EVN báo lỗ, Bộ Công Thương ‘bật đèn xanh’ cho tăng giá điện?

© Ảnh : EVNNhân viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tại địa điểm dịch vụ
Nhân viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tại địa điểm dịch vụ - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.09.2022
Đăng ký
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã báo lỗ hơn 16.500 tỷ đồng 6 tháng đầu năm nay do giá nhiên liệu đầu vào như than, dầu, khí leo thang quá cao và đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, cho EVN được điều chỉnh giá bán lẻ điện kịp thời.
Về phần mình, Bộ Công Thương đề xuất EVN được điều chỉnh tăng giá điện khi các chi phí đầu vào biến động làm giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 1% so với hiện hành.

EVN được tăng giá điện khi chi phí đầu vào tăng cao?

Mới đây, Bộ Công Thương cho biết đang lấy ý kiến dự thảo về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân. Dự thảo được xây dựng nhằm thay thế Quyết định số 24/2017 của Thủ tướng quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.
Theo đó, Bộ Công Thương đề xuất EVN sẽ được tăng giá điện khi các chi phí đầu vào biến động, làm giá bán lẻ bình quân tăng từ 1% trở lên (thay vì 3%) như quy định hiện hành.
Tại Việt Nam, giá bán lẻ điện bình quân, theo quy định hiện là 1.864,44 đồng một kWh, áp dụng từ năm 2019 đến nay. Mức này được Chính phủ quy định cứng (theo từng thời kỳ, năm) và là căn cứ để tính toán giá bán lẻ điện sinh hoạt cho người dân, doanh nghiệp. Hiện EVN chỉ được tăng giá điện nếu giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 3%, mức giá này điều chỉnh khi các thông số đầu vào của các khâu (phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều hành - quản lý) tăng.
Cần Thơ chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn III - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.09.2022
EVN nói không, Cục Điều tiết điện lực bảo 'phải có trách nhiệm'
Mặc dù vậy, tại dự thảo đang lấy ý kiến, Bộ Công Thương đề xuất chỉ cần giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 1%, EVN có thể tăng giá điện sinh hoạt.
“Trường hợp giá bán lẻ điện bình quân tăng 1% đến dưới 5% và trong khung giá, EVN sẽ được quyết định tăng giá điện”, - Bộ Công Thương cho biết.
Đồng thời, EVN cũng sẽ lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương, Tài chính và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp để kiểm tra, giám sát. Trường hợp giá bán lẻ điện bình quân tính toán tăng 10% trở lên so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành hoặc ngoài khung giá hoặc ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô, EVN lập hồ sơ phương án giá bán lẻ điện bình quân trình Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Thêm vào đó, trường hợp giá bán lẻ điện bình quân tăng 10% trở lên, thẩm quyền quyết định tăng giá thuộc Thủ tướng. Quyết định sẽ được Thủ tướng đưa ra trên cơ sở báo cáo, rà soát từ các cơ quan quản lý và ý kiến của Ban chỉ đạo điều hành giá. Thời gian điều chỉnh từ ngày 1/10 của năm biến động giá.
Cũng căn cứ ý kiến bằng văn bản của Bộ Công Thương, EVN sẽ quyết định điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân và tăng giá bán lẻ điện cho từng nhóm khách hàng sử dụng điện theo quy định hiện hành về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện kể từ 1/10 của năm đó.
Nhà máy điện mặt trời  - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.09.2022
Vì sao EVN nói không với việc đàm phán giá điện tái tạo?
Ngược lại, khi các thông số đầu vào biến động làm giá bán lẻ điện bình quân giảm so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành, EVN phải có trách nhiệm giảm giá bán lẻ điện bình quân ở mức tương ứng nhưng không thấp hơn mức giá tối thiểu của khung giá và điều chỉnh giảm giá bán lẻ điện cho từng nhóm khách hàng sử dụng điện theo quy định hiện hành về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện.
Bên cạnh đó, sau khi điều chỉnh giảm hoặc tăng, EVN có trách nhiệm lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp để kiểm tra, giám sát. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp kiểm tra, rà soát và có ý kiến đối với phương án giá bán lẻ điện bình quân do EVN trình.

EVN đề xuất tăng giá điện

Như đã nêu, hiện giá bán lẻ điện bình quân ở Việt Nam là 1.864,44 đồng một kWh (chưa gồm thuế VAT).
Mức giá này đã được duy trì từ năm 2019 đến nay. Đồng thời, theo Quyết định 24/2017 của Thủ tướng, giá bán điện bình quân được xem xét, điều chỉnh theo biến động khách quan thông số đầu vào của tất cả các khâu (phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều hành - quản lý ngành và dịch vụ phụ trợ hệ thống điện) so với thông số được sử dụng để xác định giá bán điện bình quân hiện hành.
Khi các thông số đầu vào biến động làm giá bán điện bình quân tăng 3% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành thì giá điện được phép điều chỉnh tăng.
Thay thế đồng hồ đo điện - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.09.2022
Tại sao Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN báo lỗ?
Tính toán của EVN hồi tháng 6 năm nay cho thấy, giá bán lẻ điện bình quân năm 2022 lên mức 1.915,59 đồng/kWh. Mức này cao hơn 2,74% so với giá bán lẻ điện bình quân đang áp dụng từ năm 2019, là 1.864,44 đồng/kWh (chưa bao gồm khoản chênh lệch tỷ giá).
Tại hội thảo về Phát triển năng lượng ngày 23/9, EVN cũng đã đề xuất, cấp có thẩm quyền của Việt Nam xem xét, điều chỉnh giá bán lẻ điện kịp thời theo Quyết định 24/2017.
Cụ thể, theo Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam Ngô Sơn Hải, thời gian qua, EVN đã nỗ lực đảm bảo cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội và sinh hoạt của nhân dân.
EVN cũng đảm bảo cân bằng tài chính, sản xuất kinh doanh có lợi nhuận, vượt qua khó khăn trong điều kiện chi phí đầu vào tăng cao, thu xếp vốn đáp ứng đầy đủ nhu cầu đầu tư xây dựng; thực hiện đầu tư các công trình nguồn điện và lưới điện theo kế hoạch.
“Tuy vậy, để đảm bảo cung cấp điện, Tập đoàn đang vướng phải nhiều khó khăn”, - ông Hải thừa nhận.
Theo đại diện lãnh đạo EVN, năm 2022 EVN đang “gặp khó khăn rất lớn” vì mức tăng đột biến giá nhiên liệu thế giới kể từ đầu năm.
“Mặc dù EVN đã và đang nỗ lực tiết kiệm chi phí, huy động tối ưu các nguồn điện…, nhưng khó có thể thể bù đắp được chi phí mua điện tăng cao so với kế hoạch đầu năm”, - ông Hải cho biết.
Về cân đối cung cầu điện giai đoạn 2023-2025, có xét đến năm 2030, căn cứ định hướng dự thảo Quy hoạch điện VIII đang được Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, EVN đã thực hiện tính toán trên cơ sở dự báo nhu cầu điện tiếp tục tăng cao.
Theo Phó Tổng Giám đốc EVN, giai đoạn 2021-2025 tăng bình quân 8,9%/năm, giai đoạn 2026-2030 tăng 7,8%/năm. Tương ứng, năm 2025 điện thương phẩm đạt 307,5 tỷ kWh, điện sản xuất và mua toàn hệ thống đạt 334,7 tỷ kWh. Năm 2030 điện thương phẩm đạt 448 tỷ kWh, điện sản xuất và mua toàn hệ thống đạt 485,9 tỷ kWh.
Ngoài ra, kết quả tính toán của EVN cho thấy, giai đoạn 2023 - 2030, hệ thống điện khu vực miền Bắc có thể gặp nhiều thách thức vào một số giờ cao điểm khi thời tiết nắng nóng cực đoan, cần các giải pháp cấp bách để bổ sung nguồn cung trong các năm tới.
Nhà máy điện than Vĩnh Tân, tỉnh Bình Thuận, miền Nam Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.05.2022
Lộ vụ “ăn tham” ở nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4, xuất hiện bằng chứng quan trọng từ EVN
Về vận hành hệ thống điện, EVN cho biết còn nhiều thách thức do việc phát triển không đồng đều giữa nguồn điện năng lượng tái tạo và lưới điện truyền tải, việc thu xếp đủ vốn đáp ứng nhu cầu đầu tư trong bối cảnh nhu cầu đầu tư vào ngành điện cần trung bình 13 tỷ USD/năm cho giai đoạn 2021-2030, đầu tư xây dựng các dự án điện nói chung trong thời gian qua gặp khó khăn về thủ tục đầu tư và đặc biệt là bồi thường, đền bù, giải phóng mặt bằng, chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng.
Báo cáo của EVN cũng cho thấy, giai đoạn 2021-2025, sản lượng điện sản xuất từ các nhà máy điện của EVN và 3 tổng công ty phát điện trực thuộc sẽ giảm dần, chỉ còn chiếm 40-45% so với tổng sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống.
Để đảm bảo cung ứng điện toàn quốc, ngoài nỗ lực của EVN còn phụ thuộc nhiều vào hoạt động sản xuất điện của các nhà máy điện ngoài EVN.
“Do đó, EVN kiến nghị Bộ Công Thương chỉ đạo các dự án nguồn điện ngoài EVN đảm bảo đúng tiến độ và các nhà máy ngoài EVN vận hành ổn định, tin cậy”, - ông Ngô Sơn Hải cho hay.
Cùng với đó, EVN đề xuất có cơ chế để tư nhân đầu tư các hệ thống pin tích trữ năng lượng với quy mô công suất phù hợp (khoảng 20-25% công suất) tại các nhà máy điện gió, mặt trời để duy trì vận hành công suất ổn định cho các nhà máy này, hạn chế quá tải cục bộ lưới điện.
Đánh giá về nguồn nhiên liệu cho sản xuất điện, EVN kiến nghị Chính phủ chỉ đạo và tạo điều kiện để các đơn vị khai thác than trong nước phát triển thêm các mỏ than mới, để tăng thêm khối lượng than sản xuất trong nước cung cấp cho phát điện, đồng thời duy trì và giữ ổn định giá than bán cho sản xuất điện.
Thi công tại Trạm biến áp 500kV Vân Phong - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.04.2022
“Thời điểm căng thẳng nhất”, EVN lo thiếu điện, Việt Nam ‘khát’ than
Đối với các nguồn năng lượng tái tạo, EVN cho rằng, cần tiếp tục có cơ chế phát triển với tỷ lệ, quy mô công suất phù hợp với tiềm năng tự nhiên, khả năng đáp ứng của hạ tầng lưới điện theo từng khu vực và giá thành điện năng hợp lý.
Theo ông Ngô Sơn Hải, để đảm bảo cân đối tài chính, EVN đề nghị cho phép điều chỉnh giá bán lẻ điện một cách kịp thời theo đúng quy định của Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Điều này, theo EVN là trên cơ sở các thông số đầu vào cơ bản trong khâu phát điện tác động trực tiếp đến chi phí mua điện mà đơn vị điện lực không có khả năng kiểm soát, bao gồm giá nhiên liệu, tỷ giá ngoại tệ, cơ cấu sản lượng điện phát và chi phí mua điện trên thị trường điện.

Việt Nam cần tăng nhập khẩu điện

Bên cạnh đó, theo EVN, Việt Nam cũng cần tăng cường nhập khẩu điện từ các nước láng giềng (chẳng hạn như Lào – PV) để đa dạng hóa nguồn năng lượng nhập khẩu.
Về thu xếp vốn, EVN kiến nghị Chính phủ có cơ chế về thu xếp vốn và bảo lãnh vốn vay cho EVN và các tập đoàn kinh tế nhà nước để đầu tư các dự án nguồn, lưới điện trọng điểm theo Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia. EVN cũng kiến nghị Chính phủ cho phép EVN được trực tiếp vay vốn nước ngoài theo phương thức tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ cho bên vay nước ngoài theo đúng các điều kiện đã cam kết trong các thỏa thuận vay, không giới hạn giá trị khoản vay ở mức dự án nhóm B.
Nhiệt điện Thái Bình 2 - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.04.2022
Lợi nhuận bằng 0, tại sao EVN vẫn chưa tăng giá điện trong năm nay?
EVN cũng kiến nghị Chính phủ giao các tập đoàn kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo về năng lượng.
Trong đó, EVN muốn được giao đầu tư các dự án nguồn điện trọng điểm quốc gia, nguồn điện đa mục tiêu, lưới điện truyền tải đường trục, xương sống, cấp điện cho phụ tải, an sinh xã hội để EVN có đủ thời gian chuẩn bị và thực hiện, tăng tỷ lệ nguồn điện của EVN để đảm bảo vai trò, nhiệm vụ được giao.
Theo báo cáo tài chính 6 tháng của EVN, tập đoàn Điện lực Việt Nam đã ghi nhận khoản lỗ trên 16.500 tỷ đồng do chi phí sản xuất điện tăng cao. Việc này tạo ra áp lực tăng giá điện rất lớn. Theo EVN, giá nhiên liệu cho sản xuất điện như than, dầu, khí... là nguyên nhân khiến chi phí sản xuất của EVN tăng cao, gây khó khăn về tài chính cho tập đoàn.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала