Sau lệnh cấm từ Nga và lạm phát kỷ lục, dân Anh, Mỹ đổ xô tìm cá tra Việt Nam thay thế

© Sputnik / Pavel Lvov / Chuyển đến kho ảnhChợ trên đảo Phú Quốc, Việt Nam
Chợ trên đảo Phú Quốc, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.09.2022
Đăng ký
Việc Nga áp lệnh cấm, hạn chế xuất khẩu thuỷ sản với các quốc gia “thiếu thân thiện trong mắt Moskva” cùng tình hình lạm phát cao kỷ lục, dân Anh, Mỹ bắt đầu đổ xô tiêu thụ sản phẩm cá tra Việt Nam.
Báo cáo từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cho thấy, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Anh tăng mạnh đến 3 lần so với cùng kỳ. Trong khi đó, lượng cá tra Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ cũng tăng đến 90% so với cùng kỳ 2021.
Đáng chú ý hơn, cuộc khảo sát của Liên đoàn quốc gia sản xuất cá chiên (NFFF), cuộc khủng hoảng năng lượng của châu Âu ngày càng trầm trọng sau khi Nga đóng cửa đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 1(Dòng chảy phương Bắc 1) khiến cho ngành fish and chip của nước Anh thiệt hại nặng nề. Do đó, sản phẩm cá tra Việt Nam là lựa chọn thay thế phù hợp trong bối cảnh hiện nay.

Anh, Mỹ tăng tiêu thụ cá tra Việt Nam

Tình hình lạm phát tăng cao do khủng hoảng năng lượng, giá nhiên liệu, nguyên liệu đều tăng chóng mặt, “bão giá” phủ kín nước Anh và lệnh cấm xuất khẩu thuỷ sản từ Nga khiến người dân xứ sở sương mù phải quay sang tìm nguồn cung thuỷ hải sản thay thế từ Việt Nam.
Theo báo cáo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thuỷ sản sang Anh những tháng cuối năm đang có những tín hiệu tích cực hơn so với đầu năm, nhất là với những mặt hàng như cá tra đang hồi phục mạnh.
Không chỉ tại Anh, lạm phát tăng cao tại Mỹ cũng khiến người dân Hoa Kỳ ngày càng chuộng các sản phẩm thuỷ hải sản từ Việt Nam hơn.
Cảng hàng hóa - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.05.2022
Thêm 6 nhà máy chế biến cá tra của Việt Nam đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Mỹ
Đáng chú ý, riêng trong tháng 8, xuất khẩu cá tra sang Anh của Việt Nam tăng gấp hơn 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái đạt trên 7 triệu USD, sang Mỹ vẫn tăng trên 90% tính đến hết tháng 7 năm nay so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) mới cập nhật cho biết, Vương quốc Anh nằm trong top 10 thị trường nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam, chiếm 3% giá trị xuất khẩu thuỷ sản.
“Trong 8 tháng năm 2022, xuất khẩu thuỷ sản sang Anh tăng 3,5% đạt 213 triệu USD, trong đó xuất khẩu cá tra chiếm 47 triệu USD”, - VASEP cho hay.
Bà Lê Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm VASEP, lưu ý, lạm phát tại Anh ở mức cao kỷ lục 40 năm và gần như cao nhất ở các nước châu Âu, nên tiêu thụ các mặt hàng thực phẩm có giá cao bị hạn chế.
Do vậy, xuất khẩu tôm, cá ngừ và một số loài cá biển sang Anh giảm mạnh. Trong khi đó, xuất khẩu cá tra vẫn giữ được tăng trưởng 16% vì cá tra có giá vừa phải.
“Hơn nữa Anh bị thiếu cá thịt trắng do lệnh cấm thuỷ sản từ Nga, nên cá tra trở thành loài cá thay thế trên thị trường Anh, đặc biệt là các sản phẩm fish & chip phổ biến của nước này”, - bà Hằng lý giải.

Nga đóng Nord Stream 1 ảnh hưởng đến bữa ăn của người Anh

Đáng chú ý, theo bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vĩnh Hoàn, một doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn của Việt Nam chia sẻ, năm nay là năm thắng lợi nhất của Vĩnh Hoàn.
Theo bà, mặc dù doanh nghiệp gặp không ít khó khăn, nhưng các hoạt động sản xuất, xuất khẩu, mở rộng nhà máy sản xuất... của công ty đều rất tốt, xuất khẩu tăng trưởng tại nhiều thị trường.
“Với giá cá tra của Việt Nam rẻ nên rất được ưu chuộng”, - bà Khanh nói.
Xuất khẩu quý I hồi phục mạnh mẽ, 15 mặt hàng trên 1 tỷ USD - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.04.2022
Kinh ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng hai chữ số trong 4 tháng đầu năm
Còn theo phân tích của bà Nguyễn Ngô Vi Tâm, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, năm 2021, Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng từ dịch COVID-19 khiến hoạt động chế biến cá tra bị gián đoạn, trong khi Việt Nam là nước xuất khẩu cá tra nhiều nhất thế giới. Điều này khiến các nhà nhập khẩu bị thiếu hụt lượng hàng hoá dự trữ. Tuy nhiên, sang năm 2022, tình hình khác đi, nhu cầu nhập khẩu cá tra ở hầu hết thị trường đều tăng, tạo nên đà tăng xuất khẩu sớm hơn mọi năm.
Trong khi đó, tại Anh, hiện chi phí năng lượng và nguyên liệu tăng cao đang gây ra “thiệt hại nặng nề và lâu dài” cho ngành fish & chip.
Theo một cuộc khảo sát gần đây với 410 thành viên Liên đoàn quốc gia sản xuất cá chiên (NFFF), giá gas và điện đã tăng 300% -500%. Cuộc khủng hoảng năng lượng của châu Âu ngày càng trầm trọng sau khi Nga đóng cửa đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 1 – Dòng chảy phương Bắc 1.
Theo VASEP, ngày 5/9, giá khí đốt ở Anh đã tăng 35%. Tình trạng lạm phát, thiếu hụt nguồn cung khí đốt, giá nhiên liệu tăng càng làm cho các cửa hàng fish & chip ở Anh thêm điêu đứng vì vốn đang phải chịu áp lực lớn khi giá cá tuyết cod và cá tuyết chấm đen haddock và các chi phí đầu vào khác như khoai tây, dầu hướng dương đều đã tăng cao.

Cá tra Việt Nam rộng cửa vào Anh, Mỹ

Theo VASEP, trong khi các loại thủy sản xuất khẩu khác nối tiếp đà giảm vì đối mặt khó khăn lạm phát thì cá tra lại tận dụng lạm phát để kích cầu tiêu dùng, tạo tăng trưởng ấn tượng.
Lũy kế 8 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cá tra đạt của Việt Nam đã đạt gần 1,8 tỷ USD, tăng 81% so với cùng kỳ 2021.
Đáng chú ý, kim ngạch cá tra sang Trung Quốc tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ đạt gần 500 triệu USD, chiếm 29% tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam.
Xuất khẩu cá tra sang Mỹ đạt 428 triệu USD, tăng 90% so với cùng kỳ 2021, chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Hiệp hội lưu ý, chỉ có thị trường Nga, xuất khẩu cá tra bị giảm 12% do xung đột Nga - Ukraina làm gián đoạn xuất khẩu trong tháng 3 và tháng 4 vừa qua. Tuy nhiên, ảnh hưởng đến kim ngạch chung là không lớn.
Công nhân công ty CP thủy sản Cà Mau sơ chế tôm phục vụ xuất khẩu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.04.2022
Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 6 - 7%/năm
Ở góc độ khác, VASEP tiếp tục tin vào triển vọng tăng trưởng kim ngạch cá tra Việt Nam vào Anh nhờ lợi thế về thuế quan.
Theo đó, hiệp định FTA với Anh có cơ chế tiếp nối hiệp định EVFTA với EU, nghĩa là cá tra có lộ trình giảm thuế về 0% sau 3 năm. Như vậy năm 2022, sản phẩm này gần như được nhập khẩu vào Anh với mức thuế 0%.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam cho biết, mặt hàng thuỷ sản sang Anh của Việt Nam những tháng cuối năm đang có những tín hiệu tích cực hơn so với đầu năm, nhất là với những mặt hàng như cá tra đang hồi phục mạnh.
“Với đà tăng trưởng thuận lợi như vậy, dự báo xuất khẩu cá tra sang Anh sẽ đạt khoảng 67 triệu USD trong năm 2022, tăng 30% so với năm 2021”, - VASEP cho hay.

Vị thế gần như độc quyền của cá tra Việt Nam ở nhiều thị trường

VASEP cũng lưu ý, trong bối cảnh lạm phát kỷ lục, giá cả các mặt hàng thực phẩm đều tăng cao, cá tra với lợi thế giá cả phải chăng trở thành sự lựa chọn phù hợp cho nhiều người tiêu dùng.
Đặc biệt, với vị thế gần như độc quyền trong xuất khẩu cá tra, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra Việt Nam cũng chủ động chia sẻ một phần chi phí vận chuyển với đối tác, nhà nhập khẩu để duy trì mức giá hợp lý, tận dụng tốt nhu cầu thị trường để duy trì đà tăng trưởng lâu dài.
Ngoài các thị trường như Mỹ, Anh, EU, Trung Quốc, theo bà Lê Hằng, các nước thành viên Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đang là điểm sáng đối với xuất khẩu cá tra Việt Nam.
Nuôi tôm công nghệ cao tại trang trại ông Bùi Thế Vương, xã An Ngãi, huyện Long Điền - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.04.2022
Xuất khẩu tôm Việt Nam dự báo tăng 20% so với cùng kỳ năm 2021
“Chỉ tính riêng 7 tháng năm 2022, khối thị trường các nước CPTPP tiêu thụ hơn 13% tổng xuất khẩu cá tra của Việt Nam với giá trị 211,4 triệu USD, tăng 73% so với cùng kỳ năm 2021”, - bà Hằng nói.
Đáng chú ý, xuất khẩu cá tra sang Canada tăng đột phá nhất, gấp hơn 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái, đạt trên 40 triệu USD, chiếm tỷ trọng 2,5% tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra. Có 92% sản phẩm cá tra xuất khẩu sang thị trường này là cá phile/cắt khúc đông lạnh, sản phẩm cá nguyên con đông lạnh chỉ chiếm hơn 6%, còn lại là cá tra chế biến. Xuất khẩu cá tra sang các thị trường Australia, Singapore, Malaysia và Chile đều tăng trưởng 3 con số với tỷ lệ tăng từ 108 – 166% so với cùng kỳ cho thấy nhu cầu tăng cao với cá tra Việt Nam.
Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo và xúc tiến thương mại VASEP Lê Hằng nhấn mạnh, ngoài tác động do lạm phát khiến người tiêu dùng các nước chuyển sang lựa chọn các sản phẩm có giá vừa phải như cá tra thì thuế nhập khẩu 0% theo hiệp định CPTPP cũng là những yếu tố giúp xuất khẩu cá tra sang các nước thành viên khối này giữ được tăng trưởng đầy lạc quan từ đầu năm đến nay và thậm chí vẫn có thể giữ đà tăng trưởng tốt trong những tháng cuối năm 2022 này.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала