Cái giá mà Việt Nam có thể trả cho sự tăng trưởng bùng nổ sẽ đắt đến mức nào?

© Sputnik / Taras IvanovQuốc huy Việt Nam
Quốc huy Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.09.2022
Đăng ký
Vào tuần này trên các phương tiện truyền thông Nga và nước ngoài không có nhiều thông tin về Việt Nam, nhưng có một số bài phân tích sâu sắc và thú vị.
Nền kinh tế và các vấn đề về môi trường, khoa học và thể thao - các chủ đề này sẽ được đề cập đến trong chuyên mục hàng tuần "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".

Việt Nam - nền tảng lắp ráp toàn cầu

Hiện nay, thế giới đang diễn ra quá trình phi toàn cầu hóa - thương mại hàng hóa toàn cầu suy giảm, gián đoạn chuỗi sản xuất toàn cầu, v.v. Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất từ ​​quá trình này, theo tờ Verdict. Các đại gia công nghệ đang “tháo chạy” khỏi Trung Quốc, nước đang phát triển lĩnh vực công nghệ cao của riêng mình, nơi chi phí đất đai và nhân công đang tăng cao, và chuyển đến Việt Nam, quốc gia đang định vị mình là nơi lý tưởng để lắp ráp các sản phẩm công nghệ cao. Và Nikkei Asia dành một bài viết dài để nói về những vấn đề mà vị thế “nền tảng lắp ráp” toàn cầu mang lại cho quốc gia này. Nếu Việt Nam không chuyển sang sản xuất các sản phẩm tinh vi với phần lớn các nhà cung cấp là người Việt Nam, thì nước này có nguy cơ rơi vào "vòng luẩn quẩn của sự suy giảm công nghệ, ô nhiễm môi trường, năng suất lao động thấp, tiêu thụ nhiều năng lượng và hiệu quả thấp". Theo Ngân hàng Thế giới, nền kinh tế Việt Nam đã tăng hơn gấp đôi quy mô từ năm 2010 đến năm 2020. Nhưng Việt Nam có rất ít cơ hội để tận dụng lợi thế của sự tăng trưởng bùng nổ. Hai vấn đề lớn đang cản trở Việt Nam cung cấp sản phẩm phức tạp: dịch vụ hậu cần chưa phát triển và thiếu nhân lực có trình độ. Ví dụ, các nhà quản lý, chuyên gia và kỹ thuật viên chiếm 10,7% lực lượng lao động của Việt Nam, thấp nhất trong sáu nền kinh tế lớn của Đông Nam Á, theo Tổ chức Lao động Quốc tế. Và việc đào tạo một số lượng lớn các chuyên gia như vậy sẽ làm tăng chi phí lao động, điều này có thể buộc các ông chủ phải chuyển sang các nước khác rẻ hơn. Vietnam Briefing viết về lợi ích của một loại hình liên lạc mới giữa Việt Nam và Nga, kết nối các tuyến đường biển và đường sắt. Thời gian giao hàng ước tính cho một chuyến tàu container từ Việt Nam đến Vladivostok là 9-12 ngày, so với 2-3 tháng trước đó, và vận chuyển bằng đường sắt chỉ mất vài ngày. Điều này sẽ thúc đẩy hợp tác thương mại giữa Liên bang Nga và Việt Nam.

Phong cảnh Mặt Trăng ở Việt Nam

Một bài báo đầy cảm xúc trên tạp chí Counterpunch đề cập đến mặt khác trong “sự bùng nổ” của nền kinh tế Việt Nam: cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường. Điều này liên quan đến nạn chặt phá rừng, đánh bắt cá quá mức ở Biển Đông và gây ô nhiễm môi trường trên diện rộng. Tác giả vẽ nên một bức tranh ảm đạm về những gì đất nước có thể trở thành nếu chính phủ không thực thi nghiêm túc luật môi trường. Đại đa số những người có rất ít hoặc không có tiền bạc sẽ chịu thiệt thòi trong khi những người đồng hương giàu có sẽ bỏ trốn. Những người bị bỏ lại sẽ phải sống với không khí không thể thở, nước không thể uống, cá và các loại hải sản khác sẽ trở thành ký ức ẩm thực xa xưa, và đất nước này sẽ trở thành sa mạc.
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.09.2022
Tiền Đồng VN suy yếu: Đừng tin lời FED, NHNN đã có ‘vũ khí’ chống lại cuộc chiến tiền tệ

Tôn giáo giúp như thế nào cho khoa học

Atlas Obscura đăng tải một bài thú vị về những ngôi đền thờ cá voi và các loài động vật biển có vú khác dọc theo bờ biển Việt Nam có tuổi đời hàng thế kỷ. Những “đền thờ cá voi” này là một phần lịch sử văn hóa của đất nước và cũng là nguồn thông tin tuyệt vời cho những nghiên cứu khoa học. Tại những ngôi đền này người dân địa phương thờ những bộ xương cá voi với nhiều kích thước và hình dạng khác nhau cùng niềm hy vọng rằng, lời cầu nguyện sẽ được đưa đến Cá Ông, thần cá voi, để được phù hộ những hải trình an toàn và đánh bắt bội thu. Đối với các nhà nghiên cứu về động vật có vú dưới biển đang phải đối mặt với nguồn tài nguyên vô cùng hạn chế và thiếu kinh phí, những “đền thờ cá voi” là nguồn thông tin vô giá, là nơi lưu giữ những bằng chứng về sự đa dạng của các loài động vật biển ở Việt Nam và lịch sử tự nhiên.

Việt Nam ngừng chấp nhận thẻ MIR

Thông tin về việc Việt Nam ngừng hợp tác với hệ thống thanh toán Mir của Nga đã gây xôn xao trên báo chí Nga, nhiều ấn phẩm đã viết về việc này. Tuần này, Bộ Tài chính Mỹ đã chính thức thông báo rằng, họ sẽ áp đặt các hạn chế đối với các ngân hàng tiếp tục cung cấp dịch vụ của Mir. Sau đó, các ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ đình chỉ sử dụng hệ thống thanh toán Mir của Nga, Kazakhstan và Việt Nam cũng làm như vậy. Tờ Turprom lưu ý, quyết định này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến khách du lịch Nga, vì trước đây du khách Nga đến Việt Nam chủ yếu thanh toán bằng tiền mặt.
Тhẻ “Mir” - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.09.2022
Hoa Kỳ sẽ có hành động chống lại các ngân hàng được kết nối với hệ thống Mir
Khép lại mục điểm báo là thông tin về bóng đá. Tờ Straits Times của Singapore đưa tin, đội tuyển Singapore đã thất bại toàn diện khi thi đấu giao hữu với đội tuyển Việt Nam trên sân Thống Nhất tối 21/9. Ở trận này, cả HLV Park Hang-seo và HLV Takayuki Nishigaya đều muốn thực hiện những sự thử nghiệm để tìm thêm nhân sự nhằm chuẩn bị cho AFF Cup 2022. Tuy đây chỉ là trận giao hữu nhưng nó cũng cho thấy khoảng cách rất lớn giữa Singapore với đội tuyển mạnh nhất Đông Nam Á hiện nay là Việt Nam, tờ báo lưu ý.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала