Quy hoạch Điện VIII của Việt Nam: LNG, điện hạt nhân và “át chủ bài” khí hydrogen

© Ảnh : Nguyễn Thanh Liêm - TTXVNCần Thơ chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn III
Cần Thơ chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn III - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.09.2022
Đăng ký
Việt Nam vẫn đang nghiên cứu kỹ lưỡng các vấn đề của Quy hoạch Điện VIII. Trong đó, giới quan sát chờ đợi những công bố quan trọng về mức cắt giảm nhiệt điện than, chiến lược nhập khẩu điện khí thiên nhiên hóa lỏng LNG và phát triển nguồn năng lượng tái tạo khác như điện gió, điện mặt trời.
Trong bối cảnh vấn đề phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam còn bỏ ngỏ, chiến lược nhập khẩu và phát triển điện khí LNG đang gặp nhiều khó khăn thì công nghệ hydrogen dù vẫn là “ẩn số” nhưng lại được kỳ vọng là công nghệ hứa hẹn tạo nên cuộc cách mạng về ngành điện trong thập kỷ tới.

Quy hoạch Điện VIII và “biến số” điện khí LNG

Như Sputnik đã thông tin, Chính phủ Việt Nam khẳng định, Quy hoạch Điện VIII mang tầm quốc gia và “rất quan trọng. Do đó, cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi phê duyệt, mọi mặt, phải đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế và xã hội, sinh hoạt của người dân.
Quy hoạch điện 8 hay Quy hoạch Điện VIII (Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia 2021-2030, tầm nhìn đến 2045) được quan tâm vì bối cảnh thị trường năng lượng toàn cầu đang biến động mạnh, xung đột, cạnh tranh khiến nỗi lo khủng hoảng, thiếu hụt nguồn cung khí đốt ngày càng gia tăng.
Bên cạnh đó, hòa chung vào xu hướng chuyển dịch năng lượng, nhiệt điện than bị “tẩy chay” để cứu lấy tương lai chung của loài người, thủy điện cũng cạn kiệt dần và ngày càng bất ổn, trong khi một số nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời còn nhiều hạn chế phát triển, điện gió chưa được khai thác đúng tiềm năng, điện hạt nhân còn yếu tố rủi ro, điện khí LNG và khí hydro xanh vẫn được xem là “ẩn số” trong Quy hoạch Điện VIII của Việt Nam. Báo Sài gòn Đầu tư ngày 19/9 có những phân tích khá thú vị xoay quanh hai loại năng lượng LNG và khí hydrogen tại Việt Nam trong Quy hoạch Điện VIII sắp tới khi điện hạt nhân vẫn tiếp tục là “ẩn số”.
Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.07.2022
Vì sao Việt Nam nên phát triển nhà máy điện hạt nhân?
Theo đó, điện khí LNG vốn đã được đề cập phát triển tại Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị nhưng phải đến khi các tuyên bố cam kết về mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Thủ tướng Phạm Minh Chính được đưa ra ở COP26, hoạch định chiến lược phát triển điện khí thiên nhiên hóa lỏng mới được nhà chức trách cùng các doanh nghiệp liên quan định hình cụ thể, rõ nét và tập trung hơn.
Tại Dự thảo Quy hoạch Điện VIII có đề cập đến mục tiêu chuyển đổi 18GW điện than vào năm 2030, thay thế bằng 14GW điện khí LNG cùng với 12-15GW điện tái tạo (điện gió, điện mặt trời…). Như vậy, đến 2030, Việt Nam dự kiến sẽ phát triển 23.900MW điện khí, tương đương với 16,4% cơ cấu nguồn điện quốc gia.
Đặc biệt, trong số này 7.900MW đã có trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh và chỉ phát triển thêm mới khoảng 6.000MW tới năm 2030, tập trung chủ yếu ở miền Bắc để đảm bảo nguồn điện chạy nền cho khu vực này.
Tuy nhiên, với cơ cấu nguồn điện trong Quy hoạch điện VIII, Bộ Công Thương tính toán giá LNG tăng 10% sẽ làm chi phí sản xuất điện trung bình hệ thống tăng 1,1-1,5%. Theo Bộ này, nếu giá LNG tăng lên 16,5USD/MMBTU (1 triệu BTU), tức tăng 40%, giá điện sản xuất bình quân sẽ tăng gần 6% so với giá cơ sở tính toán trong Quy hoạch điện VIII.
Do đó, giới phân tích cũng cho rằng, có nhiều “biến số” cho phát triển điện khí thiên nhiên hóa lỏng LNG tại Việt Nam. Nguyên nhân được lý giải là vì quá trình phát triển điện khí LNG sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức về chính sách, nguồn vốn và thị trường, mà trở ngại chính là phần nhiều trong số này thường “khó giải quyết”.
Phân tích cụ thể có thể thấy, nguồn cung và giá khí thiên nhiên hóa lỏng sẽ phụ thuộc vào nhập khẩu. Trong khi đó, thực tế, giá khí LNG đã tăng rất mạnh thời gian qua, gấp 3 lần chỉ trong vòng 1 năm, từ mốc từ 8,21USD/1 triệu BTU hồi tháng 1-2021 lên 24,71USD vào năm 2022 này.
Đặc biệt, xung đột Nga – Ukraina đã khiến giá LNG trên thị trường thế giới vượt ngoài mọi dự đoán trước đó, vậy nên, việc phát triển điện khí LNG của Việt Nam không hề đơn giản.
Vấn đề thứ hai, đó là giá LNG nhập khẩu cao tiếp tục thành trở ngại khi Việt Nam tiến hành ký các hợp đồng mua bán điện (PPA) giữa chủ đầu tư và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) do phải mua đắt bán rẻ.
Thực tế, , đàm phán giá mua điện tại hợp đồng mua bán điện (PPA) là khâu khó nhất với dự án LNG muốn tới đích, khi phải tuân thủ các quy định trên cơ sở tính sản lượng bán ra hàng năm, dòng tiền thu về, chi phí đầu tư phát triển.
Dự án Kho chứa 1 triệu tấn LNG tại Thị Vải tiếp tục duy trì tiến độ hoàn thiện - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.04.2022
PV Power và áp lực duy trì vị thế số 1 lĩnh vực điện khí LNG ở Việt Nam
Được biết, hiện khoảng một nửa (50%) dự án điện khí đề xuất nghiên cứu, xây dựng và tiến hành thi công một số hạng mục hạ tầng của dự án như bồn chứa, đường ống dẫn khí, cảng nhập khẩu khí…của Việt Nam chưa được khởi công chính thức do chưa hoàn tất các đàm phán liên quan đến hợp đồng PPA.
Điển hình như dự án điện khí Bạc Liêu của Delta Offshore Energy (DOE), Singapore đầu tư, đã có vốn, đã được phê duyệt vào Quy hoạch Điện VII và nhận quyết định chủ trương đầu tư. Tuy nhiên, trong quá trình đàm phán, Delta Offshore Energy đã yêu cầu EVN phải cam kết về bao tiêu sản lượng điện trong hợp đồng (tương tự như câu chuyện của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam PVN với nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn, Thanh Hóa – PV).
Thậm chí, DOE của Singapore cũng yêu cầu thêm các điều khoản về đảm bảo thanh toán, đồng thười cho phép họ tiếp cận nguồn dự trữ ngoại hối quốc gia để thanh toán các nghĩa vụ trả nợ, nhập khẩu nhiên liệu, gây khó khăn cho Việt Nam.
Trong khi đó, Luật Đầu tư theo đối tác công tư (PPP) đã bãi bỏ bảo lãnh thực hiện hợp đồng từ phía Chính phủ Việt Nam cho các doanh nghiệp, bãi bỏ cam kết chuyển đổi ngoại tệ của Chính phủ cho các dự án. Thực tế này khiến các doanh nghiệp khó huy động vốn, gây nên rủi ro về dòng tiền nếu xảy ra bất trắc.

Khí hydrogen là “át chủ bài” ?

Nguồn năng lượng tiếp theo chính là khí hydro (hydrogen). Phát biểu tại cuộc hội thảo vừa qua do Bộ Công Thương phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức nhằm đánh giá nguồn lực cho đầu tư năng lượng sạch tại Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An đã tiếp lộ hydrogen (pin nhiên liệu) chính là “con át chủ bài” được Việt Nam kỳ vọng nhiều nhất ở Quy hoạch Điện VIII.
Theo Thứ trưởng Công Thương Đặng Hoàng An, từ năm 2030 trở đi, với sản lượng đạt khoảng 3,3 triệu tấn hydrogen, Việt Nam có thể đáp ứng được 70% nhu cầu tiêu thụ điện trong nước và làm chủ hoàn toàn về an ninh năng lượng, trong khi vẫn đảm bảo được những cam kết về giảm thải carbon tại COP26 năm 2021.
Ông Đặng Hoàng An lưu ý, điểm mấu chốt ở đây là công nghệ và giá thành. Hiện nay công nghệ này mới được một số quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc tập trung nghiên cứu và khai thác, chưa được phổ biến rộng rãi theo hình thức thương mại, nên giá thành đang rất cao.
Do đó, theo đại diện Bộ Công Thương, Việt Nam đang đàm phán với các đối tác, đề nghị họ có thể chuyển giao công nghệ này.
“Tuy nhiên sẽ không dễ dàng, nhưng chúng ta phải cố gắng bởi chỉ có các nước phát triển mới đủ nguồn lực để nghiên cứu, triển khai công nghệ này”, - Thứ trưởng Đặng Hoàng An nói.
Ông An nhấn mạnh, công nghệ hydrogen đến nay vẫn là ẩn số, nhưng khi được hiện thực hóa nó sẽ là công nghệ làm nên cuộc cách mạng về ngành điện trong khoảng chục năm tới đây.
Nhà máy điện hạt nhân - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.06.2022
IAEA tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ, liệu Việt Nam có tái khởi động dự án điện hạt nhân?
Cùng với đó, việc phát triển cac nguồn năng lượng tái tạo đang đòi hỏi phải xử lý nhiều hạn chế phát sinh như sự ổn định, tính an toàn của hệ thống điện, độ “vênh” giữa các nguồn điện xoay chiều (AC) và 1 chiều (DC), yêu cầu sử dụng điện và lưu trữ năng lượng, cung cấp nhiên liệu sạch, cung cấp điện và cấp nhiệt (nước nóng).
Những bài toán này có thể được giải quyết bằng việc sử dụng nguồn năng lượng hydrogen để chuyển dịch hệ thống năng lượng từ hóa thạch (bẩn, phát thải), sang tái tạo (sạch), và từ tái tạo có mức độ sang tái tạo không giới hạn.
Đến nay, một số nước đã tận dụng công suất dư thừa của điện hạt nhân và thủy điện để điện phân nước thành nhiên liệu hydrogen (khí hydro (H2)). Do đó, việc tận dụng công suất phát điện dự phòng để sản xuất hydrogen là giải pháp quan trọng nhằm tiếp tục phát triển thêm nguồn năng lượng từ điện gió và điện mặt trời.
Cùng với đó, các chuyên gia cũng đánh giá rằng, giá nhiên liệu hydrogen trong tương lai sẽ có xu hướng giảm nhờ sự phát triển của công nghệ điện phân, công nghệ pin nhiên liệu cũng sẽ được hoàn thiện hơn, chi phí bảo quản và vận chuyển do đó cũng giảm đi và cạnh tranh hơn.
Theo kế hoạch, chiều nay 19/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành chủ trì cuộc họp về dự thảo Quy hoạch Điện VIII của Việt Nam với đại diện Bộ Công Thương, Bộ Tư pháp, các bộ, ban, ngành, tập đoàn, doanh nghiệp năng lượng Nhà nước cùng đơn vị liên quan.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала