Philippines quay lại với Mỹ, vỡ mộng khi hợp tác với Trung Quốc

© AP Photo / Aaron FavilaTổng thống Philippines Ferdinand Marcos con
Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos con - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.09.2022
Đăng ký
Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr., đang ở New York, đã đưa ra một số tuyên bố về những thay đổi trong chính sách đối ngoại của nước này, nhà phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik viết trong bài báo của mình.

Mỹ lại là đối tác chính?

Ferdinand Marcos Jr đến New York để tham dự phiên họp của Đại hội đồng LHQ. Từ diễn đàn Liên Hợp Quốc, ông kêu gọi chính phủ của tất cả các quốc gia có hành động quyết liệt để chống lại bất bình đẳng tài sản giữa các dân tộc, giảm vũ khí hạt nhân và chống lại biến đổi khí hậu.
Ngoài các sự kiện tại LHQ, Marcos Jr đã đến thăm Sở giao dịch chứng khoán New York, nơi ông tuyên bố về cách tiếp cận mới trong quan hệ với Hoa Kỳ. Không giống như người tiền nhiệm của mình, Rodrigo Duterte, người đã thể hiện rõ ràng ông không thích mọi thứ của người Mỹ, tổng thống mới đã biện minh cho việc chuyển đổi sang quan hệ đối tác với Mỹ.

"Tôi không thể nhìn thấy Philippines trong tương lai nếu không có Hoa Kỳ là đối tá", - Marcos nói.

Và trước các thính giả tại New York Stock Exchange, ông kêu gọi các doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào nền kinh tế Philippines. Ông cũng chỉ ra các điều kiện ưu đãi cho nhà đầu tư.

Điều gì không hiệu quả trogn quan hệ giữa Philippines với Trung Quốc?

Điều gì đã thúc đẩy Marcos đưa ra tuyên bố như vậy, cho thấy sự thay đổi trong các ưu tiên chính sách đối ngoại? Rất có thể là do thất bại trong các cuộc đàm phán gần đây giữa đại diện Philippines và Trung Quốc về vấn đề thăm dò dầu khí chung ở Biển Đông (hay còn được Manila gọi là biển Philippines). Trước khi bắt đầu công việc, hai bên cố gắng thống nhất cách phân chia lợi nhuận trong tương lai. Trung Quốc đề xuất chia đều lợi nhuận theo tỷ lệ 50:50. Philippines nhấn mạnh rằng họ nên sở hữu phần lớn lợi nhuận, cụ thể là 60%. Cuộc đàm phán thất bại.
Sau đó, chính phủ Philippines bắt đầu nói về việc bản thân các công ty địa phương, không có Trung Quốc, có thể tiến hành thăm dò ở phần phía tây của biển Philippines, bất chấp ý kiến ​​của Bắc Kinh. Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines, "Philippines không cần sự đồng ý hoặc cho phép của Trung Quốc để thăm dò và phát triển dầu khí ở biển Tây Philippines, phù hợp với luật pháp quốc tế". Nhưng khó có khả năng Bắc Kinh rời bỏ quan điểm của mìnhmà không có ý kiến. Rốt cuộc, họ tuyên bố chủ quyền phần này của Biển Đông.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị gặp tân Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. tại Manila - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.09.2022
Biển Đông
Philippines hy vọng làm gần lại "kỷ nguyên vàng" trong quan hệ với Trung Quốc

Làm thế nào để ngồi trên hai chiếc ghế?

Ý định của Marcos Jr khi chuyển trọng tâm từ Trung Quốc sang Mỹ để thay thế vị trí đối tác chính của mình có thể nghiêm túc đến mức nào? Gia đình Marcos có truyền thống quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc. Ngoài ra, hợp tác với Bắc Kinh cũng có thể mang lại cổ tức cho Manila. Nhưng Hoa Kỳ ngày nay cũng rất quan tâm đến việc duy trì liên minh quân sự với Philippines. Đối với điều này, họ có thể hưởng ứng lời mời của Marcos để đầu tư vào nền kinh tế Philippines. Vì vậy trước mắt, vẫn còn quá sớm để đưa ra kết luận cuối cùng về việc ai sẽ là đối tác của số 1 Philippines dưới thời Marcos Jr. Nhưng có một điều rõ ràng - để ngồi trên hai chiếc ghế - Trung Quốc và Mỹ, Ferdinand Marcos Jr sẽ phải học cách giữ thăng bằng.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала