Đe dọa hạt nhân: Mỹ cảnh báo Nga về những hậu quả thảm khốc

© Ảnh : Public domainBom hạt nhân B61 của Mỹ
Bom hạt nhân B61 của Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.09.2022
Đăng ký
Thế giới đang bị đe dọa đẩy vào vòng xoáy bất ổn mới khi Washington cảnh báo “hậu quả thảm khốc” nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân.
Đầu tiên, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan và sau đó là Ngoại trưởng Antony Blinken đã đưa ra những cảnh báo nghiêm khắc:
"Điều rất quan trọng là Matxcơva phải nghe chúng tôi và biết <...> rằng hậu quả sẽ rất khủng khiếp. Và chúng tôi đã làm rõ điều này".

“Bất kỳ hành động sử dụng vũ khí hạt nhân nào cũng sẽ gây ra hậu quả thảm khốc cho quốc gia sử dụng nó, và cho nhiều quốc gia khác”.

"Chúng tôi đã rất rõ ràng với người Nga cả công khai cũng như theo kênh riêng về việc Nga sẽ phải lãnh hậu quả thảm khốc nếu sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraina”.
"Chúng tôi cũng đã công khai rõ ràng rằng Mỹ sẽ đáp trả mạnh mẽ nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân và chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraina trong nỗ lực bảo vệ đất nước và nền dân chủ của họ".
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.09.2022
Blinken thông báo Mỹ có kế hoạch hành động nếu xảy ra chiến tranh hạt nhân

Chuyện gì đã xảy ra?

Theo nhà phân tích Pyotr Akopov của Sputnik, những tuyên bố này có thể được coi là phản ứng trước lời cảnh báo trong bài phát biểu của Vladimir Putin ngày 21 tháng 9. Tổng thống Nga nói rằng, ông coi "những tuyên bố của một số đại diện cấp cao của các nước hàng đầu NATO về khả năng chấp nhận sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt chống lại Nga - vũ khí hạt nhân” - là hành động đe dọa hạt nhân:
"Với những người tự cho phép họ có các tuyên bố như vậy nhằm vào Nga, tôi muốn nhắc nhở họ rằng nước Nga cũng có nhiều loại phương tiện, vũ khí hủy diệt khác nhau, và một số loại vũ khí hiện đại hơn so với các nước NATO. Khi người dân và sự toàn vẹn lãnh thổ của Nga bị đe dọa, Mátxcơva chắc chắn sẽ sử dụng tất cả các phương tiện đó để bảo vệ người dân và lãnh thổ Nga. Đây không phải là lời nói suông! Những người cố gắng đe dọa chúng tôi bằng vũ khí hạt nhân nên hiểu rằng gió có thể đổi chiều".
Và phương Tây bắt đầu diễn giải câu nói này của Putin như là lời đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraina. Ngay sau khi Nga mở chiến dịch đặc biệt, phương Tây đã cáo buộc Mátxcơva đe dọa hạt nhân - mặc dù trong bài phát biểu vào ngày 24 tháng 2, ông Putin đề cập đến vũ khí hạt nhân như là một phương tiện răn đe, chỉ để phương Tây không sa chước cám dỗ can thiệp từ bên ngoài vào các sự kiện đang diễn ra.
Sau đó, Tổng thống Nga cảnh báo: "Bất kể ai cố gắng cản đường chúng tôi hay hơn thế nữa để tạo ra các mối đe dọa cho đất nước và người dân của chúng tôi, họ phải biết rằng, Nga sẽ phản ứng ngay lập tức và họ sẽ lãnh hậu quả chưa từng có trong lịch sử”.
Ngay từ đầu Mátxcơva đã cảnh báo phương Tây rằng Nga sẽ tự vệ bằng tất cả các phương tiện sẵn có - tất nhiên là bao gồm cả các phương tiện hạt nhân. Nhưng, kể từ đó liệu phương Tây có tiến xa theo con đường “tạo ra mối đe dọa” đối với Nga, tăng cường cung cấp vũ khí cho Ukraina? Đúng, nhưng, ông Putin đã cảnh báo không phải về những lô vũ khí, mà về sự tham gia trực tiếp của phương Tây vào cuộc xung đột ở phía Ukraina. Ví dụ, những nỗ lực của NATO đóng cửa không phận Ukraina với Nga hoặc những nỗ lực của Hải quân Mỹ phong tỏa các cảng biển của Nga. Tức là, Nga đã cảnh báo: không được vượt qua lằn ranh đỏ, và càng không được chuyển các hành động thù địch sang lãnh thổ của chúng tôi (ví dụ, bằng cách cung cấp vũ khí tầm xa).
Không có gì đáng ngạc nhiên khi lập trường của Nga đã bị bóp méo, dường như người Nga đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân. Trong suốt 7 tháng qua, chúng tôi đã nghe những đồn đoán về việc Mátxcơva sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật chính xác ở đâu và như thế nào - và điều này sẽ dẫn đến những hậu quả khủng khiếp nào. Rõ ràng là tất cả các phương tiện đều tốt trong việc “ác quỷ hóa” nước Nga, nhưng có một vấn đề lớn ở đây.
Bằng cách đe dọa mọi người bằng quả bom nguyên tử của Nga, bản thân Hoa Kỳ bắt đầu tin vào ý định của Nga sử dụng vũ khí hạt nhân. Không chỉ vì trong suốt thời gian qua, bản thân họ luôn thách thức lằn ranh đỏ của chúng tôi, tăng cường cung cấp vũ khí cho Ukraina và chuyển giao ngày càng nhiều vũ khí hạng nặng và tầm xa cho Ukraina, hứa hẹn sẽ giúp Ukraina giành chiến thắng. Có nghĩa là họ đe dọa Nga bằng cuộc chiến tranh ủy nhiệm tại Ukraina càng lâu càng tốt. Nhưng, bản thân Hoa Kỳ sẽ hành xử như thế nào trong tình huống này nếu họ ở vị trí của Nga? Tức là ở vị trí một quốc gia đang tiến hành các hoạt động quân sự gần biên giới của mình chống lại một kẻ thù được hỗ trợ bởi các cường quốc sở hữu sức mạnh kinh tế vượt trội gấp nhiều lần so với nó?
Không còn nghi ngờ gì rằng, trong trường hợp này Washington - sau một số cân nhắc - sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân. Để gây uy hiếp đối với kẻ thù, để đối phương hoảng loạn, mất tinh thần chiến đấu, để sau đó giành phần thắng trong cuộc chiến. Đây là lý do chính mà bản thân Hoa Kỳ bắt đầu tin rằng, Nga đã sẵn sàng cho một cuộc tấn công hạt nhân vào Ukraina - bởi vì họ xét theo cách tự đánh giá bản thân.
Chính khách Mỹ Jake Sullivan  - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.09.2022
Cố vấn của Biden, ông Sullivan nói Hoa Kỳ sẽ không can thiệp vào các sự kiện ở Nga
Thật vô ích khi giải thích rằng, Nga có điểm khác biệt căn bản so với Hoa Kỳ: nếu Mỹ có chiến tranh với Mexico, họ sẽ thờ ơ, vô cảm với tính mạng của người Mexico, nhưng, đối với người Nga ở cả hai bên trong cuộc chiến, con người và đất đai là quan trọng. Đương nhiên, Nga sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân trong điều kiện này. Nhưng không có ích gì khi giải thích điều này với Blinken và Sullivan.
Bởi vì Sullivan đã tuyên bố rằng, "Putin vẫn có ý định quét sạch người dân Ukraina, mà theo quan điểm của ông ta, quốc gia này không có quyền tồn tại", tức là Sullivan cố tình nói dối về các mục tiêu của Nga, nói dối về việc Nga đe dọa hạt nhân. Tuy nhiên, đối với mối đe dọa hạt nhân, có vẻ như giới lãnh đạo Washington bắt đầu tin vào những lời dối trá của chính mình.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала