Vì sao Mỹ mất ăn mất ngủ sợ mất ảnh hưởng ở Đài Bắc?

© AFP 2023 / STEPHEN SHAVEREo biển đài loan
Eo biển đài loan - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.09.2022
Đăng ký
Chỉ có kiên quyết ngăn chặn sự chia rẽ trên cơ sở luật pháp thì sự thống nhất hòa bình mới có cơ sở thực hiện, chỉ khi đất nước hoàn toàn thống nhất thì eo biển Đài Loan mới có hòa bình lâu dài thật sự.
Mọi ý đồ can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc sẽ bị nhân dân Trung Quốc kiên quyết phản đối, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố khi phát biểu trước Đại hội đồng LHQ. Ông nhấn mạnh, mọi hành động ngăn cản sự nghiệp thống nhất Trung Quốc sẽ bị bánh xe lịch sử nghiền nát.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đã truyền đạt ý tưởng này với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trong cuộc gặp mặt bên lề cuộc họp tại Đại hội đồng LHQ. Bộ trưởng Trung Quốc nhắc lại rằng, càng có nhiều lực lượng ly khai ở Đài Loan thì khả năng giải quyết vấn đề Đài Loan một cách hòa bình càng xa vời. Mới đây Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã cam kết hỗ trợ quân sự cho Đài Loan nếu hòn đảo này bị tấn công. Bắc Kinh nhắc nhở với phía Mỹ rằng, sự xói mòn chính sách "một Trung Quốc" sẽ dẫn đến hậu quả cực kỳ nghiêm trọng, rõ ràng là Bắc Kinh ám chỉ đến khả năng sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề Đài Loan.

Ba thông cáo chung Trung Quốc - Hoa Kỳ

Trung Quốc đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, cơ sở của mối quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ là ba thông cáo chung được ký kết vào cuối những năm 1970 - đầu những năm 1980. Theo các văn kiện này, Hoa Kỳ công nhận lập trường của Trung Quốc là có một Trung Quốc và Đài Loan là một phần của Trung Quốc. Ngoài ra, Mỹ công nhận chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là chính phủ hợp pháp duy nhất của Trung Quốc. Tức là, Washington cam kết không công nhận chủ quyền của Đài Loan và không có bất kỳ quan hệ chính thức hay quan hệ ngoại giao nào với chính quyền Đài Loan. Điều duy nhất mà các quan chức Đài Bắc nhận được từ Hoa Kỳ là “sáu bảo đảm”, cụ thể là cung cấp vũ khí cho Đài Loan. Tuy nhiên, Mỹ chưa bao giờ nói rõ về việc các loại vũ khí này sẽ được cung cấp trong bao lâu và với khối lượng bao nhiêu. Ngoài ra, Washington chưa bao giờ đưa ra bất kỳ lời hứa hay đảm bảo nào về việc hỗ trợ quân sự cho hòn đảo này.
Quân đội Hoa Kỳ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.09.2022
Mỹ sẵn sàng tấn công các kênh hậu cần của Trung Quốc khi "gây chiến" với Đài Loan
Chính sách này được gọi là “mơ hồ chiến lược” trong vấn đề Đài Loan. Các nhà chức trách Mỹ cho rằng, bằng cách này, một mặt, họ có thể cứu vãn thể diện của chính mình, mặt khác, không làm hỏng quan hệ với Bắc Kinh. Tuy nhiên, gần đây, các nhà lập pháp Mỹ đã tìm cách mang lại sự "rõ ràng" cho quan hệ với Đài Loan. Đạo luật Chính sách Đài Loan 2022 vừa được Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ thông qua, đề xuất hỗ trợ quân sự cho Đài Loan, hỗ trợ vùng lãnh thổ này tham gia các tổ chức quốc tế, tán thành các cuộc tiếp xúc chính thức giữa các chính trị gia Mỹ và đại diện của chính quyền Đài Loan.

Washington vi phạm nghiêm trọng những cam kết đã có

Bắc Kinh coi tất cả những điều này là sự vi phạm nghiêm trọng các cam kết về Đài Loan. Nếu chuyến thăm đầy khiêu khích của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi tới Đài Loan chỉ mang ý nghĩa tượng trưng, ​​thì “Đạo luật Chính sách Đài Loan – 2022” sẽ đánh dấu một sự thay đổi trong chính sách của Mỹ được quy định ở cấp độ lập pháp.
Sự xói mòn chính sách "một Trung Quốc" là một lằn ranh đỏ, và nếu Mỹ vượt qua lằn ranh đỏ này thì Bắc Kinh sẽ buộc phải đưa ra phản ứng cứng rắn. Trung Quốc sẽ bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình bằng mọi cách, - chuyên gia Shen Shishun, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Các vấn đề Quốc tế của Trung Quốc, cho biết trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.
Mới đây, khi được hỏi liệu các lực lượng Mỹ có bảo vệ đảo Đài Loan trong trường hợp xung đột xảy ra hay không, Tổng thống Biden đã trả lời:
“Có chứ, nếu quả thực có một cuộc tấn công từ trước tới nay chưa từng xảy ra".
Như tình hình ở Ukraina cho thấy, Hoa Kỳ tìm cách tham gia bằng cách này hay cách khác vào bất kỳ vấn đề nào ảnh hưởng tiêu cực đến các đối thủ địa chính trị của Mỹ. Tuy nhiên, trong trường hợp Ukraina, Mỹ chỉ cung cấp vũ khí và hỗ trợ tài chính chứ không bắt đầu sử dụng các lực lượng vũ trang của mình. Câu hỏi được đặt ra: tại sao Đài Loan lại trở thành một điểm xung đột trong quan hệ Mỹ - Trung?
Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.07.2022
Chuyên gia Hoa Kỳ chỉ ra sai lầm của Pelosi trong tình huống với chuyến bay đến Đài Loan
Ngoại trưởng Blinken đã đưa ra câu trả lời khi bình luận về kết quả cuộc hội đàm với ông Vương Nghị. Blinken giải thích rằng, Mỹ vẫn phụ thuộc nhiều vào chất bán dẫn của Đài Loan, bất chấp các chương trình hàng tỷ đô la do chính phủ phát triển để chuyển toàn bộ dây chuyền sản xuất chất bán dẫn đến Mỹ. Do đó, nếu Trung Quốc đại lục nắm quyền kiểm soát hòn đảo, thì trên thực tế, Hoa Kỳ sẽ bị cắt đứt nguồn cung cấp các thành phần điện tử quan trọng. Trong khi đó, chip sản xuất tại Đài Loan không chỉ cung cấp năng lượng cho iPhone và các thiết bị điện tử tiêu dùng khác, mà còn cả thiết bị quân sự.
Tình huống này mang tính nghịch lý: Hoa Kỳ và Trung Quốc đang trong tình trạng đối đầu địa chính trị và công nghệ gay gắt nhất, tuy nhiên hai cường quốc này lại phụ thuộc vào nhau trong các quy trình sản xuất chủ chốt. Ví dụ, nếu không có phần mềm tự động hoá thiết kế điện tử (EDA) của Mỹ thì không thể thiết kế một con chip hiện đại. Tuy nhiên, việc sản xuất hàng loạt chip EDA được thực hiện chủ yếu ở Đài Loan và Trung Quốc đại lục. Hơn nữa, việc đóng gói và kiểm tra chip – hai quy trình công nghệ quan trọng nhất - được thực hiện tại các doanh nghiệp ở Trung Quốc, thậm chí do các nhà thầu nước ngoài thực hiện. Việc chuyển giao các ngành này từ Trung Quốc sang các nước thứ ba kéo theo sự gia tăng chi phí. Hơn nữa, đối với các doanh nghiệp Mỹ, thị trường Trung Quốc có giá trị rất lớn do quy mô của nó.
Theo chuyên gia Shen Shishun, lợi ích kinh doanh không phải lúc nào cũng trùng khớp với thực tế chính trị.
Để khuyến khích các doanh nghiệp chuyển hoạt động sản xuất sang Hoa Kỳ, Washington hứa sẽ phân bổ 52 tỷ USD trợ cấp. Nhưng, Hoa Kỳ cấm doanh nghiệp nhận tài trợ từ “Quỹ CHIPS cho nước Mỹ” thực hiện các khoản đầu tư công nghệ cao mới tại Trung Quốc trong vòng ít nhất 10 năm. Cách tiếp cận như vậy, mặc dù hoàn toàn phi thị trường, vẫn có thể hoạt động. Thông qua hàng tỷ đô la trợ cấp, các nhà chức trách Hoa Kỳ có thể bù đắp cho các doanh nghiệp những chi phí có thể xảy ra.
Các cuộc tập trận quân sự ở Đài Loan - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.09.2022
Phải chăng Hoa Kỳ đang từ bỏ sự không rõ ràng có tính chiến lược về Đài Loan?
Mặt khác, việc sản xuất chất bán dẫn là một quá trình công nghệ cao, không phải lúc nào cũng có thể thiết lập từ đầu trong một thời gian ngắn. Ngay cả nhà thầu Đài Loan có năng lực cao TSMC đã không thể đảm bảo tiến độ ban đầu khi xây dựng nhà máy ở Arizona, mặc dù đã đầu tư hơn một chục tỷ đô la. Do đó, trong tương lai gần, Đài Loan sẽ là nền tảng mà vai trò lãnh đạo công nghệ của Mỹ dựa vào nó. Đài Loan rơi vào quỹ đạo kiểm soát chặt chẽ của Bắc Kinh là một cơn ác mộng đối với Washington.
Theo các nhà kinh doanh, tình huống này là một yếu tố làm trầm trọng thêm nguy cơ leo thang căng thẳng ở eo biển Đài Loan. Các tập đoàn tài chính toàn cầu như Societe Generale SA, JPMorgan Chase & Co. và UBS Group AG đang xem xét lại đánh giá rủi ro khi kinh doanh tại Trung Quốc. Trong khi đó, các công ty bảo hiểm toàn cầu không còn ký các hợp đồng bảo hiểm mới với các công ty đầu tư vào Trung Quốc đại lục và Đài Loan, và rủi ro chính trị đã khiến phí bảo hiểm tăng thêm hơn 60%.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала