Việt Nam là đối tác quan trọng của Đức trong khu vực Đông Nam Á

© Ảnh : TTXVN - Trần Mạnh HùngHoạt động của Bộ trưởng Ngoại giao trong chuyến thăm chính thức Đức
Hoạt động của Bộ trưởng Ngoại giao trong chuyến thăm chính thức Đức - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.09.2022
Đăng ký
Các lãnh đạo Đức khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng của nước này ở khu vực Đông Nam Á và châu Á-Thái Bình Dương, đồng thời cho biết rất ấn tượng về thành tích phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam hậu Covid-19.
Hai bên nhất trí về việc còn nhiều tiềm năng, dư địa để đẩy mạnh hợp tác trong những lĩnh vực mà Đức có thế mạnh như khoa học-công nghệ, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, đào tạo nghề,…

Việt Nam đánh giá cao quan hệ với Đức

Từ ngày 26 đến 27/9, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có chuyến thăm chính thức CHLB Đức theo lời mời của Ngoại trưởng Annalena Baerbock.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã hội đàm với người đồng cấp Annalena Baerbockm, chào xã giao Tổng thống Frank-Walter Steinmeier và gặp gỡ một số quan chức cấp cao của Đức.
Tại các buổi gặp gỡ, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh Việt Nam luôn coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược với CHLB Đức, đồng thời bày tỏ vui mừng với sự phát triển tốt đẹp của mối quan hệ hợp tác hai nước trên các lĩnh vực.
Bộ trưởng cảm ơn Chính phủ, nhân dân Đức đã ủng hộ, hỗ trợ số lượng lớn vaccine phòng Covid-19 và các trang thiết bị y tế cho Việt Nam, qua đó giúp Việt Nam sớm kiểm soát dịch bệnh Covid-19, mở cửa phục hồi kinh tế-xã hội.
Bộ trưởng mong muốn hai bên tiếp tục triển khai hiệu quả Hiệp định thương mại tự do Việt Nam–EU (EVFTA), đề nghị Quốc hội Đức sớm hoàn tất phê chuẩn Hiệp định EVIPA. Đồng thời, đề nghị Chính phủ Đức ủng hộ việc Ủy ban châu Âu (EC) sớm gỡ thẻ vàng đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư-kinh doanh và thương mại giữa hai nước.
Tại các buổi gặp gỡ, hai bên nhất trí thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực mới như ứng phó với biến đổi khí hậu, năng lượng tái tạo... để làm sâu sắc nội hàm Đối tác chiến lược, góp phần thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các cam kết tại COP26, cùng đóng góp vào việc giải quyết các vấn đề toàn cầu.
© Ảnh : TTXVN - Trần Mạnh HùngHoạt động của Bộ trưởng Ngoại giao trong chuyến thăm chính thức Đức
Hoạt động của Bộ trưởng Ngoại giao trong chuyến thăm chính thức Đức - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.09.2022
Hoạt động của Bộ trưởng Ngoại giao trong chuyến thăm chính thức Đức

Còn nhiều dư địa phát triển quan hệ

Các lãnh đạo của Đức cũng khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng của nước này ở khu vực Đông Nam Á và châu Á-Thái Bình Dương, cho biết rất ấn tượng về thành tích phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam trong bối cảnh hậu Covid-19.
Phía Đức cũng bày tỏ vui mừng trước sự phát triển tích cực trong quan hệ hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực, đồng thời một lần nữa cảm ơn Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã hỗ trợ khẩu trang từ khi dịch bệnh mới bùng phát năm 2020.
Về phần mình, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier đã nhắc lại kỷ niệm những chuyến thăm Việt Nam trước đây của ông trên cương vị Ngoại trưởng Đức. Ông cũng trân trọng gửi lời thăm hỏi đến Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo cấp cao Việt Nam, cũng như bày tỏ mong muốn sớm thăm Việt Nam.
Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier và Chủ tịch Hội đồng liên bang Đức Bodo Ramelow nhấn mạnh, hai bên còn nhiều tiềm năng, dư địa để đẩy mạnh hợp tác về đầu tư, thương mại và trong các lĩnh vực mà Đức có thế mạnh như khoa học-công nghệ, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, đào tạo nghề và lao động, hợp tác giữa các địa phương.
Hai bên cũng thảo luận về một số vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, nhất trí tiếp tục phối hợp hiệu quả và ủng hộ lẫn nhau tại các tổ chức và diễn đàn đa phương, đẩy mạnh hợp tác ASEAN-EU.
Về Biển Đông, hai bên thống nhất quan điểm bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, hợp tác và phát triển ở khu vực, giải quyết bất đồng bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn bày tỏ cảm ơn Chính phủ và nhân dân Đức đã quan tâm, ủng hộ cộng đồng người Việt Nam tại Đức, mong muốn Đức tiếp tục tạo điều kiện để cộng đồng người Việt Nam tại Đức hội nhập hơn nữa, đóng góp vào sự đa dạng và phát triển của kinh tế-xã hội Đức, trở thành nhịp cầu giữa hai dân tộc.
Việt Nam và Đức đặt quan hệ ngoại giao ngày 23/9/1975. Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong Liên minh châu Âu (EU). Trong 7 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương hai nước đạt gần 7,3 tỷ USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2021.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.09.2022
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam đi Đức: Có gì trong 24 tiếng ở Berlin của ông Bùi Thanh Sơn?
Trong số hơn 140 nước, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, Đức là nhà đầu tư lớn thứ 17, với tổng vốn FDI đăng ký tới tháng 1/2022 đạt 2,3 tỷ USD.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Đức ở Đông Nam Á và bạn hàng lớn thứ 6 của Đức ở châu Á. Hiện nay, có hơn 7.000 sinh viên Việt Nam đang sinh sống, học tập tại Đức.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала