Bình Nhưỡng nhắc lại khả năng răn đe hạt nhân trước sự thù địch của Mỹ và Hàn Quốc

© AFP 2023 / Ed Jones Một người đàn ông trên ban công một ngôi nhà ở Bình Nhưỡng vào một ngày sương mù
Một người đàn ông trên ban công một ngôi nhà ở Bình Nhưỡng vào một ngày sương mù - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.09.2022
Đăng ký
Bình Nhưỡng đang tìm kiếm sự công nhận của quốc tế về tình trạng quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân. Sự thù địch gia tăng từ Hoa Kỳ và Hàn Quốc đang thúc đẩy CHDCND Triều Tiên tiến tới việc sở hữu vũ khí hạt nhân.
Các chuyên gia được Sputnik phỏng vấn khẳng định điều này khi bình luận về việc CHDCND Triều Tiên thông qua sắc lệnh "Chính sách về vũ khí hạt nhân".
Văn kiện này đã củng cố vị thế của CHDCND Triều Tiên về mặt pháp lý như một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân. Bình Nhưỡng cũng nhấn mạnh rằng họ sẽ không đàm phán về phi hạt nhân hóa, vì sở hữu vũ khí hạt nhân là quyền hợp pháp và bất khả nhượng của nước này. Điều này đã được hãng thông tấn KCNA đưa tin hôm thứ Sáu, dẫn lời nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Trong môi trường quốc tế thuận lợi hơn cho CHDCND Triều Tiên, khi có đối thoại dưới thời chính quyền Mỹ và Hàn Quốc trước đây, Bình Nhưỡng đã không đạp đổ vấn đề hạt nhân. Bây giờ tình hình đã thay đổi, và đây là một trong những lý do cho sự xuất hiện của văn kiện mới, Alexandr Vorontsov, Giám đốc Trung tâm Hàn Quốc và Mông Cổ tại Viện Nghiên cứu Phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho biết trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.

“Bình Nhưỡng tin rằng cách tiếp cận của các nhà lãnh đạo hiện tại ở cả Washington và Seoul trên thực tế là nhằm tăng cường đối đầu. Dưới thời Biden, áp lực lên Triều Tiên ngày càng gia tăng. Washington và Seoul đã quay trở lại công thức thực tế bị Bình Nhưỡng bác bỏ — trước hết là giải trừ hạt nhân đối với CHDCND Triều Tiên, đầu tiên là các bước thực tế theo hướng này, và chỉ sau đó là đối thoại và cung cấp hỗ trợ kinh tế rộng rãi. Vì vậy, hiện nay Bình Nhưỡng không nhìn thấy bất kỳ khả năng nào về đường lối ngoại giao. Thật vậy, các triển vọng ngoại giao để giải quyết vấn đề không hề ‘’le lói’’."

Quảng trường trung tâm mang tên người sáng lập CHDCND Triều Tiên Kim Nhật Thành ở Bình Nhưỡng - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.09.2022
CHDCND Triều Tiên tuyên bố mình trở thành quốc gia hạt nhân

"Hơn nữa, thể theo tất cả , các cuộc tập trận toàn diện mới giữa Mỹ và Hàn Quốc sẽ tiếp tục. Ngoài ra, Seoul tuyên bố sẽ theo đuổi chính sách từ vị thế sức mạnh, rằng chỉ có sức ép và chỉ có các biện pháp trừng phạt mới có thể thuyết phục Bình Nhưỡng đi theo con đường giải trừ hạt nhân. Tất cả những điều này đã có từ rất lâu trước đây, đây là sự lặp lại của những gì đã trôi qua lần thứ mười. Và Bình Nhưỡng, rõ ràng, đã quyết định một lần nữa khẳng định vị thế của mình bằng cách thông qua sắc lệnh này. Họ làm điều này để nhắc nhở : nếu ai đó quên rằng hiến pháp đã quy định tình trạng của CHDCND Triều Tiên là một quốc gia có vũ khí hạt nhân. Tình trạng được ghi trong học thuyết quân sự. Luật được thông qua xác nhận tình trạng này để không ai có bất kỳ ảo tưởng nào”, - Alexander Vorontsov nói.

Trong bối cảnh các động thái gần đây của Hoa Kỳ và các đồng minh trong khu vực, bao gồm cả việc tăng cường các cuộc tập trận quân sự, rất khó để thuyết phục CHDCND Triều Tiên rằng an ninh của họ có thể được đảm bảo bằng các biện pháp chính trị thay vì quân sự-kỹ thuật. Georgy Zinoviev, Vụ trưởng Vụ Châu Á thứ nhất của Bộ Ngoại giao Nga đã tuyên bố điều này . Nhà ngoại giao lưu ý: Nga đang theo dõi chặt chẽ bất kỳ hoạt động quân sự nào trên bán đảo Triều Tiên. Moskva xuất phát từ việc Bình Nhưỡng tiếp tục tuân thủ lệnh cấm thử hạt nhân đơn phương được công bố hồi tháng 1 năm 2018. Theo nhà ngoại giao này, trong những tháng gần đây, Moskva cũng đã ghi nhận "sự kiềm chế của Triều Tiên trong lĩnh vực tên lửa" .
Bắc Triều Tiên, Bình Nhưỡng - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.08.2022
Chuyên gia: các vụ thử hạt nhân của Triều Tiên được “chờ đợi” ở phương Tây hơn là Bình Nhưỡng

“Những người phản đối Bình Nhưỡng, ngược lại, hướng theo chiều leo thang căng thẳng”, - Grigory Zinoviev bổ sung.

Mục đích chính của sắc lệnh là hợp pháp hóa tình trạng hạt nhân của Triều Tiên và đạt được sự công nhận của quốc tế. Điều này đã được Lu Chao, Giám đốc Viện nghiên cứu Hoa Kỳ và Đông Á tại Đại học Liêu Ninh đề cập với Sputnik trong cuộc phỏng vấn .

Lập trường không thay đổi của Trung Quốc về vấn đề Triều Tiên

Mao Ning, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết điều này trong cuộc họp báo hôm thứ Sáu. Nhà ngoại giao Trung Quốc lưu ý rằng Bắc Kinh chú ý đến báo cáo của hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap rằng CHDCND Triều Tiên đã ấn định một cách hợp pháp về tình trạng quốc gia có vũ khí hạt nhân. Đồng thời, chỉ đích thân nhà lãnh đạo Kim Jong-un có quyền quyết định về vũ khí hạt nhân. Nhà ngoại giao Trung Quốc lưu ý rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục đóng vai trò xây dựng trong việc thúc đẩy giải quyết chính trị vấn đề bán đảo Triều Tiên dựa trên lợi ích chung là duy trì hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала