Đối đầu với Mỹ bằng chiêu thức hạt nhân, Triều Tiên có tự 'bắn vào chân mình'?

© AFP 2023 / StringerTên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) loại mới "Hwasong-17" của CHDCND Triều Tiên
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) loại mới Hwasong-17 của CHDCND Triều Tiên - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.09.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Mới đây, Quốc hội CHDCND Triều Tiên chính thức thông qua đạo luật về quyền sử dụng đòn tấn công hạt nhân phủ đầu để tự bảo vệ đất nước. Động thái này sẽ tác động ra sao đến tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên nói riêng và tình hình thế giới?
Luật mới cho phép Triều Tiên đáp trả một cuộc tấn công hoặc ngăn chặn một cuộc xâm lược. Đồng thời cũng cho phép tấn công hạt nhân phủ đầu nếu phát hiện một cuộc tấn công sắp xảy ra bằng vũ khí hủy diệt hàng loạt hoặc nhằm vào các mục tiêu chiến lược của đất nước.

Điều gì khiến Triều Tiên đưa ra quyết định cứng rắn?

Thực tế cho thấy rằng, quan hệ liên Triều chưa bao giờ “xuôi chèo mát mái” bất chấp nỗ lực khôi phục các đường dây liên lạc giữa hai bên sau thời gian bế tắc kéo dài. Việc Quốc hội CHDCND Triều Tiên thông qua đạo luật mới về vũ khí hạt nhân mới đây càng khẳng định hơn nữa lập trường “không thể đảo ngược” của quốc gia này về sử dụng vũ khí hạt nhân.
Trao đổi với Sputnik, TS. Nguyễn Thị Thắm, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc - Triều Tiên, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, cho biết nguyên nhân khiến CHDCND Triều Tiên đi đến quyết định cứng rắn trên.

“Thứ nhất, ngày 8/9 vừa qua Mỹ đã bắn thử tên lửa xuyên lục địa (ICBM). Điều này khiến phía Triều Tiên cảm nhận được nguy cơ ảnh hưởng đến mình. Từ trước tới nay, Triều Tiên luôn có chủ trương và tuyên bố nguyên nhân mà quốc gia này phát triển vũ khí hạt nhân để đối phó các đe doạ an ninh, chủ yếu là từ Mỹ. Vụ thử ICBM của Mỹ gần đây là điểm đáng lưu ý", bà Thắm chỉ ra.

Quảng trường trung tâm mang tên người sáng lập CHDCND Triều Tiên Kim Nhật Thành ở Bình Nhưỡng - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.09.2022
Triều Tiên có bước tiến rõ rệt về hoàn thiện tên lửa
Nguyên nhân thứ hai mà vị chuyên gia trên đưa ra là câu trả lời của Triều Tiên đối với chính sách của Hàn Quốc đối với Triều Tiên vừa được công bố gần đây trong dịp 100 ngày nhậm chức của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol.

“Hàn Quốc thông qua chính sách đối ngoại với Triều Tiên, cụ thể là "Kế hoạch táo bạo”. Trong đó đưa ra điều kiện khi Triều Tiên phi hạt nhân hoá, Hàn Quốc sẽ hỗ trợ phát triển kinh tế, xây dựng cảng biển cũng như hỗ trợ lương thực v.v. Câu trả lời của Triều Tiên là không phi hạt nhân hoá", TS. Nguyễn Thị Thắm cho biết thêm.

Thứ ba, không thể không nhắc đến chính sách đối nội của Triều Tiên. Trước đây, Triều Tiên đã thực hiện chính sách "Song tiến" là vừa phát triển vũ khí hạt nhân, vừa phát triển kinh tế. Từ năm 2018, Triều Tiên tuyên bố đã phát triển vũ khí hạt nhân và chuyển sang phát triển kinh tế.
Bên cạnh đó, phía Đảng Lao động Triều Tiên đưa ra chủ trương hiện đại hoá quân đội và hệ thống vũ khí. Việc tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân và hoàn thiện nó cũng là một phần trong chủ trương nêu trên.

“Hơn nữa trong bối cảnh Triều Tiên gặp nhiều khó khăn kinh tế do dịch COVID-19. Việc thông qua luật mới về vũ khí hạt nhân cũng nhằm để củng cố lại sức mạnh và niềm tin trong nội bộ Triều Tiên", TS. Nguyễn Thị Thắm nhận xét.

Các thành phố trên thế giới. Bình Nhưỡng - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.09.2022
Bộ Ngoại giao Nga: Bắc Triều Tiên trên thực tế tuân thủ lệnh cấm thử hạt nhân
Theo phân tích của TS. Phí Vĩnh Tường, Quyền Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam, kể từ khi lên nắm quyền cách đây một thập kỷ, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã tập trung xây dựng kho vũ khí hạt nhân của CHDCND Triều Tiên (gọi tắt là Triều Tiên) và coi đây là “thanh kiếm báu” bảo vệ đất nước khỏi sự xâm lược của nước ngoài.

“Dưới thời ông Kim Jong-un, Triều Tiên đã tiến hành 4 vụ thử hạt nhân dưới lòng đất và nhiều vụ phóng tên lửa, bao gồm cả những vụ liên quan đến tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, bất chấp các lệnh trừng phạt quốc tế. Trong năm 2022, Triều Tiên đã liên tiếp thử tên lửa và các loại hình vũ khí khác. Đồng thời, Triều Tiên đã tạo bước đệm cho luật mới về vũ khí hạt nhân bằng những tuyên bố rằng họ có kế hoạch áp dụng một học thuyết hạt nhân tích cực hơn”, TS. Phí Vĩnh Tường nhấn mạnh.

Trong bài phát biểu tại một cuộc duyệt binh hồi tháng 4/2022, nhà lãnh đạo tối cao Kim Jong-un đã nói về việc mở rộng kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên "với tốc độ nhanh nhất có thể", không chỉ là một biện pháp răn đe mà có thể được sử dụng nếu bất kỳ lực lượng nào cố gắng vi phạm lợi ích cơ bản của đất nước.

“Điều đó cho thấy, rất khó để Triều Tiên từ bỏ chương trình phát triển vũ khí hạt nhân, dẫn tới tiến trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên rơi vào bế tắc. Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Ukraina, vấn đề Đài Loan và trò chơi quyền lực giữa Mỹ và Trung Quốc, Triều Tiên có thể muốn phô trương sức mạnh hạt nhân trước Mỹ. Về phía Trung Quốc và Nga, sự phô diễn sức mạnh hạt nhân của Triều Tiên là vấn đề để Mỹ phải phân tâm”, TS. Phí Vĩnh Tường phân tích.

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Seok-yeol - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.08.2022
Tổng thống Hàn Quốc nói về ý tưởng thay đổi chính quyền ở CHDCND Triều Tiên

Tương lai nào cho quan hệ liên Triều?

Theo nhận định của giới chuyên gia, tình hình giữa hai miền bán đảo sẽ căng thẳng hơn so với các năm trước đây do thay đổi trong chính sách của ông Yoon Suk-yeol, Tân tổng thống Hàn Quốc.
Tại cuộc họp đầu tiên với các chỉ huy quân sự hàng đầu vào ngày 6/7/2022, Tổng thống Yoon Suk-yeol đã đã chỉ đạo quân đội sẵn sàng đối phó nếu Triều Tiên có hành động “khiêu khích”, tuy nhiên ông vẫn để ngỏ khả năng đối thoại với Bình Nhưỡng.

“Như đã phân tích, phía Hàn Quốc đề nghị giúp đỡ kinh tế song song với phi hạt nhân hoá với Triều Tiên, nhưng Triều Tiên đáp lại không có phi hạt nhân hoá và thậm chí tuyên bố là một quốc gia hạt nhân và sử dụng trong trường hợp cần thiết theo luật định. Điều này cho thấy rằng, điều kiện tiên quyết mà phía Hàn Quốc đưa ra là khó có thể đạt được”, TS. Nguyễn Thị Thắm, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc, Triều Tiên, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, nêu rõ.

Một người đàn ông trên ban công một ngôi nhà ở Bình Nhưỡng vào một ngày sương mù - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.09.2022
Bình Nhưỡng nhắc lại khả năng răn đe hạt nhân trước sự thù địch của Mỹ và Hàn Quốc
Trong chiến dịch tranh cử năm nay, Tổng thống bảo thủ của Hàn Quốc, Yoon Suk- yeol, đã coi một cuộc tấn công quân sự phủ đầu là một lựa chọn để đối phó với mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên. Mới chỉ được bốn tháng kể từ khi ông Yoon nhậm chức Tổng thống Hàn Quốc, nhưng phía Triều Tiên đã loại trừ khả năng giao kết với Seoul trong nhiệm kỳ 5 năm này.

“Ông Yoon vẫn cởi mở và sẵn sàng đàm phán với Triều Tiên, nhưng những phát biểu trước đây của ông - bao gồm cả các cuộc thảo luận về một cuộc tấn công phủ đầu vào Triều Tiên - đã vượt qua ranh giới đỏ từ quan điểm của Bình Nhưỡng. Từ đó, những nhà lãnh đạo Triều Tiên cho rằng đàm phán với chính quyền Tổng thống Yoon Suk-yeol là vô nghĩa. Với luật mới, Triều Tiên đưa học thuyết đó thành luật. Luật mới này, cùng với phản ứng răn đe bất kỳ nỗ lực nào nhằm loại bỏ ông Kim, phản ánh niềm tin ngày càng tăng của Triều Tiên vào kho vũ khí hạt nhân của họ”, TS. Phí Vĩnh Tường chỉ ra.

Dưới bất kỳ đời Tổng thống Hàn Quốc nào, các cuộc đàm phán về chương trình vũ khí hạt nhân được diễn ra nhưng rồi sau vẫn lâm vào bế tắc. Vì vậy, một cuộc đàm phán thành công với Triều Tiên trong nhiệm kỳ của ông Yoon có lẽ khó thành hiện thực.
John Kirby - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.09.2022
Mỹ không thấy có dấu hiệu Nga nhận đạn dược từ CHDCND Triều Tiên

Phản ứng của Mỹ và các bên liên quan

Là đồng minh chiến lược toàn cầu của Hàn Quốc, Mỹ đã duy trì lực lượng đồn trú khoảng 28.000 quân ở Hàn Quốc thông qua các hiệp ước quốc phòng song phương. Tháng trước, các lực lượng Mỹ và Hàn Quốc đã tiến hành tập trận bắn đạn thật chỉ cách khu vực phi quân sự (DMZ) 30km, mô phỏng một cuộc phản công nhằm vào Triều Tiên.
Trước động thái của Triều Tiên, Mỹ sẽ vẫn để ngỏ khả năng đàm phán với Triều Tiên mà không có bất kỳ điều kiện tiên quyết nào hay sẽ có quyết định quân sự cứng rắn? Trả lời câu hỏi của Sputnik, TS. Nguyễn Thị Thắm, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc, Triều Tiên, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á nhấn mạnh:

“Kể từ Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội năm 2019 không đưa ra được kết quả cụ thể nào và sau khi chính quyền Tổng thống Biden lên nắm quyền thì thái độ của Mỹ đối với Triều Tiên tương đối cứng rắn với chủ trương phi hạt nhân hoá hoàn toàn bán đảo Triều Tiên. Chủ trương này của Mỹ được các nước đồng minh là Hàn Quốc và Nhật Bản ủng hộ. Quyết định quân sự cứng rắn của Mỹ cho tới thời điểm này chủ yếu tăng cường liên minh bên Hàn - Nhật - Mỹ trong việc ứng phó với vấn đề hạt nhân cũng như các uy hiếp quân sự từ phía Triều Tiên".

Chuyên gia nhân quyền LHQ tại Triều Tiên Elizabeth Salmon - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.09.2022
Triều Tiên gọi chuyên gia nhân quyền của LHQ là "con rối" của Mỹ
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc - Triều Tiên cho biết thêm, Mỹ cũng mở rộng các cuộc tập trận trên biển cũng như trên đất liền tại Hàn Quốc.

“Những việc này Mỹ đã và đang thực hiện. Mức độ quân sự ở mức độ nào thì chúng ta vẫn chưa thể nói được. Đặc biệt, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng giữa Nga và Ukraina có diễn biến phức tạp, góp phần ảnh hưởng đến vấn đề trên bán đảo Triều Tiên. Vì vậy, Mỹ với đối tác chiến lược toàn diện toàn cầu của Hàn Quốc, sẽ ủng hộ và tiếp tục cứng rắn với Triều Tiên trong vấn đề hạt nhân", vị chuyên gia trên phân tích.

Về phần mình, TS. Phí Vĩnh Tường, Quyền Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới cho rằng, luật mới của Triều Tiên nhấn mạnh mối nguy hiểm của việc Mỹ và Hàn Quốc tập trung vào chiến lược xóa bỏ lãnh đạo và có thể đoán được rằng Triều Tiên sẽ đe dọa trả đũa tự động nếu lãnh đạo của họ bị xóa bỏ.

“Chính quyền Mỹ tỏ ra quan tâm đến việc duy trì hiện trạng của bán đảo Triều Tiên. Mỹ không tham gia đàm phán với Triều Tiên kể từ năm 2019, mặc dù một tổng thống Joe Biden nhậm chức vào đầu năm 2021. Do Tổng thống đương nhiệm Joe Biden đã từng đảm nhiệm vai trò Phó tổng thống dưới thời Barack Obama, chính sách của ông về Triều Tiên dự kiến sẽ là một phiên bản cấp nhật của phương pháp tiếp cận "kiên nhẫn chiến lược" đã được sử dụng dưới thời chính quyền Obama. Nhà Trắng đã nói rằng cách tiếp cận mới đưa ra sau quá trình đánh giá kéo dài nhưng thật khó để tìm ra sự khác biệt giữa cách tiếp cận giữa hai chính quyền”, ông Tường phân tích.

Thanh lý bãi thử hạt nhân Phungeri ở CHDCND Triều Tiên - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.08.2022
Mỹ cho biết Bắc Triều Tiên có thể trì hoãn vụ thử hạt nhân do lũ lụt
Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) gọi việc tiếp tục chương trình hạt nhân của Triều Tiên là "vô cùng đáng tiếc", đồng thời cho rằng đây là "sự vi phạm rõ ràng các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc", và khẳng định "các hoạt động hạt nhân của CHDCND Triều Tiên tiếp tục là nguyên nhân gây ra mối quan ngại nghiêm trọng".

“Thực tế, các thanh sát viên của IAEA đã bị trục xuất khỏi Triều Tiên vào năm 2009 và cơ quan này đã buộc phải theo dõi những diễn biến từ bên ngoài, kể cả thông qua hình ảnh vệ tinh thương mại. Do đó, IAEA khó có khả năng phản ứng nào mạnh hơn là đưa ra các báo cáo đánh giá nhận định tình hình”, TS. Phí Vĩnh Tường đánh giá.

Cơ sở làm giàu uranium của Iran - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.09.2022
Việt Nam có nhu cầu về vũ khí hạt nhân hay không?

Vai trò của Việt Nam trong nỗ lực gìn giữ hòa bình khu vực

Trong bối cảnh tình hình bán đảo Triều Tiên nhiều biến động, là thành viên Hội đồng Thống đốc IAEA từ tháng 9/2021 trong nhiệm kỳ 2 năm (2021-2023). Việt Nam có thể đóng vai trò như thế nào trong quá trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên?

"Là thành viên của Hội đồng Thống đốc IAEA, theo lập trường và chủ trương của Việt Nam, chúng ta tập trung vào chức năng nghiên cứu khoa học, phát triển và áp dụng công nghệ hạt nhân vì hòa bình và phát triển bền vững. Đối với vấn đề của các nước, Việt Nam có chủ trương không can thiệp vào nội bộ của nhau, luôn luôn ủng hộ đối thoại hòa bình, phản đối chiến tranh cũng như các vũ khí sát thương hàng loạt", TS. Nguyễn Thị Thắm, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc - Triều Tiên, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, chia sẻ quan điểm với Sputnik.

Tổng thống Nga Vladimir Putin - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.08.2022
“Con đường hòa bình”: Tuyên bố của Tổng thống Putin và thông điệp đặc biệt từ Việt Nam
Về phần mình, TS. Phí Vĩnh Tường, Quyền Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới cho rằng,với tư cách là một bên tham gia tất cả các hiệp ước đa phương chủ chốt về giải trừ quân bị hạt nhân, đặc biệt Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân, Hiệp ước Cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện, và Hiệp ước về Khu Phi hạt nhân Đông Nam Á, Việt Nam luôn ủng hộ mục tiêu không phổ biến vũ khí hạt nhân nói chung cũng như các nỗ lực phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

“Việt Nam luôn quan tâm, theo dõi sát tình hình trên bán đảo Triều Tiên, và không ủng hộ các hành động có thể làm gia tăng căng thẳng, tác động tiêu cực tới hòa bình, an ninh khu vực. Việt Nam luôn mong muốn và kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, nỗ lực thúc đẩy đối thoại, xác định lợi ích chung và lợi ích riêng chính đáng của các bên, để tìm ra giải pháp lâu dài, toàn diện, vì hòa bình, an ninh và ổn định tại khu vực và trên thế giới”, vị chuyên gia nêu rõ.

Cũng theo TS. Phí Vĩnh Tường, trong bối cảnh Triều Tiên đang phải đối mặt với những khó khăn do thiên tai, dịch bệnh và các vấn đề nhân đạo khác, Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ Triều Tiên cũng như tiếp tục kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục hỗ trợ nhân đạo cho Triều Tiên.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала