Ý kiến chuyên gia: Chiến tranh hạt nhân Nga - Mỹ sẽ là thảm họa đối với toàn nhân loại

CC0 / Pixabay / Vụ nổ hạt nhân trước tượng Nữ thần Tự do ở New York
Vụ nổ hạt nhân trước tượng Nữ thần Tự do ở New York - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.09.2022
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Cả Nga và Mỹ đều không muốn thảm họa hạt nhân xảy ra, vì vậy nên bất chấp xung đột Ukraina, bất chấp mọi biện pháp gây sức ép và trừng phạt điên cuồng chống lại Nga, tất cả các bên đều giữ được thái độ kiềm chế về vấn đề vũ khí hạt nhân, ông Chen Haoyang, cán bộ nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm phân tích Taihe cho biết.

Kết cục không ai mong muốn

“Sau khi xung đột Ukraina bùng nổ, chiến tranh thế giới thứ ba thực sự trở thành chủ đề bàn tán trên nhiều phương tiện truyền thông. Lý do xuất hiện chủ đề như vậy chủ yếu liên quan đến một số yếu tố: Thứ nhất, mọi người bàn tán về việc liệu Mỹ và các nước NATO có gửi quân trực tiếp tham gia cuộc chiến chống lại Nga hay không; thứ hai là quân đội Nga có khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật hay không, và thứ ba, trong trường hợp mâu thuẫn và xung đột giữa hai bên ngày càng leo thang trên cơ sở hai yếu tố đầu tiên, thì liệu trang thiết bị vũ khí ở cấp độ cao hơn, chẳng hạn như vũ khí hạt nhân chiến lược, có thể được đem ra sử dụng hay không”, - ông Chen Haoyang nói.

Vì thế nên ông chỉ rõ, "mọi người đều cho rằng với sự gia tăng mâu thuẫn và xung đột như vậy, việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến lược của các cường quốc hạt nhân chắc chắn sẽ dẫn đến kết cục thảm họa đối với nhân loại - đó là chiến tranh thế giới thứ ba".
chiến tranh thế giới thứ ba - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.08.2022
Trong điều kiện nào thì sẽ nổ ra Thế chiến ba?

"Nếu đó là cuộc chiến tranh hạt nhân giữa các cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới với việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến lược, thì chắc chắn với khả năng sát thương của các kho vũ khí hạt nhân hiện tại ở Mỹ và Nga, cuộc chiến ấy sẽ dẫn đến thảm họa khủng khiếp nhất đối với nhân loại”,- ông nhận định.

Chuyên gia nhấn mạnh rằng "đây là kết cục không ai mong muốn, kể cả Nga và Mỹ, và đó là lý do tại sao, bất chấp xung đột bạo lực ở Ukraina, bất chấp thực tế là Mỹ và phương Tây không tiếc công sức giúp đỡ Ukraina, bất chấp mọi biện pháp gây sức ép và trừng phạt điên cuồng đối với Nga, bất chấp việc Nga kiên quyết chống trả Mỹ và phương Tây, riêng về vấn đề vũ khí hạt nhân tất cả các bên đều tương đối kiềm chế".
"Chính vì vậy nên Tổng thống Mỹ Joe Biden nhiều lần nhấn mạnh rằng nguyên nhân chủ yếu khiến quân đội Mỹ không trực tiếp tham gia cuộc xung đột Nga-Ukraina là mong muốn tránh xung đột và đối đầu giữa hai bên", - ông Chen Haoyang nhấn mạnh.
Theo ông, "điều đó không chỉ là thảm họa giữa Mỹ và Nga, mà sẽ là thảm họa đối với toàn thể nhân loại".
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала