Mức phạt nào cho vụ việc "rắn ngậm phong bì"?

© Ministry of Health Logo Bộ Y tế Việt Nam
Logo Bộ Y tế Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.09.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Vụ việc "rắn ngậm phong bì", sử dụng sai hình ảnh logo chính thức của Bộ Y tế hiện đang được cơ quan chức năng xác minh. Tuy nhiên, nếu hình ảnh logo "rắn ngậm phong bì" được dùng với dụng ý bôi nhọ uy tín của ngành y thì người vi phạm có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy tính chất, mức độ.
Vụ sửa, cắt ghép Logo của Bộ y tế thành con rắn quấn quanh cây gậy theo hình chữ S và "ngậm phong bì" tại logo trên phông nền của lễ khai mạc kỳ thi "Nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức năm 2022" diễn ra sáng 10/9 tại Trường Đại học Y Hà Nội đang gây xôn xao dư luận.
Trước sự việc này, Bộ Y tế đã mời Cục An ninh chính trị nội bộ (A03, Bộ Công an) điều tra làm rõ. Về việc này, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên khẳng định mẫu logo Bộ Y tế gửi sang Trường đại học Y Hà Nội là không có sai sót. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, cán bộ kỹ thuật của trường lấy logo ở trên mạng đưa vào mà không để ý rằng logo không đúng với logo chính thức của Bộ.

Hình ảnh nhạy ảnh hưởng uy tín của ngành y

Ngay sau đó, Bộ đã trực tiếp làm việc với cơ quan công an và bước đầu xác định sai lệch là do cán bộ kỹ thuật của Trường Đại học Y Hà Nội.
"Hiện cơ quan chức năng đang làm rõ và sẽ có hình thức xử phạt cán bộ để xảy ra sai sót", ông Tuyên nói.
Trao đổi với Zing, Luật sư Đặng Văn Cường (Trưởng Văn phòng luật sư Chính pháp) cho rằng logo "rắn ngậm phong bì" là hình ảnh nhạy cảm, mang tính trào phúng, châm biếm, thường chỉ được sử dụng nhằm mục đích giải trí trên mạng xã hội. Việc logo này xuất hiện tại một buổi lễ là sai sót nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến uy tín của ngành y tế cũng như tác động tiêu cực tới tâm lý người dân và cán bộ ngành y.
Một trong những biểu tượng của Y học Vessel of Hygiea - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.09.2022
Công an vào cuộc vụ logo “lạ” của Bộ Y tế: Rắn ngậm phong bì
Trường hợp này, cơ quan chức năng sẽ làm rõ ý chí chủ quan của những cán bộ, nhân viên có trách nhiệm quản lý, in ấn, phát hành và lưu hành những tài liệu này của trường Đại học Y Hà Nội. Trường hợp xác định đây là lỗi vô ý do sự sơ suất, cẩu thả của các cán bộ, nhân viên, những người có trách nhiệm sẽ bị xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của đơn vị.
Trường hợp xác định sự cố này thực chất là hành vi có chủ đích nhằm tuyên truyền sai lệch, bôi nhọ, xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì những người vi phạm có thể bị áp dụng chế tài hành chính hoặc hình sự tùy thuộc tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi.

Mức phạt có thể lên đến 1 tỷ đồng

Trao đổi với phóng viên báo Dân trí, Luật sư Trần Xuân Tiền, Trưởng Văn phòng Luật sư Đồng Đội, Đoàn luật sư TP. Hà Nội cho biết thêm, đối với hành vi sử dụng mạng xã hội để đăng tải những thông tin hình ảnh làm ảnh hưởng đến uy tín của có thể bị xử phạt từ 10.000.000 - 20.000.000 đồng về hành vi vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 14/2022/NĐ- CP. Ngoài ra, người có hành vi vi phạm trên còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.
Nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng, người thực hiện hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông theo quy định tại Điều 288 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017. Theo đó người này có thể bị áp dụng mức hình phạt thấp nhất tương ứng phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm và cao nhất là bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Ngoài ra, người thực hiện hành vi này còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Bộ Công an thông báo tình hình, kết quả công tác công an 6 tháng đầu năm 2022 - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.07.2022
Xuyên tạc sai sự thật về 2 lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Hà Nội bị đề nghị kỷ luật

Cần có biện pháp ngăn chặn hành vi cắt ghép xuyên tạc

Qua sự việc này, luật sư Trần Xuân Tiền (Trưởng Văn phòng Luật sư Đồng Đội, Đoàn luật sư TP Hà Nội) cũng khuyến cáo cơ quan chức năng cần rà soát triển khai các biện pháp để ngăn chặn, xử lý các hành vi sửa chữa, cắt ghép xuyên tạc không chỉ là logo mà còn nhiều đối tượng khác nữa. Việc cán bộ kỹ thuật viên sao chép logo trên mạng cũng xuất phát nguyên nhân từ việc lỏng lẻo trong khâu quản lý trên mạng xã hội khi để những hình ảnh xuyên tạc tràn lan.
Bên cạnh đó, các cá nhân, cơ quan tổ chức cần phải có trách nhiệm cao hơn nữa trong việc kiểm tra chọn lọc thông tin khi được giao tổ chức một sự kiện nào đó. Rõ ràng, chưa cần biết nguyên nhân chủ quan hay khách quan nhưng việc để xảy ra nhưng về mặt trách nhiệm pháp lý thì người được giao thực hiện nhiệm vụ phải chịu trách nhiệm đầu tiên.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала