EU ‘đói’ khí đốt Nga, Moskva cấm xuất khẩu viên gỗ nén và cơ hội vàng của Việt Nam

© Sputnik / Vitaly TimkivTàu chở dầu Nga
Tàu chở dầu Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.09.2022
Đăng ký
Thiếu khí đốt và nhiều mặt hàng quan trọng của Nga khiến EU đang ngập trong khủng hoảng năng lượng. EU đang phải hứng chịu màn ‘gậy ông đập lưng ông’ khi các đòn trừng phạt nhằm vào Nga lại phản tác dụng và gây thiệt hại cho chính người dân châu Âu.
Trong bối cảnh xung đột Nga – Ukraina, khủng hoảng nguồn cung khí đốt, đây có thể là một trong những thời điểm tồi tệ nhất của người dân châu Âu trước mùa đông lạnh giá đang đến gần.
Truyền thông Việt Nam thời gian gần đây đang mổ xẻ nhiều hơn về ‘cơn đói’ và nỗi lo sợ thiếu khí đốt, năng lượng Nga của EU, việc Moskva dừng xuất khẩu một số sản phẩm từ gỗ, trong đó có viên nén gỗ (hay viên nén mùn cưa) đến các quốc gia “thiếu thân thiện” và cơ hội vàng cho ngành xuất khẩu mới của Việt Nam.

Nỗi lo sợ của EU khi thiếu khí đốt Nga

Dù không muốn thừa nhận, nhưng hầu hết tất cả các nước châu Âu đều đang có chung nỗi lo thiếu khí đốt khi mùa đông ngày càng đến gần.
Gần nhất, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đã phải lên tiếng kêu gọi các nước thành viên trong khối cần thực hiện những biện pháp khẩn cấp để tiết kiệm điện và đảm bảo năng lượng cho mùa đông năm nay khi Nga đáp trả cứng rắn các biện pháp trừng phạt từ phương Tây bằng việc hạn chế và ngưng nguồn cung khí đốt cho những quốc gia mà Moskva đánh giá là không thân thiện với Nga.
khí đốt  - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.08.2022
Cách trong EU làm giàu nhờ "những nước từ chối" khí đốt của Nga
Đặc biệt, ngoài việc phân bổ lại nguồn cung năng lượng hiện có, Chủ tịch EC Ursula von der Leyen cũng đề xuất thêm nhiều biện pháp để EU đảm bảo an ninh năng lượng, trong bối cảnh Nga cắt giảm khí đốt xuất khẩu sang châu Âu – đó là một viễn cảnh tồi tệ “sưởi ấm hay nhịn đói”. Điều EU cần hiện nay đó là tất cả các quốc gia và từng người dân “tiết kiệm năng lượng một cách thông minh”. Đặc biệt, Leyen nhấn mạnh, các kế hoạch bảo đảm an ninh năng lượng EU phải được thống nhất trước mùa đông.
“Những gì chúng ta phải làm là làm phẳng đường cong và tránh việc sử dụng điện trong giờ cao điểm”, - Chủ tịch EC Leyen nói, ám chỉ biểu đồ tiêu thụ năng lượng ở châu Âu có xu hướng theo đường cong tăng lên vào mùa đông.
Lãnh đạo EC cũng đề xuất mục tiêu bắt buộc trong việc giảm sử dụng điện vào giờ cao điểm và sẽ làm việc chặt chẽ với các nước thành viên để đạt được nỗ lực tiết kiệm năng lượng trong bối cảnh thiếu khí đốt của Nga.

Nhu cầu viên nén gỗ tăng chóng mặt và cơ hội vàng của Việt Nam

Làm sao để tìm được nguồn cung thay thế khí đốt của Nga là câu hỏi làm đau đầu giới lãnh đạo EU.
Viên nén gỗ hay viên nén mùn cưa bắt đầu được chú ý đến. Thực tế, nhu cầu viên nén gỗ tăng lên do tình hình xung đột ở Ukraina dẫn đến các lệnh trừng phạt của châu Âu gồm cấm nhập khẩu nhiên liệu sinh khối này từ Nga cùng với Belarus cũng như việc Moskva kiên quyết đáp trả các đòn trừng phạt của phương Tây bằng quyết định cấm xuất khẩu mặt hàng quan trọng này cho các bên “thiếu thân thiện” càng làm bùng lên “cơn khát” viên nén gỗ của châu Âu. Xung đột căng thẳngcũng làm gián đoạn các chuyến hàng viên nén gỗ từ Ukraina sang EU, đây là điều mà dân châu Âu không hề mong đợi.
Ông Brooks Mendell, Giám đốc điều hành Công ty tư vấn Forisk Consulting thông tin rằng, giá khí đốt tự nhiên và giá than ở châu Âu đã tăng gấp nhiều lần so với mức giá của chúng trước đại dịch Covid-19 do nguồn cung bị gián đoạn kể từ khi xung đột Nga-Ukraina bùng nổ, khiến viên nén gỗ trở thành chất đốt thay thế được ưa chuộng, đây là cơ hội rất lớn cho Mỹ và Việt Nam – hai nước hiện xuất khẩu mặt hàng này hàng đầu thế giới.
Đối với Hoa Kỳ, xuất khẩu viên nén gỗ của Mỹ đang bùng nổ nhờ nhu cầu tăng mạnh ở châu Á và châu Âu trong bối cảnh nguồn cung loại chất đốt sinh khối này từ Nga và Ukraina cũng như Belarus bị đứt gãy vì tình hình xung đột.
nén gỗ  - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.08.2022
EU “khát” viên nén gỗ vì thiếu khí đốt của Nga, Việt Nam xuất khẩu hạng 2 thế giới
Đáng chú ý, nhu cầu viên nén gỗ tăng mạnh khi nhiều công ty điện lực chuyển sang đốt nó để sản xuất điện, thay thế cho than và khí đốt, hai loại nhiên liệu đang khan hiếm và đắt đỏ vì Nga quyết định “đóng cửa” không cấp khí đốt cho những nước chỉ làm tổn hại tình hình ổn định chung của khu vực và thế giới, thiếu thiện chí.
Theo ghi nhận của Cục Nông nghiệp nước ngoài thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ, khối lượng viên nén gỗ xuất khẩu của Mỹ tăng đều đặn trong thập niên qua và tăng bứt phá vào năm ngoái với con số kỷ lục 7,4 triệu tấn được bán ra nước ngoài. Hiện nay, giá viên nén gỗ xuất khẩu trung bình của Mỹ trước bảo hiểm và chi phí vận chuyển đã tăng lên gần 170 USD/tấn, từ khoảng 140 USD vào năm ngoái. Giới phân tích và các lãnh đạo trong ngành cho biết giá viên nén gỗ trên thị trường giao ngay thậm chí tăng gần gấp đôi do nguồn cung khan hiếm vì thiếu khí đốt của Nga.
Trước đó, như Sputnik đã thông tin, với nhu cầu tăng cao của thị trường này, giá xuất khẩu viên nén gỗ của nhiều nước, trong đó có Việt Nam cũng tăng theo.
Cụ thể, theo ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) cho hay, hồi năm 2021, giá xuất khẩu viên nén gỗ có lúc xuống 100 USD/tấn nhưng hiện nay giá đang ở mức 180-200 USD/tấn. Như vậy, mức giá viên nén gỗ xuất khẩu đã tăng 1,8 - 2 lần. Lý giải với Doanh nghiệp và Kinh doanh, ông Hoài cho biết, Việt Nam trước đât tập trung xuất khẩu viên nén gỗ sang Hàn Quốc và Nhật Bản nhưng hiện nay châu Âu đang có nhu cầu cao đối với mặt hàng này, từ đó đẩy giá xuất khẩu tại Việt Nam tăng cao.
Trong bối cảnh nguồn cung viên nén từ Nga đang đứt đoạn, thị trường nhập khẩu viên nén trên thế giới, trong đó có EU phải tìm nguồn cung thay thế. Xung đột địa chính trị giữa các nước châu Âu, sự khan hiếm nguồn cung năng lượng và cam kết của các nước về việc giảm phát thải khí nhà kính là điều kiện để viên nén gỗ tăng xuất khẩu vì đây được xem là năng lượng sinh khối, ít phát thải hơn nhiều so với các nhiên liệu hóa thạch truyền thống.
“Hiện chưa có dấu hiệu giá viên nén xuất khẩu của Việt Nam sẽ chững lại trong tương lai”, - đại diện Viforest khẳng định.
Gỗ - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.05.2022
Bộ Thương mại Hoa Kỳ xem xét sản phẩm tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam
Theo báo cáo của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, viên nén là mặt hàng mới nổi của ngành chế biến, xuất khẩu gỗ Việt Nam.
“Đồng thời, tới nay, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu viên nén lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mỹ, với sản lượng và giá trị liên tục tăng. Riêng năm 2021, lượng xuất khẩu đạt trên 3,5 triệu tấn, mang về hơn 400 triệu USD cho ngành gỗ”, - Viforest lưu ý.
Cũng theo Hiệp hội, Nhật Bản và Hàn Quốc là hai thị trường thiêu thụ viên nén của lớn nhất của Việt Nam. Lượng xuất vào 2 thị trường này chiếm trên 95% tổng lượng viên nén xuất khẩu của cả nước. Xuất khẩu viên nén của Việt Nam đang trên đà tăng. Tuy nhiên, hiện nay châu Âu là thị trường còn nhiều dư địa với Việt Nam và việc thiếu nguồn nhiên liệu nhập khẩu từ Nga khiến EU đang gia tăng nhập khẩu viên nén từ nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Đây là cơ hội vàng cần tận dụng triệt để.

VCCI đề xuất miễn thuế xuất khẩu viên gỗ nén và viên than gỗ

Trong động thái mới đây, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã lên tiếng đề xuất miễn thuế xuất khẩu mặt hàng viên nén gỗ của Việt Nam.
Theo đó, Góp ý cho Dự thảo (lần 2) Nghị định về Biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về áp dụng thuế suất thông thường đối với hàng hoá nhập khẩu, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc phương án điều chỉnh thuế suất xuất khẩu đối với viên gỗ nén và viên than gỗ về mức 2% hoặc 0%.
Theo đánh giá của VCCI, mặt hàng viên than gỗ, hiện có thuế suất xuất khẩu 10%, được sản xuất từ mặt hàng viên gỗ nén, hiện có thuế suất xuất khẩu 0%.

“Các mức thuế suất như vậy là bất hợp lý vì thuế suất xuất khẩu của thành phẩm cao hơn thuế suất xuất khẩu của nguyên liệu sẽ không khuyến khích được quá trình sản xuất trong nước”, - VCCI nhấn mạnh.

Nhà máy chế biến gỗ ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.08.2022
Vụ Mỹ từ chối giải trình của gần 40 công ty xuất khẩu gỗ Việt Nam: “Chúng ta bị oan”
Do đó, theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, việc sửa đổi thuế suất của cả hai mặt hàng này về cùng một mức là hợp lý. Đồng thời, dự thảo đưa ra hai phương án là thuế suất của cả hai mặt hàng này sẽ cùng là 5% (phương án 1) hoặc 10% (phương án 2). Tuy nhiên, VCCI cho rằng, cả hai phương án này đều chưa tính đến mối tương quan với mặt hàng dăm gỗ và vỏ bào. Trong khi đó, theo phản ánh của các doanh nghiệp, mặt hàng viên gỗ nén được sản xuất bằng cách nén chặt dăm gỗ, vỏ bào, mùn cưa, phế liệu gỗ…
Trong khi đó, thuế suất xuất khẩu của mặt hàng dăm gỗ hiện nay là 2% và vỏ bào là 0%. Như vậy, nếu áp dụng thuế suất xuất khẩu 5% hoặc 10% cho mặt hàng viên nén gỗ thì thuế suất xuất khẩu của thành phẩm cao hơn thuế suất xuất khẩu của nguyên liệu, gây tác động bất lợi cho sản xuất trong nước. Vì vậy, VCCI đề xuất điều chỉnh thuế suất xuất khẩu đối với viên gỗ nén và viên than gỗ về mức 2% hoặc 0%.
Cùng với việc EU “khát” viên nén gỗ do thiếu nguồn cung khí đốt của Nga, cùng với việc Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu viên nén lớn thứ 2 trên thế giới chỉ sau Mỹ, các Hiệp hội và doanh nghiệp trong nước đều đang kỳ vọng có thể tháo gỡ những vướng mắc còn tồn tại để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng mũi nhọn quan trọng này tận dụng cơ hội vàng trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng hiện nay.
Đáng chú ý, Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, điểm sáng nhất trong bức tranh xuất khẩu của ngành gỗ 8 tháng đầu năm của Việt Nam là giá xuất khẩu viên nén (viên năng lượng sinh khối), dăm gỗ tăng 150 - 200%.
Đồng thời, Hiệp hội Năng lượng sinh học thế giới cũng nhận định, thị trường viên nén gỗ toàn cầu dự kiến ​​đạt 15,63 tỉ USD vào năm 2026, với tốc độ tăng trưởng gộp hằng năm 7,28% trong giai đoạn 2021-2026. Do đó, sản phẩm viên gỗ nén từ Việt Nam còn nhiều cơ hội tăng trưởng bứt phá hơn nữa thời gian tới.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала