Bài học gì trong nghệ thuật quân sự từ cuộc kháng chiến Nam Bộ?

© Ảnh : Public domain Các thành viên tổ chức chính tri-quân sự Việt Minh thời Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam.
Các thành viên tổ chức chính tri-quân sự Việt Minh thời Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.09.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) – 77 năm qua đi, nhưng Ngày Nam Bộ kháng chiến mãi là mốc son lịch sử vẻ vang của dân tộc với ý nghĩa to lớn. Với thành quả đạt được, ngày 23/9/1945 đã trở thành ngày lịch sử trọng đại của đất nước và còn nguyên giá trị thời sự trong điều kiện mới.

Nam Bộ kháng chiến – ý chí bảo vệ độc lập, tự do

Đã 77 năm trôi qua, ngày 23/9/1945 với sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Xứ ủy Nam Bộ, Ủy ban Nhân dân và Ủy ban kháng chiến Nam Bộ đã kịp thời phát động quân và dân Nam Bộ mở đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Sự kiện trên, Nam Bộ trở thành tiền tuyến của cả nước, thể hiện khí phách anh hùng, ý chí quyết tâm trên tinh thần tất cả vì nền độc lập, thống nhất Tổ quốc.
Chia sẻ ý nghĩa của kháng chiến Nam Bộ, Đại tá PGS.TS. Hồ Sơn Đài – nguyên Trưởng phòng Khoa học Quân sự Quân khu 7 nói với Sputnik:
“Ý nghĩa đầu tiên việc nhân dân Sài Gòn và nhân dân Nam Bộ vùng lên phát động cuộc kháng chiến ngay khi thực dân Pháp vừa nổ súng gây hấn Sài Gòn vào đêm 23-9-1945 thể hiện nỗi căm giận và khát vọng được hưởng quyền tự do độc lập, quyết tâm bảo vệ nền độc lập dân tộc bằng mọi giá khi vừa giành được trong Cách mạng tháng 8”.
Bên cạnh đó, sự kiện này phản ánh quyết tâm kháng chiến của nhân dân Nam Bộ. Trong khi Hội nghị Cây Mai đang diễn ra, bên ngoài nhân dân Nam Bộ đã chiến đấu chống thực Pháp, tiếng “Đánh ngay - Đánh nhanh - Không chần chừ” dội vào trong phòng họp. Điều này cho thấy ý chí quyết tâm đánh thực dân xâm lược của nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn lúc bấy giờ. Đặc biệt, kết quả của Hội nghị Cây Mai đặt tiền đề cho Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lệnh phát lệnh cuộc kháng chiến ở Nam Bộ, kích hoạt tinh thần chiến đấu ở các địa phương xung quanh Sài Gòn và Nam Bộ cũng như trên cả nước.
Những người lính vượt sông trong Chiến tranh Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.04.2019
Nét độc đáo nhất của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử
Khi tiếng súng Nam Bộ nổ ra vào ngày 23/9/1945 tại Sài Gòn, nhân dân các tỉnh xung quanh Sài Gòn đã họp bàn ủng hộ cuộc kháng chiến, đồng thời cử các đơn vị vũ trang về tham gia chiến đấu ở các mặt trận, gửi lương thực thực phẩm tiền bạc để ủng hộ các lực lượng vũ trang và nhân dân Sài Gòn. Hà Nội cũng tổ chức Tuần lễ vàng với đoàn quân Nam tiến bằng tàu hỏa, ô tô đi vào để hợp sức cùng lực lượng vũ trang và nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn.
“Nam Bộ kháng chiến góp phần làm phá sản kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp, kìm chân quân địch tại Sài Gòn và Nam Bộ, tạo điều kiện cho nhân dân các địa phương khác trên phạm vi cả nước có thời gian để chuẩn bị tiềm lực mọi mặt về chính trị, tinh thần, kinh tế và quân sự cho cuộc kháng chiến, khi cuộc kháng chiến chống Pháp lan ra toàn quốc vào ngày 19/12/1946”, Đại tá PGS.TS. Hồ Sơn Đài nêu rõ.
Sau cùng, kháng chiến Nam Bộ chỉ ra cho Việt Nam bài học đầu tiên về xác định đường hướng kháng chiến, về việc tập hợp lực lượng nhân dân, về việc xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, tích lũy kinh nghiệm ban đầu về nghệ thuật chỉ huy và kỹ thuật thực hành tác chiến của các đơn vị vũ trang giải phóng trong giai đoạn đầu chống thực dân Pháp.

Bài học thực tiễn từ kháng chiến Nam Bộ

Vừa đúng 3 tuần lễ sau ngày Chủ tịch Hồ chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 23/9/1945, thực dân Pháp được quân đội Anh giúp sức đã nổ súng đánh chiếm trụ sở Uỷ Ban nhân dân Nam Bộ tại Sài Gòn. Phản ứng trước hành động ngang ngược của kẻ thù, Xứ uỷ Nam Bộ họp Hội nghị mở rộng khẩn cấp tại phố Cây Mai, Chợ Lớn. Đồng chí Hoàng Quốc Việt, Uỷ viên Thường vụ Ban chấp hành Trung ương Đảng tham dự Hội nghị.
Phân tích với Sputnik, Đại tá PGS.TS. Hồ Sơn Đài – nguyên Trưởng phòng Khoa học Quân sự Quân khu 7 chỉ rõ, khi Việt Nam vừa giành được nền độc lập dân tộc, chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã hiểu được bản chất và âm mưu quay trở lại thống trị Việt Nam một lần nữa của thực dân Pháp.
Giới thiệu tác phẩm Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu tại Ukraina - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.07.2022
Ukraina muốn nghiên cứu nghệ thuật quân sự độc đáo của Việt Nam?
Bởi vậy, ngay Tuyên ngôn độc lập Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn tuyên ngôn của nước Pháp và khẳng định vị trí toàn dân Việt Nam quyết tâm bảo vệ nền độc lập dân tộc. Hay nói cách khác, Trung ương Đảng đã tiên lượng được thực dân Pháp sẽ quay trở lại xâm lược Việt Nam. Bởi vậy, nhân dân Sài Gòn Nam bộ đã ở tâm thế sẫn sàng bước vào cuộc kháng chiến mà không hề bất ngờ hay lúng túng. Theo đó, Đại tá Hồ Sơn Đài nhấn mạnh, rằng:
“Phải nắm vững, hiểu được bản chất và âm mưu của kẻ thù dân tộc để chúng ta luôn chủ động phòng ngừa khi đất nước bị kẻ thù xâm lược trên tất cả lĩnh vực, chính trị - kinh tế - văn hóa – quân sự. Để tiến hành kháng chiến thắng lợi, phải biết phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, không phân biệt tôn giáo, tuổi tác, thành phần dân tộc”.
Khi thực dân Pháp nổ súng, trong khi Trung ương Đảng chưa kịp chỉ đạo, thì Hội nghị Nhân dân Nam Bộ đã quyết nghị phát động cuộc kháng chiến. Sau Cách mạng Tháng Tám, một lần nữa, bản lĩnh, ý chí của Trần Văn Giàu đã được thể hiện bằng “một quyết định mang tính lịch sử” - ngày Nam bộ kháng chiến 23/9/1945. Theo Đại tá Hồ Sơn Đài, sự kiện này cho chúng ta một bài học thực tiễn, rằng việc chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc, mỗi địa phương, mỗi đơn vị phải chủ động, không bị động chờ đợi cấp trên.
Bên cạnh đó, phải tiến hành cuộc kháng chiến một cách toàn diện không chỉ lĩnh vực chính trị - kinh tế - xã hội– quân sự, vừa kháng chiến vừa kiến quốc, vừa chiến đấu chống quân xâm lược vừa xây dựng tiềm lực mọi mặt, tích lũy kinh nghiệm mọi mặt để không ngừng nâng cao trình độ, quản lý lực lượng sỹ quan.

“Vừa chiến đấu vừa rút ra bài học kinh nghiệm về quản lý và thực hành chiến đấu, nguyên tắc xây dựng và bài học nghệ thuật quân sự,... Sau hơn 7 thập kỷ, những bài học đó cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị thời sử nóng hổi. Những bài học thực tiễn này có thể nghiên cứu vận dụng trong điều kiện mới, nhằm không ngừng xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân toàn diện, sẵn sàng đối phó với mọi tình huống xảy ra, tất cả vì mục đích bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh hải lãnh thổ trong điều kiện mới”, nguyên Trưởng phòng Khoa học Quân sự Quân khu 7 Hồ Sơn Đài khẳng định.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала