Việt Nam nên tập trung sản xuất chip điện tử theo cách mà Mỹ đã thành công

© Sputnik / Aleksey KudenkoChip điện tử
Chip điện tử - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.09.2022
Đăng ký
Hiệp hội Doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam cần nắm bắt cơ hội từ tình trạng thiếu chip điện tử trên toàn cầu để đầu tư sản xuất chip trong nước ngay lúc này khi nguồn cung đang bị đứt gãy.
Các doanh nghiệp Singapore cũng “hiến kế” phát triển ngành sản xuất chip Việt Nam như cách mà Mỹ đã thành công.

Việt Nam cần biết nắm cơ hội khi thế giới đang thiếu chip

Vừa qua, tại Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam (SBG) đã gợi ý một số vấn đề cho Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu đang thiếu hụt chip điện tử, theo cổng thông tin điện tử Chính phủ.
Theo đó, SBG cho rằng, khi các doanh nghiệp đang tìm cách đa dạng hóa các nhà cung cấp, Chính phủ nên tiến hành 3 giải pháp quan trọng.
Thứ nhất là ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư cho các doanh nghiệp sản xuất và công nghệ. Thứ hai là minh bạch hoá các thủ tục, quy trình pháp lý. Cuối cùng là giảm bớt những rào cản thị trường.
© Ảnh : VGP/Nhật Bắc Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam (SBG) lưu ý đến tầm quan trọng của việc phát triển công nghiệp hỗ trợ trong nước nhằm giảm phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩ
Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam (SBG) lưu ý đến tầm quan trọng của việc phát triển công nghiệp hỗ trợ trong nước nhằm giảm phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩ - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.09.2022
Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam (SBG) lưu ý đến tầm quan trọng của việc phát triển công nghiệp hỗ trợ trong nước nhằm giảm phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩ
Cùng với đó, cần phát triển công nghiệp hỗ trợ trong nước nhằm giảm nhẹ sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu.
“Nguyên nhân là bởi, khi còn phụ thuộc vào nguồn cung ứng và hợp tác toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam sẽ rất dễ bị tác động nếu xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung ứng”, - theo đại diện SBG.
Về vấn đề lực lượng lao động và nhân công lành nghề, SBG đề xuất Chính phủ Việt Nam cần ưu tiên điều chỉnh các ngành công nghiệp theo hướng kỹ thuật số hóa, đồng thời cải thiện khả năng tiếp cận các chương trình đào tạo tại chỗ trong các lĩnh vực này.
Ngoài ra, hệ thống giáo dục nghề nghiệp cần tăng cường cam kết hợp tác với các doanh nghiệp tư nhân để phát triển thêm các chương trình đào tạo được cụ thể hóa, xây dựng riêng cho từng mảng kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Thu hút FDI vào sản xuất chip tại Việt Nam

Tiếp đến, trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất chip điện tử, tình trạng thiếu hụt chip toàn cầu hiện rất nghiêm trọng, nhất là trong ngành công nghiệp ô tô. Các chuyên gia dự báo, tình trạng thiếu hụt sẽ kéo dài ít nhất đến cuối năm 2023.
Do đó, Chính phủ nên mở rộng đầu tư sản xuất chip thông qua việc phát triển các ưu đãi đầu tư đặc biệt cho ngành này. Hiệp hội Doanh nghiệp Singapore đã dẫn chứng câu chuyện và bài học thành công trong phát triển ngành sản xuất chip của Hoa Kỳ và coi đó là nền tảng mà Việt Nam có thể tham khảo.
Cụ thể, theo chuyên gia Singapore, các hỗ trợ về vốn tương tự như các ưu đãi ở Mỹ nhằm phát triển công nghiệp sản xuất chip, áp dụng cho cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.
Điều này sẽ tác động đáng kể đến thị trường đầu tư vào lĩnh vực sản xuất chip của Việt Nam, thu hút thêm nguồn FDI, mang lại lợi nhuận đầu tư và các lợi ích khác.
Về kinh doanh kho bãi, logistics và quy hoạch, Việt Nam nên quy định cụ thể rằng các ngành kinh doanh khác (như kho bãi, logistics, các dịch vụ thương mại điện tử) có thể được thực hiện trong các khu công nghiệp.
Sơ đồ các thành phần trong chip điện thoại thông minh được công nhân xử lý tại nhà máy Oppo ở Đông Quan, Trung Quốc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.09.2022
Việt Nam trước cơ hội trở thành nhà sản xuất chip hàng đầu
Do sự phát triển của ngành logistics và thương mại điện tử, cũng như sự chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam, các khoản đầu tư vào kho bãi và trung tâm hỗ trợ các lĩnh vực này cũng có xu hướng tăng lên.
Một khó khăn mà các nhà đầu tư phải đối mặt là tìm ra địa điểm phù hợp để triển khai các hoạt động kinh doanh này.
Vì các hoạt động kinh doanh được cấp phép trong các khu công nghiệp hiện còn hạn chế, SBG đề xuất đưa thêm hoạt động kinh doanh dịch vụ kho bãi, dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử vào danh mục các hoạt động kinh doanh được thực hiện trong các khu công nghiệp.
Ngoài ra, cũng có thể quy hoạch lại đất đai hoặc địa điểm (trong hoặc ngoài các khu công nghiệp) để phục vụ cho các mục đích kinh doanh này.

Cần hệ sinh thái sản xuất chip

Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động, các chuỗi cung ứng đứt gãy sau đại dịch COVID-19 và xu hướng chuyển dịch sản xuất ra khỏi Trung Quốc ngày càng tăng, Việt Nam được dự báo có nhiều cơ hội đón dòng vốn FDI công nghệ khi các tập đoàn đa quốc gia tái cấu trúc dòng vốn và định vị lại sản xuất.
Theo đó, việc các nhà đầu tư nước ngoài một tiếp tục phải tái cấu trúc để chuyển dịch dòng vốn sang đầu tư thị trường khác là cơ hội cho Việt Nam với sự xuất hiện của ngày càng nhiều “đại bàng lớn” về công nghệ.
 Chip Micron - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.09.2022
Việt Nam có đủ năng lực sản xuất chip và chất bán dẫn?
Theo các chuyên gia, Việt Nam cần xây dựng được hệ sinh thái hấp dẫn, trong đó có hệ sinh thái sản xuất chip điện tử vốn đang có nhu cầu cao trên thế giới. Ngành sản xuất chip cũng như một số doanh nghiệp trong nước của Việt Nam hiện đã bắt nhịp được xu thế này và đã liên kết thành chuỗi cung ứng, gia công các linh kiện trong hệ sinh thái sản xuất chip toàn cầu.
Thời gian tới đây, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam sẽ tiếp tục thu hút thêm các dự án điện, điện tử, công nghiệp chế biến chế tạo của Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản…
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала