- Sputnik Việt Nam, 1920
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Sau khi Kiev tăng cường tấn công DNR và LNR, theo yêu cầu của các nước cộng hòa này, Nga đã công nhận nền độc lập của họ. Lực lượng an ninh Ukraina tiếp tục tấn công Donbass. Ngày 24/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo rằng ông đã quyết định về một chiến dịch quân sự đặc biệt.

"Bãi thử lý tưởng". Quân đội Ukraina đề nghị những gì cho phương Tây?

© Sputnik / Mikhail Markiv / Chuyển đến kho ảnhquân đội Ukraina
quân đội Ukraina  - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.09.2022
Đăng ký
Ukraina đã trở thành bãi thử các hệ thống vũ khí, công nghệ quân sự và chiến thuật của phương Tây. Các quan chức của chế độ Kiev tuyên bố công khai về điều này mà không hề cảm thấy xấu hổ.
Ví dụ, khi phát biểu tại một hội nghị của Hiệp hội Công nghiệp Quốc phòng Mỹ diễn ra ở Texas, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraina Vladimir Gavrilov đã kêu gọi Nhà Trắng tiếp tục cung cấp công nghệ và thiết bị mới nhất để kiểm chứng qua cuộc xung đột ở Ukraina. Người Anh cũng làm như vậy. Về các loại vũ khí mà phương Tây đang thử nghiệm ở nước cộng hòa Liên Xô cũ - trong tài liệu của Sputnik.

Thử nghiệm trên chiến trường

Kể từ khi Mỹ xâm lược Iraq vào năm 2003, không có quốc gia NATO nào tham gia vào các chiến dịch quân sự quy mô lớn. Các hoạt động quân sự chỉ được triển khai trong các cuộc chiến chống lại kẻ thủ rõ ràng là yếu hơn, không có quân đội hiện đại và các đội hình lớn. Trong các chiến dịch như vậy phương Tây đã không sử dụng các loại vũ khí công nghệ cao: vì chỉ đơn giản là không có mục tiêu xứng đáng. Tuy nhiên, Ukraina là một vấn đề hoàn toàn khác.

"Nếu các vị có bất kỳ ý tưởng hoặc dự án mới nào cần được thử nghiệm trước khi đưa vào sản xuất hàng loạt, các vị có thể gửi cho chúng tôi và chúng tôi sẽ giải thích những gì cần phải làm, - Thứ trưởng Quốc phòng Ukraina Vladimir Gavrilov nói với các đại diện của ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ. - Vũ khí được kiểm chứng qua cuộc xung đột ở Ukraina sẽ rất dễ bán. Một số công ty đã tài trợ các thiết bị mới nhất cho Kiev, và họ sẽ trở về với sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường vì nó đã được thử nghiệm trong vùng chiến sự".

Đây không phải là lần đầu tiên Ukraina chính thức yêu cầu phương Tây biến đất nước của họ thành bãi thử nghiệm. Hồi tháng 7, Bộ trưởng Quốc phòng Alexei Reznikov đã mời các nhà sản xuất vũ khí phương Tây thử nghiệm sản phẩm mới của họ trên chiến trường chống lại Nga. Trước đó, Trợ lý Tổng thư ký NATO David van Weel cho biết liên minh này đang sử dụng cuộc xung đột ở Ukraina để xác định cơ hội đưa công nghệ cao vào lĩnh vực quốc phòng.
Cả Gavrilov và Reznikov đều không tiết lộ ở đây nói về những vũ khí nào. Tuy nhiên, thỏa thuận “không có gì bí mật” là một số loại vũ khí lần đầu tiên được sử dụng ở Ukraina. Phương Tây vẫn e ngại chuyển giao cho Kiev các hệ thống và công nghệ phức tạp và đắt tiền nhất, vì sợ rằng chúng sẽ rơi vào tay người Nga. Tuy nhiên, khối lượng vũ khí mới mà họ đã gửi cho Ukraina là quá đủ.
Xe tăng T-55 - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.09.2022
Mỹ tìm thấy vấn đề chính của Lực lượng vũ trang Ukraina với xe tăng do phương Tây chuyển giao

Cuộc đấu UAV trên chiến trường Ukraina

Ông Gavrilov nói rằng, quân đội Ukraina đã thử nghiệm các công nghệ mới nhất của phương Tây để chống lại các phương tiện bay không người lái. Điều này cũng được khẳng định ở bên kia chiến tuyến. Theo quân đội Donetsk, trong mấy tháng gần đây, các nhà khai thác máy bay không người lái của nước cộng hòa DNR đã phải đối mặt với sự đối phó mạnh mẽ, điều này gây trở ngại nghiêm trọng cho hoạt động trinh sát trên không.

Một sĩ quan quân đội DNR với biệt danh Klim cho biết: "Với sự giúp đỡ của những người bảo trợ phương Tây, Lực lượng vũ trang Ukraina đã tạo ra lực lượng tác chiến điện tử khá hiệu quả. Họ đã học cách kiểm soát, phát lệnh giả cho UAV của chúng tôi đang bay trên không, điều khiển chúng bay tới các vị trí của họ. Tất nhiên, điều này không gây tử vong, nhưng, mỗi chiếc UAV là thiết bị đắt tiền. Ở một số nơi tiền tuyến, máy bay không người lái chỉ hoạt động trên các vị trí của chúng tôi, mà không đi sâu vào lãnh thổ của đối phương. Chiếc UAV bay lên, nhìn xa như mức độ zoom của máy ảnh cho phép, sau đó đi xuống. Và nếu UAV bay về phía trước thì ngay lập tức bị đối phương gây nhiễu".

Trong các nguồn mở không có danh sách chính xác các hệ thống tác chiến điện tử của phương Tây phục vụ cho Lực lượng vũ trang Ukraina. Tuy nhiên, như được biết, chỉ riêng trong năm 2021, Ukraina đã mua vài chục khẩu súng chống máy bay không người lái từ NATO, chủ yếu là của Litva. Vào tháng 8, trên mạng xã hội xuất hiện những bức ảnh chụp các quân nhân Ukraina với súng chống máy bay không người lái Drone Defender của Mỹ, khẩu súng này lần đầu tiên được giới thiệu với công chúng vào mùa thu năm 2015.
Thiết bị có tên gọi DroneDefender, một khẩu súng đặc biệt sử dụng các xung vô tuyến để làm gián đoạn tín hiệu xung quanh một chiếc drone. Nó khiến cho chiếc drone bị ngắt tín hiệu và tưởng rằng mình đã bay ra khỏi phạm vi phủ sóng điều khiển. Sau đó, có ba tình huống có thể xảy ra: UAV sẽ bay lơ lửng tại chỗ cho đến khi hết pin, hạ cánh trên mặt đất hoặc quay trở lại điểm xuất phát. DroneDefender sẵn sàng hoạt động trong vòng chưa đầy một giây, dùng loại pin sạc với thời lượng hoạt động liên tục là 5 giờ liền. Tầm xa hoạt động khoảng hai km.

Hệ thống tên lửa phòng không vác vai mới nhất

Trong nhiều thập kỷ, các hệ thống phòng không của trường phái thiết kế phương Tây không được sử dụng trong các hoạt động tác chiến tích cực chống lại lực lượng không quân hiện đại. Tuy nhiên, giờ đây họ có một đối thủ xứng tầm - Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga. Cho đến nay, các nước NATO vẫn chưa chuyển giao các hệ thống phòng không hiện đại nhất cho Ukraina. Hoa Kỳ chỉ có kế hoạch gửi một vài hệ thống nâng cấp NASAMS, và Đức có thể gửi các hệ thống tên lửa IRIS-T. Tuy nhiên, hồi mùa xuân, phương Tây đã cung cấp cho Lực lượng vũ trang Ukraina rất nhiều vũ khí phòng không di động.
Nếu Stinger MANPADS của Mỹ hay Starstreak của Anh đã được thiết kế vào thế kỷ 20, thì các hệ thống tên lửa Martlet của Anh là hoàn toàn mới. Chúng đã được đưa vào phục vụ vào năm 2021, do đó chưa được thử nghịêm ở các điểm nóng. Về mặt chính thức, London chưa xác nhận việc giao Martlet cho Ukraina, nhưng, người dùng mạng xã hội đã đăng những bức ảnh chụp các hệ thống này.
Về mặt khí động học, tên lửa đa năng hạng nhẹ do Anh sản xuất được gọi là Martlet giống với các hệ thống phòng không vác vai Javelin và Starburst. Tên lửa có trọng lượng nhẹ - 13 kg, chiều dài - 1,3 mét, đường kính vỏ - 76 mm. Khi bắn vào mục tiêu trên không, đầu đạn phân mảnh tích lũy nặng 3kg sử dụng cơ chế dẫn đường bám chùm tia laser. Tên lửa có khả năng chống lại các mục tiêu trong phạm vi đến tám km. Một tính năng đặc biệt của MANPADS Martlet là hệ thống dẫn đường hai kênh: tia laze và tia hồng ngoại ở giai đoạn cuối của quỹ đạo, giúp tăng đáng kể khả năng chống nhiễu.

Chống lại bộ binh và xe chiến đấu

Đây là lần đầu tiên Mỹ thử nghiệm các loại máy bay không người lái có thể bay lơ lửng Switchblade 300 và Switchblade 600 trong điều kiện chiến đấu quy mô lớn.
Tất nhiên, người Mỹ khá tích cực sử dụng các loại máy bay không người lái này ở Trung Đông và Afghanistan. Nhưng, chính ở Ukraina, phiên bản chống tăng của Switchblade lần đầu tiên được sử dụng để chống lại các loại xe bọc thép hạng nặng. Tuy nhiên, khi được khi thua. Đã có trường hợp chiếc xe tăng của Nga vẫn sống sót sau khi nhận mấy cú tấn công bằng tên lửa.
Ngoài ra, UAV Phoenix Ghost mới nhất được Quân đội Hoa Kỳ tiếp nhận vào đầu năm, đã ra mắt lần đầu tiên tại khu vực xung đột.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.09.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Biden: Phương Tây sẽ tiếp tục thể hiện tình đoàn kết với Ukraina

Gói vũ khí mới cho Ukraina

Rõ ràng, loại vũ khí đáng gờm nhất trong số các thiết bị quân sự mà phương Tây cung cấp cho Lực lượng vũ trang Ukraina là hệ thống tên lửa phóng loạt đa năng HIMARS. Được đưa vào biên chế vào năm 2010, các hệ thống này đã được quân đội Mỹ sử dụng trong phạm vi hạn chế ở Iraq, Syria và Afghanistan. Ở Ukraina, mọi thứ hoàn toàn khác. Lực lượng vũ trang Ukraina không tiếc tên lửa đắt tiền ngay cả đối với các khu dân cư và các đối tượng thuần túy hòa bình, có nghĩa là họ không thiếu đạn dược.
Đạn tầm xa nhất cho HIMARS do Kiev sử dụng là đạn rocket dẫn đường GMLRS với tầm bắn lên tới 90 km. Lực lượng vũ trang Ukraina sử dụng loại đạn này để giáng những đòn khá mạnh vào cơ sở hạ tầng hậu phương của quân đội đồng minh. Tuy nhiên, chế độ Kiev vẫn phàn nàn rằng, khối lượng này chưa đủ và yêu cầu Mỹ gửi loại tên lửa chiến thuật tầm xa ATACMS với tầm bắn lên đến 300 km.
Washington không vội chuyển loại tên lửa này cho Ukraina. Nhưng Lầu Năm Góc đã rút ra kết luận về sự hiệu quả của MLRS trong các cuộc xung đột hiện đại. Bộ Quốc phòng đã thông qua quyết định mua thêm khoảng 500 chiếc HIMARS đến năm 2030. Như vậy, số lượng hệ thống loại này trong Lực lượng vũ trang Mỹ sẽ lên tới một nghìn.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала