Đồng tiền Việt Nam suy yếu kỷ lục, Ngân hàng Nhà nước 'tiến thoái lưỡng nan'

© AFP 2023 / Hoang Dinh Nam Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.09.2022
Đăng ký
Trong bối cảnh Việt Nam Đồng (VND) - đồng tiền quốc gia của Việt Nam ghi nhận đà suy giảm kỷ lục tiến sát mốc 24.000 đồng đổi 1 USD, có ý kiến cho rằng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang ở thế ‘tiến thoái lưỡng nan’.
Tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, áp lực suy thoái kinh tế, FED tăng trần lãi suất chung thúc đẩy đồng bạc xanh mạnh lên khiến Ngân hàng Nhà nước gặp không ít khó khăn trong điều hành chính sách tiền tệ, kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá, hỗ trợ phát triển kinh tế.

Đà suy giảm kỷ lục của VND, sát mốc 24.000VND/USD

Đồng Việt Nam tiếp tục kéo dài đà suy giảm kỷ lục khiến VND trượt giá mạnh so với đồng USD, tiến sát mốc 24.000 đồng đổi một USD ngày 20/9.
Đồng nội tệ của Việt Nam ghi nhận mức sụt giảm lịch sử. Tỷ giá trung tâm đã tăng phiên thứ 5 liên tiếp trong khi giá USD tại các ngân hàng thương mại cũng được điều chỉnh tăng mạnh, hướng về mốc kỷ lục 24.000 VND/USD.
Thực tế, đồng USD hiện đang ở mức cao nhất trong hơn 2 thập kỷ qua so với 6 đồng tiền lớn khác gồm Euro, Yen Nhật và đồng Bảng Anh, đồng Franc Thuỵ Sĩ, đô la Canada và Krona Thuỵ Điển.
Đồng bạc xanh mạnh lên đang càn quét qua hầu hết các nền kinh tế trong bối cảnh lạm phát tăng cao. Đặc biệt, đồng USD mạnh lên có thể giúp kiểm soát giá hàng hóa nói chung khi dầu, vàng và nhiều loại hàng hóa khác được yết giá, tuy nhiên, với các nền kinh tế đang phát triển, hoặc mới nổi, đà tăng giá của đồng đô la không phải là điều tốt, nhất là các nước thiên về xuất khẩu như như Việt Nam nhất là trong bối cảnh áp lực lạm phát và suy thoái kinh tế đang hiện hữu.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng điều hành Hội nghị - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.09.2022
Đồng Việt Nam mất giá kỷ lục và cuộc họp 7 tiếng của Ngân hàng Nhà nước
Ngày 20 tháng 9, tỷ giá trung tâm tiếp tục được điều chỉnh tăng 6 đồng so với phiên liền trước, đang niêm yết ở mức 23.301 VND/USD. Đặc biệt, với biên độ +/-3% đang áp dụng, tỷ giá trần hôm nay là 24.000 VND/USD và tỷ giá sàn là 22.602 VND/USD.
Ghi nhận trên thị trường thế giới, đồng USD tiếp tục duy trì ở ngưỡng cao nhất trong 2 thập kỷ khi thị trường kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ tăng mạnh lãi suất trong cuộc họp ngày 21/9. Chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đang đứng ở mức 109,64 điểm.
Hôm qua, trongphiên 19/9, Ngân hàng Nhà nước Việt nam đã niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 23.295 VND/USD, tăng tiếp 12 đồng so với phiên cuối tuần trước ngày 16/9.
Đồng thời, NHNN tiếp tục không niêm yết tỷ giá mua giao ngay (để trống), tỷ giá bán giao ngay được giữ nguyên niêm yết ở mức 23.700 VND/USD. Trên thị trường liên ngân hàng, tỷ giá chốt phiên với mức 23.675 VND/USD, tăng 6 đồng so với chốt phiên ngày thứ Sáu tuần trước.
Tỷ giá quy đổi tại các ngân hàng thương mại không biến động mạnh hôm nay nhưng đà tăng giá USD là không thể phủ nhận. Sáng nay, tỷ giá tại Vietcombank và BIDV neo ở mức 23.530 - 23.810 VND/USD.
VietinBank niêm yết ở mức 23.535 – 23.815 VND/USD, không điều chỉnh tỷ giá. ACB đang mua bán USD ở mức 23.550 – 23.770 VND/USD trong khi tại Eximbank là 23.550 – 23.790 VND/USD. Sacombank đang niêm yết USD ở mức 23.550 – 23.800 VND/USD, tăng 10 đồng chiều bán. Tỷ giá tại Techcombank sáng ngày 20/9 là 23.535– 23.820 VND/USD, tăng 10 đồng ở cả hai chiều mua và bán so với sáng 19/9.
Trên thị trường tự do (“chợ đen”), tỷ giá USD tăng chóng mặt quá mốc 80 đồng ở chiều mua vào và 130 đồng chiều bán ra, vượt mốc 24.060 VND/USD (mua vào) và 24.160 VND/USD (bán ra).

Lựa chọn khó khăn của Ngân hàng Nhà nước về chính sách tiền tệ

Theo TS. Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế, để đảm bảo dòng vốn vào Việt Nam không bị ảnh hưởng, kể cả vốn đầu tư trực tiếp lẫn gián tiếp, Ngân hàng Nhà nước chỉ có thể chọn hoặc ổn định lãi suất, hoặc ổn định tỷ giá, mà không thể cùng một lúc thực hiện cả 2 nhiệm vụ.
Đây cũng chính là lựa chọn khó khăn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong điều hành chính sách tiền tệ, tăng trưởng tín dụng. Đánh giá về ảnh hưởng từ việc FED tăng lãi suất, TS. Vũ Đình Ánh chia sẻ với Bizlive cho rằng, khi nói tới lạm phát toàn cầu và các biện pháp chống lạm phát của các ngân hàng trung ương trên thế giới, hầu hết các nước phát triển chủ yếu sử dụng công cụ chính sách lãi suất.
Ông dẫn chứng, chẳng hạn như ở Mỹ, châu Âu và một số quốc gia khác đã thực hiện tăng lãi suất cơ bản. Phân tích việc các nước tăng lãi suất sẽ tác động đến chính sách tiền tệ của Việt Nam. TS. Vũ Đình Ánh chỉ ra các hướng ảnh hưởng cụ thể. Theo đó, thứ nhất, lãi suất đồng Việt Nam (VND) cũng cần phải tăng lên để tránh việc chênh lệch lãi suất khiến dòng vốn chảy ra khỏi Việt Nam, cũng như không hấp dẫn dòng tiền từ nước ngoài vào.
Vấn đề thứ hai là tác động lên chính sách tỷ giá hối đoái. Khi Mỹ tăng lãi suất, đồng USD lên giá và theo vị chuyên gia thì đến nay đã “tăng lên mức kỷ lục”. Hiện tại, gần như tất cả các đồng tiền khác trên thế giới đều giảm giá so với USD, từ đó tạo ra áp lực giảm giá rất lớn đối với VND.

Trong trường hợp VND không mất giá, khả năng cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng. Điều này tác động rất lớn tới nền kinh tế bởi xuất khẩu là mũi nhọn tăng trưởng chính”, - ông Ánh phân tích.

Cùng với đó, theo chuyên gia, để duy trì ổn định tỷ giá, chắc chắn Ngân hàng Nhà nước sẽ phải hao tổn một lượng dự trữ ngoại tệ không nhỏ.
Phong bao lì xì (mừng tuổi) in hình đồng tiền Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.09.2022
Đồng Việt Nam suy giảm kỷ lục, Ngân hàng Nhà nước sẽ can thiệp chính sách tiền tệ?
“Trên thực tế, theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, thời gian qua, cơ quan này đã phải bán ra ngoại tệ để can thiệp, ổn định thị trường”, - ông Ánh nói.
Trước đó, như Sputnik đã thông tin, các chuyên gia của Công ty Chứng khoán ACBS ước tính Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bán ra khoảng 21 tỷ USD từ đầu năm 2022 từ nguồn dự trữ ngoại hối, tương đương 19% tổng dự trữ, đưa dự trữ hiện tại ở mức ước tính 89 tỷ USD và đã giảm tỷ lệ bao phủ nhập khẩu xuống còn khoảng 12 tuần, vẫn nằm trong ngưỡng an toàn.
Tuy nhiên, ACBS cũng lưu ý rằng, Ngân hàng Nhà nước sẽ khó duy trì lãi suất liên ngân hàng thấp trong thời gian tới vì Cục Dự trữ Liên bang Mỹ có thể sẽ có thêm 3 đợt tăng lãi suất nữa từ giờ cho tới cuối năm, gây áp lực mất giá lên tỷ giá VND/USD.
“Ngân hàng Nhà nước sẽ phải giữ chênh lệch lãi suất giữa VND và USD liên ngân hàng dương nhằm hỗ trợ tỷ giá VND/USD”, - ACBS lưu ý.
Theo TS. Vũ Đình Ánh, trường hợp này rất giống với Thái Lan vào năm 1997, khi đó cũng kìm giữ tỷ giá hối đoái cố định ở mức 27 bath/USD và bán hết dự trữ ngoại hối. Khi không giữ được nữa, Thái Lan đã phải phá giá đồng nội tệ, dẫn tới xảy ra khủng hoảng khu vực.

“Hiện tại, chính sách tiền tệ của Việt Nam cũng đang đối mặt với “tam giác bất khả thi” - mối quan hệ giữa chính sách lãi suất - chính sách tỷ giá hối đoái - dòng vốn nước ngoài”, - chuyên gia chỉ rõ.

Theo ông Ánh, để đảm bảo dòng vốn vào Việt Nam không bị ảnh hưởng, kể cả vốn đầu tư trực tiếp lẫn gián tiếp, chỉ có 1 trong 2 lựa chọn: Hoặc ổn định lãi suất, hoặc ổn định tỷ giá.
Máy in tiền đang in tờ 100 đô la. - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.09.2022
Tỷ giá USD/VND lập đỉnh lịch sử, chuyện gì đang xảy ra với Đồng Việt Nam?
“Ngân hàng Nhà nước không thể cùng một lúc thực hiện cả 2 nhiệm vụ. Đây đang là lựa chọn khó khăn nhất của chính sách tiền tệ”, - chuyên gia kinh tế nhấn mạnh.

Thế tiến thoái lưỡng nan: Tiền tệ là bài toán khó

Đối với quan điểm cho rằng, Ngân hàng Nhà nước đang ở thế “tiến thoái lưỡng nan” khi vừa phải kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá, vừa phải hỗ trợ nền kinh tế phục hồi sau dịch, chuyên gia Vũ Đình Ánh nhận định, đây là bài toán khó.
Theo TS. Ánh, ở các nước có thị trường tài chính phát triển, họ có nhiều lựa chọn về nguồn cung vốn, khi thắt chặt tín dụng có thể xoay sang các thị trường tài chính, thậm chí có mối liên hệ giữa thị trường tài chính và thị trường tín dụng. Tuy nhiên, ở Việt Nam, hệ thống các tổ chức tín dụng đang đóng vai trò kênh cung ứng vốn chính cho nền kinh tế. Vì thế, việc Ngân hàng Nhà nước được giao trọng trách kiểm soát lạm phát nhưng vẫn phải tăng trưởng kinh tế là phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam.
“Đây đúng là bài toán khó trong bối cảnh hiện tại”, - theo ông Ánh.
Chuyên gia cho biết, nếu kiểm soát lạm phát bằng cách hạn chế tín dụng và tăng lãi suất thì lập tức sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Ngay cả những nước có thị trường tài chính phát triển như Mỹ, việc tăng lãi suất như thời gian vừa qua cũng chính là để hạn chế vay nợ và lập tức đã đưa ra cảnh báo suy thoái kinh tế, thậm chí tuyên bố chấp nhận suy thoái kinh tế.
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.07.2022
Nước cờ khôn ngoan của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Tuy nhiên, Việt Nam đã vượt qua nguy cơ lạm phát cao trong năm 2022 sau nửa đầu năm, dù giá xăng dầu tăng mạnh. Sang quý III, nguy cơ này gần như không còn, trong đó lạm phát cơ bản (loại trừ các nguyên nhân trực tiếp từ tiền tệ) vẫn rất thấp.
“Do đó, nhiệm vụ chống lạm phát hiện dễ hơn, nhưng vẫn là nhiệm vụ ưu tiên hơn là hỗ trợ tăng trưởng trong điều kiện có thể. Bởi câu chuyện chống lạm phát năm nay về cơ bản đã ổn, nhưng vẫn còn “rình rập” mối lo ngại trong năm tới”, - ông Ánh nói.

Sự sụp đổ của Thái Lan năm 1997 là bài học điển hình

Phân tích thêm về kinh nghiệm của các nước trên thế giới để ứng phó với tình thế ‘tiến thoái lưỡng nan’, theo TS. Vũ Đình Ánh, thông thường, các nước phát triển sẽ lựa chọn chính sách lãi suất để dành thế chủ động cho chính sách tiền tệ.
Ở những nước có nền kinh tế quá mở, khả năng quản lý dòng tiền, kiểm soát dòng vốn cũng như điều hành lãi suất cao thì sẽ lựa chọn thả nổi tỷ giá hối đoái, không can thiệp.Trong khi đó ở Việt Nam, quan trọng nhất là phải lựa chọn thả nổi lãi suất hay thả nổi tỷ giá hối đoái.
“Cần phải đánh giá tác động của mỗi phương án này đến nền kinh tế để lựa chọn chính sách phù hợp”, - chuyên gia lưu ý, hiện tại, từ thực tế điều hành chính sách tiền tệ cho thấy, Ngân hàng Nhà nước chưa đưa ra lựa chọn nào cả.
Ông Ánh chỉ rõ, chính sách lãi suất thì không tăng được vì Chính phủ yêu cầu tối thiểu phải giữ ổn định, thậm chí là giảm xuống để hỗ trợ phục hồi kinh tế. Còn về tỷ giá hối đoái, vừa rồi cũng có chủ trương làm sao để VND không mất giá quá nhiều so với USD. Chính vì thế, sau 2 năm 2020-2021 có lên giá một chút thì sang năm 2022, VND đã mất giá so với USD nhưng chưa nhiều, chỉ khoảng 2%.
Ngành công nghiệp logistics Việt Nam thu hút đầu tư hạ tầng  - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.09.2022
“Kinh tế Việt Nam đang tương đồng với Nhật Bản thập niên 1970”
Khuyến nghị chính sách cho Việt Nam, chuyên gia Vũ Đình Ánh cho rằng, cần phân tích thấu đáo, với mỗi lựa chọn “chúng ta được gì và mất gì”. TS. Ánh nhấn mạnh phải làm sao để tối đa hóa lợi ích và giảm thiểu thiệt hại đến tổng thể cũng như từng bộ phận của nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế Việt Nam có độ mở rất lớn, kim ngạch xuất nhập khẩu lên tới 200% GDP, trong đó 70-75% xuất khẩu là do khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cung cấp.
Còn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay chiếm khoảng 23-25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và chiếm trên dưới 20% GDP, chưa kể dòng vốn gián tiếp đi qua thị trường chứng khoán hay hoạt động M&A (mua bán, sáp nhập). Thêm vào đó, sự tham gia của yếu tố nước ngoài trong nền kinh tế Việt Nam là rất lớn nên không có công cụ kiểm soát dòng vốn, kể cả dòng vốn vào và dòng vốn ra.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã tiến tới bước khá cao trong tự do hóa tài khoản vốn, chưa kể chính sách lãi suất và tỷ giá có tác động đến hơn chục tỷ USD kiều hối hàng năm, nếu xử lý không khéo có thể gây nghẽn dòng tiền lớn này.
“Sự sụp đổ của Thái Lan năm 1997 là bài học điển hình cho việc không xử lý tốt khi đối mặt với “tam giác bất khả thi”. Việt Nam hiện chưa rơi vào tình trạng căng thẳng như vậy, song cần phải đưa ra lựa chọn càng sớm càng tốt, bởi càng kéo dài thì càng tiêu tốn nhiều dự trữ ngoại hối vốn được chắt chiu từ nhiều năm trước”, - TS. Vũ Đình Ánh thận trọng khuyến nghị.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала