VND mất giá. Cách ly nữa lạm phát không nổi đâu

© Depositphotos.com / PhuongphotoĐồng Việt Nam.
Đồng Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.09.2022
Đăng ký
“Lạm phát toàn cầu, kinh tế thì mở… Cách ly lạm phát chả khác thời Zero-Covid… Cách ly nữa không nổi đâu! Theo tôi, tăng lãi suất là biện pháp không thể tránh khỏi”, - Chuyên gia tài chính và ngân hàng Lý Hải Linh nói với Sputnik.
Trong bối cảnh VND ghi nhận mức sụt giảm kỷ lục trước áp lực tăng lãi suất củng cố sức mạnh USD của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang nỗ lực tìm giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, kìm đà tăng tỷ giá, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Hôm 16/9, cơ quan này đã tổ chức hội nghị về công tác điều hành tín dụng kéo dài tới 7 tiếng đồng hồ.
Để hiểu rõ hơn về những gì đang diễn ra và diễn biến tiếp theo, phóng viên Sputnik đã phỏng vấn ông Lý Hải Linh - chuyên gia tài chính và ngân hàng nổi tiếng của Việt Nam.

Điều gì dẫn đến tỷ giá nhảy?

Sputnik: Việc VND sụt giảm mạnh hiện nay liên quan tới những yếu tố gì, thưa ông. Ông có thể giải thích cho bạn đọc Sputnik hiểu rõ hơn về sự liên quan giữa lãi suất, tỷ giá, lạm phát…? Những diễn biến hiện nay trên thị trường tài chính có thể dẫn tới những vấn đề gì cho người dân, nền kinh tế và sản xuất của Việt Nam?
Ông Lý Hải Linh, chuyên gia tài chính và ngân hàng:
VND mất giá vì USD lên giá. USD lên giá vì FED tăng lãi suất. Vì sao FED lại tăng lãi suất? Tất nhiên, mục đích là để chống lạm phát. Mà lãi suất là giá của tiền.
FED tăng lãi suất quá nhanh trong khi Việt Nam thì muốn duy trì lãi suất thấp, điều này dẫn tới việc tỷ giá nhảy.
Chức năng cốt lõi của chính sách tiền tệ là quản lý lượng tiền trong lưu thông nhằm đảm bảo giá trị đồng tiền thông qua hai con số chính: lạm phát và tỷ giá.
Thứ nhất, tiền trong lưu thông tỷ lệ thuận sức mua, là Cầu. Hàng hoá lưu thông thể hiện sức bán, là Cung. Biến động giá cả hàng hoá thể hiện tương quan Cung - Cầu hàng hoá với tiền tệ, điều này diễn ra ở mọi thị trường, ở mọi nơi. Quy luật khách quan thị trường nó là như thế. Giá biến động theo quy luật của tương quan này.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng điều hành Hội nghị - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.09.2022
Đồng Việt Nam mất giá kỷ lục và cuộc họp 7 tiếng của Ngân hàng Nhà nước
Dùng biện pháp hành chính đẩy tăng giá với hàng hoá dư thừa hay kéo giảm giá với hàng hoá thiếu hụt… là nhiệm vụ bất khả thi. Bắt thị trường đi chệch quy luật thì thị trường sẽ tự điều chỉnh hợp quy luật ở chỗ “tối”: Ai vào đó sẽ biết, biết rồi dễ chấp nhận vì nó thuận quy luật, nhưng quy luật thị trường chưa chắc trùng với pháp luật hành chính.
Bẫy chuột ở đấy.
Thứ hai, tiền - phương tiện thanh toán và đơn vị đo lường giá cả là một loại hàng hoá đặc biệt: Tiền trao đổi được với tất cả các loại hàng hoá khác, bao gồm cả tiền nước khác. Giá của đồng tiền nước này đổi ra đồng tiền nước khác gọi là tỷ giá. Tỷ giá đóng vai trò quan trọng trong tạo dựng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, sức thu hút đầu tư của nền kinh tế và sức khoẻ nền tài chính.
Lãi suất là giá của tiền. Vì tiền cũng là hàng hoá nên tỷ giá cũng tuân thủ quy luật thị trường. Lãi suất và tỷ giá là hai mặt một bàn tay.
Tôi muốn nhấn mạnh, nói về tỷ giá mà không ngó ngàng đến lãi suất là chả hiểu tí gì về tiền tệ.
Thứ ba, lạm phát, về cơ bản, là hiện tượng tiền tệ: Xuất hiện khi tốc độ tăng tiền nhanh hơn hàng hoá (cầu kéo) dù có yếu tố cung đẩy. Siêu lạm phát là khi tốc độ tăng tiền quá nhanh làm tiền quá nhiều so với hàng. Nên quản lý lạm phát cũng cần phải bằng các công cụ tiền tệ. Nếu đúng liều, đúng lượng, đúng thời điểm… thì hiệu quả. Nên quản lý lạm phát không khó bằng quản lý tăng trưởng kinh tế bền vững.
Bàn lạm phát mà bỏ qua yếu tố tiền tệ là tào lao.
Người càng nghèo bị tác động của lạm phát càng mạnh: Họ không có cơ hội điều chỉnh danh mục tài sản khi thu nhập và tài sản tích lũy chỉ vừa đáp ứng đủ nhu cầu ăn ở tối thiểu hành ngày. Lạm phát làm họ đã nghèo lại nghèo thêm.
Người giàu có đệm dày chống sốc là danh mục tài sản đầu tư đa dạng, sẵn sàng tái cơ cấu và dồi dào thanh khoản nên nếu quản lý chủ động, phân bổ phù hợp với quy luật thì dù lạm phát vẫn sẽ giàu thêm.
Lạm phát làm bất bình đẳng xã hội tăng thêm là vì thế.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.09.2022
Đồng tiền Việt Nam suy yếu kỷ lục, Ngân hàng Nhà nước 'tiến thoái lưỡng nan'
Nguyên nhân thứ hai vì sao tỷ giá VND xuống thấp, theo nhìn nhận của tôi là một phần do Việt Nam không hiểu vì sao lạm phát thấp nên nhu cầu thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất không cao.

Tăng lãi suất là biện pháp không thể tránh khỏi

Sputnik: Dưới cách nhìn của một chuyên gia tài chính – ngân hàng, theo ông, Việt Nam cần có những biện pháp gì để giải quyết và phản ứng trước vấn đề này trong bối cảnh hiện nay?
Ông Lý Hải Linh, chuyên gia tài chính và ngân hàng:
Mọi giải pháp tiền tệ phải nhất quán, có tầm nhìn và đánh giá khoa học.
Bây giờ là lúc tính toán căn cứ số liệu khoa học để quyết định: Cần can thiệp bán bao nhiêu? Tăng lãi suất bao nhiêu? Dùng các biện pháp tài khoá và kể cả hành chính vừa đủ nào để giảm cầu ngoại tệ? Cần thắt chặt tiền tệ thì công khai để doanh nghiệp biết còn chuẩn bị. Lãi suất cao không gây lạm phát bằng tỷ giá. Nhưng nhân cơ hội này phá giá VND vừa đủ hỗ trợ xuất khẩu để không mang tiếng “thao túng tiền tệ”. Thế giới lạm phát gần 10%… mình vẫn cần thành tích lạm phát thấp để làm gì. Lạm phát 6-8% chả sao hết. Muốn giữ tỷ giá, nhưng lãi suất thấp thì phải mang ngoại tệ ra mà bán. Và xem bán được bao lâu nữa vì dự trữ ngoại tệ có hạn thôi.
Lạm phát toàn cầu, kinh tế thì mở… cách ly lạm phát chả khác thời Zero-Covid… cách ly nữa không nổi đâu.
Theo tôi, tăng lãi suất là biện pháp không thể tránh khỏi.
Sputnik: Chân thành cảm ơn chuyên gia Lý Hải Linh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала