đó, Hội đồng các nước vùng Vịnh (GCC) bao gồm 6 nước là Ả rập Xê Út, UAE, Oman, Qatar, Kuwait và Bahrain với dân số 54 triệu người, tổng thu nhập hơn 3.464 tỉ USD.
Tại Ấn Độ cũng có nhóm khách thu nhập bình quân đầu người cao giống 6 nước vùng Vịnh, với thu nhập bình quân từ 80.000 - 120.000 USD/người.
Đảo Bình Ba - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.09.2022
Sức hút kỳ lạ của Việt Nam
Với mức thu nhập cao nói trên, họ có nhu cầu nghỉ dưỡng ở phân khúc cao cấp, hạng sang với đầy đủ tiện nghi gồm spa, safari cho trẻ con để đi cùng gia đình. Ở Trung Đông, trẻ em được cho nghỉ học vào khoảng tháng 7 - tháng 8, là lúc thời tiết cực nắng nóng, có thể lên tới 45 độ C. Do vậy, họ thích đến những khu nghỉ dưỡng trong rừng hoặc những bãi biển đẹp. Mỗi chuyến đi có thể kéo dài từ 30 ngày đến 2 tháng.
Những năm gần đây, du khách từ Trung Đông thường tìm đến những điểm du lịch mới để thay thế cho những điểm truyền thống đã bão hòa. Có thể nói, khách từ Ấn Độ nói riêng và vùng Trung Đông nói chung là thị trường vô cùng tiềm năng đối với ngành du lịch Việt Nam.

“Việt Nam nằm ở chỗ nào? Có những cái gì?”

Tuy vậy, dù có vị trí địa lý thuận lợi, Việt Nam lại chưa làm tốt việc thu hút lượng khách du lịch đến từ các nước Trung Đông. Trong khi đó, các nước như Singapore, Malaysia, Thái Lan... lại rất hấp dẫn lượng du khách từ các nước đạo Hồi, nhất là khách hạng sang và có mức chi tiêu cao.
Một lý do cho vấn đề này là thông tin về du lịch Việt Nam đến các nước Trung Đông còn rất hạn chế. Hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch ra thị trường này của Việt Nam chưa được làm một cách bài bản, thường xuyên.
"Khi đặt vấn đề giới thiệu về du lịch Việt Nam, họ tỏ ra ngạc nhiên: "Wow, Việt Nam nằm ở chỗ nào? Có những cái gì?". Chứng tỏ thông tin quảng bá của mình làm chưa tốt", Thanh Niên dẫn lời ông Hùng dẫn chứng.
© Sputnik / Taras IvanovKhách du lịch
Khách du lịch - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.09.2022
Khách du lịch
Từ ví dụ trên, Đại sứ Trần Đức Hùng đề xuất đẩy mạnh hoạt động quảng bá, thường xuyên tổ chức các chương trình hội chợ, xúc tiến du lịch quốc tế ở quy mô lớn, mời doanh nghiệp lữ hành các nước Trung Đông tham dự.
Đồng thời, cần tăng cường truyền thông về du lịch Việt Nam bằng cách phát sóng các video giới thiệu về du lịch Việt Nam trên kênh truyền hình của khu vực, kết hợp với các travel blogger, influencer quảng bá du lịch...
Thêm vào đó, tập trung nâng cấp hạ tầng, đảm bảo sự riêng tư phù hợp với đặc điểm tôn giáo. Các doanh nghiệp du lịch Việt Nam cần thiết kế các chương trình tour đặc biệt, phù hợp du khách Trung Đông "nhà giàu", sẵn sàng chi trả nhiều tiền cho các loại hình dịch vụ cao cấp, riêng tư, không bị gò bó theo chương trình tour...
Ấn Độ và các nước Trung Đông là thị trường khách du lịch tiềm năng của Việt Nam. Với dân số hơn 1,3 tỉ dân, Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới vào năm 2023 (khi đó ước tính hơn 1,4 tỉ người).
Năm 2019, lượng khách du lịch Ấn Độ đến Việt Nam đạt 169.000 lượt, xếp thứ 16 trong số các thị trường có khách du lịch đến Việt Nam. Trong tháng 7 vừa qua, khách du lịch từ Ấn Độ đến Việt Nam đạt 11.700 lượt, đồng thời là một trong những thị trường phục hồi nhanh nhất.
Vịnh Hạ Long - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.09.2022
Nhiều resort ở Việt Nam "cháy" phòng trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh

“Việt Nam có tất cả những gì du khách quốc tế đang tìm kiếm”

Phát biểu tại Diễn đàn du lịch cấp cao có chủ đề “Giải pháp phục hồi và phát triển du lịch quốc tế bền vững”, ông Martin Koerner, Chủ tịch Tiểu ban Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn, Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam cho rằng, nếu định vị Việt Nam là một trong những điểm đến MICE và điểm đến du lịch hàng đầu châu Á, nên xem xét các điều chỉnh lập pháp quan trọng.
Du lịch MICE hiện nay là loại hình du lịch kết hợp giữa hội thảo, hội nghị, khen thưởng, hội họp và triển lãm của các công ty, doanh nghiệp cho nhân viên, đối tác.
MICE là sản phẩm du lịch tổng hợp của các sản phẩm du lịch đơn lẻ kết hợp với việc tổ chức và hạ tầng cơ sở nhất định.
“Việt Nam có tất cả những gì du khách quốc tế đang tìm kiếm như lịch sử phong phú, thiên nhiên tươi đẹp, những thành phố sôi động và những người dân thân thiện, nồng ấm”, ông Koerner nói và nhấn mạnh đây là những cốt lõi của ngành du lịch.
Ông Hà Văn Siêu, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch bày tỏ quan điểm, chiến lược Phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 xác định thu hút đầu tư, phát triển loại hình du lịch MICE, tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn là một trong những định hướng quan trọng để thu hút cả thị trường khách du lịch quốc tế và nội địa. Ông Siêu cho biết, việc phát triển du lịch MICE được gắn kết với các loại hình, sản phẩm du lịch chủ đạo như du lịch biển, đảo; du lịch văn hóa; du lịch sinh thái và du lịch đô thị.
Tuy nhiên, loại hình du lịch này cũng đòi hỏi mức độ cao về sự chuyên nghiệp, tính kết nối, chọn lọc các điểm đến, sản phẩm trải nghiệm có khả năng đáp ứng về số lượng cũng như chất lượng. Việt Nam cần dựng cơ chế, chính sách, tiêu chuẩn hóa dịch vụ MICE, tăng cường năng lực tổ chức các sự kiện tầm cỡ quốc tế; hoàn thiện hạ tầng, nâng cấp chất lượng dịch vụ theo hướng chuyên nghiệp; liên kết phát triển các sản phẩm, dịch vụ du lịch MICE có khả năng cạnh tranh cao; tăng cường quảng bá, xúc tiến du lịch MICE.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, du lịch Việt Nam cần những giải pháp đột phá, mạnh dạn thí điểm các mô hình, cơ chế mới, hướng phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn. Theo ông Đam, cần phát triển du lịch xanh tối đa để bảo vệ môi trường ngày càng tốt hơn. Trước hết là những sản phẩm, dịch vụ trong khu lưu trú bớt dùng đồ nhựa, đồ nylon, sau đó lan toả ra các khu dân cư xung quanh.
Phú Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.08.2022
Du khách Việt được khuyên không nên đến một số khu vực ở Malaysia, Indonesia, Philippines
Tiếp đó là đẩy mạnh hơn nữa chuyển đổi số. Không chỉ việc giúp du khách tìm hiểu các sản phẩm, điểm đến, thanh toán các dịch vụ du lịch qua điện thoại thông mình, mà còn là số hoá các sản phẩm du lịch, các bảo tàng, di tích, điểm đến để du khách tìm hiểu thuận lợi trước khi đến.
Ngoài ra cần tăng cường kết nối hơn nữa giữa các doanh nghiệp, hiệp hội, địa phương, các quốc gia trong khu vực trên tinh thần cùng có lợi, không chỉ để phát triển du lịch, mà còn để cuộc sống của người dân thêm phong phú, nhiều trải nghiệm hơn.
“Tất cả các khâu trong phát triển du lịch từ xúc tiến quảng bá, xây dựng cơ sở hạ tầng, sản phẩm, nhân lực, xây dựng môi trường văn hoá phải được thực hiện nhanh hơn nữa, mạnh hơn nữa nhằm lấy lại quãng thời gian 2 năm bị ảnh hưởng của dịch bệnh”, Phó Thủ tướng kiến nghị biện pháp để tăng cường phát triển du lịch Việt Nam hơn nữa trong thời gian tới.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала