Cách kích hoạt “cỗ máy in tiền” cho du lịch Việt Nam

© Sputnik / Pavel Lvov  / Chuyển đến kho ảnhBãi biển trên Hòn Thơm, Phú Quốc, Việt Nam
Bãi biển trên Hòn Thơm, Phú Quốc, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.09.2022
Đăng ký
Theo chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, để kích hoạt “cỗ máy in tiền” cho du lịch Việt Nam, cần phải vượt qua một số rào cản và thực hiện những chiến lược thu hút khách du lịch quốc tế hiệu quả.
Ở khía cạnh nền tảng, cảnh báo về tình trạng ngành du lịch Việt Nam đang thiếu trầm trọng nhân lực có chuyên môn cao, đặc biệt là quản trị cấp cao, bà Cao Thị Ngọc Lan, Phó Chủ tịch thường trực, Hiệp hội Du lịch Việt Nam thừa nhận, hiện nguồn cung lao động du lịch của đất nước chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp trong giai đoạn phục hồi kinh tế.

Du lịch phục hồi, khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh

Theo công bố chính thức của Tổng cục Thống kê, khách quốc tế đến Việt Nam tháng 8/2022 đạt 486,4 nghìn lượt người, tăng 38% so với tháng 7/2022 và gấp 52,3 lần so với cùng kỳ năm 2021 do Việt Nam đã mở cửa du lịch, các đường bay quốc tế được khôi phục trở lại.
Cũng theo cơ quan thống kê, doanh thu du lịch lữ hành 8 tháng của năm 2022 ước đạt 15,4 nghìn tỉ đồng, gấp 3,4 lần so với cùng kỳ năm trước do hoạt động du lịch phục hồi mạnh mẽ, đặc biệt là du lịch nội địa. Tuy nhiên, doanh thu này mới chỉ bằng 47,7% so với cùng kỳ năm 2019.
Tính chung 8 tháng của năm 2022, khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 1,44 triệu lượt người, gấp 13,7 lần so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn giảm 87,3% so với cùng kỳ năm 2019 khi chưa xảy ra dịch Covid-19. Trong số 1,441 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, 88,2% lượng khách quốc tế nhập cảnh bằng đường hàng không, gấp 18,5 lần so với cùng kỳ năm trước, bằng đường bộ chiếm 11,8% và đường biển chiếm 0,03%.
Một cặp đôi đeo khẩu trang hôn nhau - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.09.2022
Đại dịch COVID-19
Du khách gần như không phải đeo khẩu trang khi đi du lịch Việt Nam
Khách du lịch châu Á chiếm số lượng đông nhất với gần 997.000 lượt khách, chiếm 69,18% tổng du khách quốc tế đến Việt Nam trong 8 tháng qua. Trong đó, du khách đến từ Hàn Quốc tăng 17,61 lần so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là quốc gia có lượng du khách đến Việt Nam đông nhất. Các thị trường khách quốc tế chính khác đến Việt Nam gồm Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Anh, Đức, Pháp.
Cùng với đó, theo Tổng cục Thống kê, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 8 tháng qua ước đạt 377,8 ngàn tỷ đồng, tăng 48,1% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do nhu cầu vui chơi, du lịch của người dân tăng cao trong dịp hè sau hơn 2 năm hạn chế đi du lịch, ăn uống ngoài gia đình.
Tổng cục Du lịch Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu đón 5 triệu lượt khách quốc tế, 65 triệu lượt khách nội địa trong năm 2022. Lượng khách du lịch nội địa tháng 8/2022 ước đạt 8 triệu lượt, trong đó 5,3 triệu lượt có lưu trú. Tổng số khách nội địa 8 tháng đầu năm 2022 đạt 79,8 triệu lượt. Tổng thu từ khách du lịch 8 tháng đầu năm ước đạt 356.600 nghìn tỉ đồng.

Để kích hoạt “cỗ máy in tiền” ngành du lịch Việt Nam

Quay trở lại với phân tích của chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, với mục tiêu đón đón 5 triệu lượt khách quốc tế, 65 triệu lượt khách nội địa của Tổng cục Du lịch trong năm 2022 này, bình quân, những tháng còn lại trong năm Việt Nam phải đón 800.000 lượt khách quốc tế mới đạt được kế hoạch.
Chuyên gia cho rằng, nhiệm vụ này quả là còn những khó khăn. Ông Phú phân tích, hiện nay, du lịch Việt Nam còn vướng một số rào cản về mặt khách quan để phấn đấu hoàn thành kế hoạch.
Theo đó, các hãng hàng không trong nước và quốc tế chưa mở hết các đường bay như cũ, nhất là đối với các khu vực có tiềm năng. Chính sách nhập cảnh chưa được thông thoáng, còn có những khó khăn, nhất là với khách quốc tế.
Sân gôn tại thành phố Đà Nẵng, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.09.2022
Việt Nam đẩy mạnh phát triển du lịch golf
Thêm vào đó, từ nay đến cuối năm lại là giai đoạn thấp điểm du lịch, mặt khác một số thị trường tiềm năng, như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan lại chưa mở cửa rộng rãi cho người bản địa đi du lịch nước ngoài trong đó có thị trường Việt Nam.
Mặc dù vậy, chuyên gia Vũ Vinh Phú cũng khẳng định, Việt Nam có một số thuận lợi. Diễn đàn doanh nghiệp dẫn phân tích của ông Phú chỉ rõ, dịch Covid-19 đã được khống chế ở mức thấp, chính vì vậy nhu cầu du lịch sau đại dịch sẽ tiếp tục tăng cao.
Đặc biệt, Việt Nam còn các thị trường tiềm năng khác như châu Âu, Mỹ, Australia, Hàn Quốc, chắc chắn sẽ đến Việt Nam du lịch trong 5 tháng cuối năm.
“Ngoài những yếu tố kể trên, tự bản thân ngành du lịch Việt Nam cần phải làm một số việc để góp phần thực hiện kế hoạch trong năm”, - chuyên gia kinh tế lưu ý.
Đầu tiên, theo ông Phú, chất lượng phục vụ ở các khách sạn, nhà hàng... Bao gồm buồng phòng ăn uống, đưa đón đối với khách du lịch gần xa. Tiếp đó, phải tạo ra một đội ngũ cán bộ nhân viên du lịch chuyên nghiệp, tận tình, chu đáo, lịch sự, có văn hoá để tạo dựng thương hiệu từng đơn vị. Thứ ba, công tác an toàn về mọi mặt để bảo vệ khách một cách tuyệt đối trong thời gian lưu lại tại Việt Nam.
“Các địa điểm lưu trú cần có sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để góp phần phục vụ khách chu đáo, thuận tiện, tạo dấu ấn riêng cho từng vùng miền”, - ông Phú lưu ý.
Vấn đề thứ tư, ngoài những điểm tham quan dã ngoại, các khách sạn cần phối hợp với các chợ trung tâm, siêu thị để đưa khách mua sắm hàng hoá, đồ lưu niệm nhằm nâng cao từng bước mức chi tiêu bình quân một khách du lịch đến với Việt Nam.
Đảo Bình Hưng - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.04.2022
Việt Nam cấm du lịch ở đảo Bình Ba và Bình Hưng vì “yếu tố quân sự”
Khuyến nghị thứ năm, theo chuyên gia, các lực lượng hải quan, biên phòng, quản lý thị trường nội địa cần làm tốt chức năng của mình.
“Bảm bảo được uy tín, bộ mặt của cả đất nước khi tiếp xúc với khách quốc tế”, - ông Phú nhấn mạnh làm được những vấn đề trên thì mục tiêu của ngành du lịch Việt Nam trong năm nay đối với khách trong nước và nhất là khách quốc tế có khả năng đạt được, góp phần vào nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội trong năm 2022 và làm tiền đề cho những năm tiếp theo.

Ngành du lịch đang thiếu trầm trọng nhân lực chất lượng cao

Theo bà Cao Thị Ngọc Lan, Phó Chủ tịch thường trực, Hiệp hội Du lịch Việt Nam Lan, do Covid-19 mà lượng khách quốc tế và nội địa đã suy giảm nghiêm trọng. Riêng đối với người lao động trong ngành du lịch, bà nhấn mạnh “hàng triệu người đã phải nghỉ việc”.
Thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho hay, trong năm 2020, các doanh nghiệp trong ngành du lịch phải cắt giảm nhân sự từ 70-80%. Trong năm 2021, số lượng lao động vẫn làm đủ thời gian chỉ chiếm 25% so với năm 2020, lao động nghỉ việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động chiếm khoảng 30%, lao động tạm nghỉ việc khoảng 35%, 10% lao động làm việc cầm chừng.

“Thực tế này khiến nhiều lao động phải chuyển nghề vì mưu sinh, dẫn đến thất thoát nhân lực nặng nề đối với ngành du lịch và đây thực sự là một hiện tượng chưa từng có tiền lệ trong du lịch”, - bà Cao Thị Ngọc Lan thừa nhận.

Chuyên gia chỉ ra rằng, chịu tác động nặng nhất thuộc về lực lượng lao động đang tham gia dịch vụ tại các cơ sở lưu trú, lữ hành quốc tế và bán hàng lưu niệm.
Khai mạc Hội chợ Du lich quốc tế Việt Nam 2022 - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.03.2022
Khai mạc Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam 2022: Bứt phá, tạo đẳng cấp mới
“Người lao động phải chịu các biện pháp mạnh mẽ của doanh nghiệp như cắt giảm lương (chủ yếu là lưu trú và ăn uống), nghỉ việc tạm thời (lữ hành quốc tế, lữ hành nội địa và vận chuyển). Trong khi đó, lao động còn ở lại làm việc tại các doanh nghiệp bao gồm cả doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ phải thích ứng với thay đổi thị trường khách hàng”, - Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho hay.
Một khảo sát tại TP. HCM vào cuối năm 2021 cho thấy, số lao động ngành du lịch chuyển sang nghề khác chiếm 26%, số lao động có ý định chuyển nghề sau dịch 33% (trong đó nữ 71,73%, nam 28,27%). Lao động du lịch mất việc, chuyển nghề có thâm niên nghề 5-10 năm chiếm 43,66%; số lao động có thâm niên nghề trên 10 năm 23,56%; số lao động có trình độ cao đẳng/đại học chiếm 51,31%; lao động có trình độ sau đại học chuyển sang nghề khác chiếm 90%.
Số lao động là nhân viên văn phòng lữ hành, hướng dẫn viên chuyển nghề 85,1%. Số lao động là hướng dẫn viên chuyển nghề/số hướng dẫn viên chiếm 70,3% (trong đó nhiều hướng dẫn viên sử dụng được 2-3 ngoại ngữ). Thực tế này là hết sức đáng tiếc.
Nhìn thẳng vào nhu cầu nhân lực ngành du lịch sau đại dịch, bà Lan cho biết, sẽ cần khoảng 85.000 lao động trong cơ sở lưu trú du lịch cho công suất trên 70%, trong đó nhân sự quản trị cần khoảng 45.000 người. Dự báo tăng trưởng du lịch Việt Nam 10 năm tới khá lạc quan, đến năm 2025 cả nước cần có 950.000 - 1.050.000 buồng lưu trú và đến năm 2030 cần 1.300.000 - 1.450.000 buồng.
“Như vậy, năm 2025, cầu về lao động khối cơ sở lưu trú du lịch khoảng hơn 800.000 và năm 2030 là hơn 1 triệu, giai đoạn 2022 - 2030, trung bình cần bổ sung mỗi năm trên 60.000 lao động”, - chuyên gia dự báo.
Tuy nhiên, hiện nhân lực du lịch đang giảm cả số lượng và chất lượng so với thời điểm năm 2019. Lực lượng lao động trực tiếp khối cơ sở lưu trú du lịch hiện chưa đến 400.000 người, đáp ứng hơn 70% nhu cầu với công suất trung bình dưới 50%, định mức chưa tới 0,6 lao động/buồng. Tại các cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn, định mức trung bình chỉ khoảng 0,4 lao động/buồng. Nhân sự đặc biệt thiếu vào các dịp cao điểm như nghỉ lễ, Tết, cuối tuần.
Cô gái tỉnh Lào Cai, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.03.2022
Đại dịch COVID-19
Mở cửa du lịch, Việt Nam cần làm gì để tăng sức cạnh tranh?
“Cơ cấu nhân sự chưa đồng bộ, thiếu trầm trọng nhân lực có chuyên môn cao, đặc biệt là quản trị cấp cao. Sự mất cân đối nhân lực theo vùng/miền khiến nhiều khu vực tăng trưởng nóng về khách du lịch nhưng chất lượng dịch vụ thấp hơn khu vực khác và không ổn định”, - chuyên gia chỉ rõ.
Do đó, để khôi phục nguồn cung lao động trong ngành Du lịch, Hiệp hội Du lịch Việt Nam kiến nghị Chính phủ ban hành Chương trình phục hồi lao động trong ngành Du lịch. Trong đó, Chính phủ hỗ trợ chi phí đào tạo cho người lao động thông qua doanh nghiệp du lịch hoặc Hiệp hội Du lịch. Mức kinh phí hỗ trợ là 50% chi phí đào tạo từ Ngân sách Trung ương hoặc địa phương, thực hiện trong 2 năm 2023 -2024.
Đồng thời, cần có chính sách ưu đãi về thuế trong tổng thể chiến lược để có gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, và có cơ chế hỗ trợ ngân sách giải ngân để Nhà nước đồng hành với doanh nghiệp trong hoạt động dạy nghề và tái đào tạo kỹ năng của người lao động, qua đó, nâng cao chất lượng nhân lực ngành du lịch Việt Nam.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала